Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội thực hiện đồng bộ các hoạt động mô hình về nâng cao chất lượng dân số

Chủ nhật, 19:51 11/07/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Tại Hà Nội, phụ nữ và trẻ em gái luôn được quan tâm đặc biệt. Hàng năm, 30/30 quận, huyện, thị xã tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ KHHGĐ và nâng cao chất lượng dân số cho chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; tuyên truyền, tư vấn, vận động chị em phụ nữ thực hiện các biện pháp tránh thai; duy trì và phát triển mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên.

Nhiều hoạt động, mô hình hiệu quả

Hà Nội là thành phố đông dân thứ hai của cả nước và có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Mật độ dân số của thành phố Hà Nội là 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với mật độ dân số cả nước. 

Toàn Thành phố đã đạt mức sinh thay thế (số con bình quân/một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ - TFR là 2,1 con, tỷ suất sinh thô giảm hàng năm, tuy nhiên tỷ lệ này chưa bền vững, đặc biệt mức sinh ở 18 huyện/thị xã còn cao). Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên tuy có giảm so với mỗi năm nhưng chưa bền vững. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm ở mức cao (theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019: bình quân 2,22%/năm, mỗi năm tăng khoảng 160.000 người - tương đương dân số của 01 huyện), tạo ra áp lực lớn cho kinh tế - xã hội Thủ đô.

Hà Nội thực hiện đồng bộ các hoạt động mô hình về nâng cao chất lượng dân số - Ảnh 1.

Hà Nội là thành phố có số dân và mật độ dân số cao thứ hai trên cả nước, tạo ra nhiều áp lực lớn cho kinh tế - xã hội của Thủ đô. Ảnh: T.L


Thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về công tác dân số trong tình hình mới, thành phố Hà Nội đã ban hành các Kế hoạch số 74-KH/TU về việc thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới; Kế hoạch số 208/KH-UBND ngày 14/11/2016 của UBND về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2025; Kế hoạch số 93/KH-UBND về việc triển khai thực hiện "Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025" trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025; Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 28/8/2018 của UBND thành phố Hà Nội về việc phát triển thể lực, tầm vóc người Hà Nội đến năm 2030..., với mục đích không ngừng nâng cao chất lượng công tác về dân số, cũng như tích cực hưởng ứng các phong trào, hoạt động đối với Ngày Dân số thế giới hàng năm một cách sâu rộng, hiệu quả.

Thành phố cũng đã phê duyệt và triển khai thực hiện đồng bộ các đề án, chương trình, kế hoạch, hoạt động mô hình về nâng cao chất lượng dân số ở 30/30 quận, huyện, thị xã; 579/579 xã, phường, thị trấn đã mang lại kết quả rõ rệt, chất lượng dân số từng bước được nâng cao.

Cụ thể, năm 2020 công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình Hà Nội đã đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tạo cơ sở để hoàn thành chỉ tiêu giai đoạn 05 năm (2016-2020). Số sinh toàn Thành phố năm 2020 là 121.639 trẻ, tỷ suất sinh đạt 14,75‰, giảm 0,25‰ so với năm 2019 (vượt chỉ tiêu giao). Số sinh con thứ ba trở lên là 8.382 trẻ, đạt tỷ lệ 6,89%, tăng 0,39% so với năm 2019. Tỷ số giới tính khi sinh là 113 trẻ trai/100 trẻ gái. Tỷ lệ sàng lọc trước sinh năm 2020 đạt 85,0% (vượt chỉ tiêu được giao). Trong đó, siêu âm hội chẩn 4.176 ca, chọc ối làm NST 768 ca, đình chỉ thai nghén 275 ca. Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh năm 2020 đạt 85,0%. Trong đó, phát hiện 1.015 trường hợp nghi ngờ thiếu men G6PD, 46 trường hợp suy giáp trạng bẩm sinh. Đặc biệt, kết quả trong sáu tháng đầu năm 2021, số sinh: có 46.727 trẻ (giảm 1.948 trẻ so với cùng kỳ); số sinh con thứ ba trở lên là 3.476 trẻ (giảm 207 trẻ so với cùng kỳ). Tỷ số giới tính khi sinh 113,3/100. Tỷ lệ sàng lọc trước sinh: 83,88%, sàng lọc sơ sinh: 84,85%. Số người mới áp dụng biện pháp tránh thai: 399.170 người (đạt 105,1%) .

Duy trì, nhân rộng các mô hình tư vấn, chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Hiện nay, có nhiều mô hình được duy trì và nhân rộng tại các địa bàn trên toàn Thành phố, như mô hình can thiệp truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình tới vùng dân cư đặc thù; mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân và mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên… 

Hàng năm, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội đã phối hợp với Hội Kế hoạch hóa gia đình để tổ chức các buổi truyền thông kiến thức sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) cho các đối tượng là phụ nữ qua tuổi mãn kinh, nam giới, vị thành niên, thanh niên,..; phối hợp với Thành đoàn Hà Nội tổ chức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ và các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho các đoàn viên thanh niên,…; phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động ở các địa phương để truyền thông chính sách dân số - KHHGĐ, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ, bình đẳng giới cho cán bộ trong hệ thống và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ…

Hà Nội thực hiện đồng bộ các hoạt động mô hình về nâng cao chất lượng dân số - Ảnh 2.

Trẻ vị thành niên là đối tượng cần được quan tâm tư vấn, chăm sóc sức khoẻ sinh sản để phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Ảnh: T.L

Ngày Dân số thế giới 11/7 là sự kiện thường niên diễn ra hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức của toàn thế giới về các vấn đề dân số toàn cầu; là dịp để nhân loại tự hào về những thành tựu trong lĩnh vực dân số, chăm sóc sức khoẻ, bình đẳng giới, bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống, nâng cao chất lượng dân số và tuổi thọ của người dân, góp phần phát triển đất nước.

Kỷ niệm Ngày Dân số thế giới năm 2021, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đã kêu gọi ưu tiên sức khỏe sinh sản và quyền sinh sản cho mọi người thông qua việc tiếp cận thông tin và dịch vụ trước sự thay đổi về mức sinh và nhân khẩu học. Theo khuyến cáo của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc, trong giai đoạn hiện nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, những gián đoạn trong cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản lại càng trở nên trầm trọng hơn khi các dịch vụ này bị coi là không thiết yếu.

Tuy nhiên, tại Hà Nội, phụ nữ và trẻ em gái luôn được quan tâm đặc biệt. Hàng năm, 30/30 quận, huyện, thị xã tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ KHHGĐ và nâng cao chất lượng dân số cho chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; tuyên truyền, tư vấn, vận động chị em phụ nữ thực hiện các biện pháp tránh thai, thực hiện chăm sóc sức khỏe sinh sản nhằm bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; duy trì và phát triển mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên. 

Đồng thời, Hà Nội tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác dân số; tổ chức học tập, quán triệt và phổ biến nội dung các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về công tác dân số trong tình hình mới đến toàn hệ thống chính trị cơ sở và mọi tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội về chuyển trọng tâm chính sách dân số từ KHHGĐ sang dân số và phát triển; giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Nâng cao chất lượng dân số, đưa tỷ số giới tính khi sinh dần về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý, góp phần phát triển Thành phố Hà Nội nhanh và bền vững.

Hồng Đỗ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Top