Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Mô hình hợp tình, hợp lý

Thứ năm, 14:30 25/07/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Sau khi Thông tư 05/2008/TT-BYT được ban hành, từ lúc chỉ có 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Gia Lai và Quảng Trị thành lập Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND cấp huyện, đến nay đã có thêm một số tỉnh, thành phố như Bình Phước, Đà Nẵng, Thái Bình, Phú Thọ, Hải Dương, Hà Tĩnh, đã chuyển đổi sang mô hình quản lý Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.

Mới đây nhất, ngày 27/6/2013, UBND tỉnh Bắc Giang đã có Quyết định về việc chuyển Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND cấp huyện quản lý.
 
Nhu cầu từ thực tiễn

Việc các tỉnh đang có nhu cầu và chuyển sang mô hình nói trên cho thấy rõ một xu hướng xuất phát từ thực tế tình hình thực hiện công tác DS-KHHGĐ ở cơ sở.

Ông Lương Thế Khanh – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết: Trong 6 tháng đầu năm, một số tỉnh thấy mô hình tổ chức cấp huyện và xã như Thông tư 05/2008/TT-BYT có những bất cập đã đề nghị Tổng cục có ý kiến với địa phương, Tổng cục có văn bản gửi hướng dẫn để chuyển Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện và chuyển cán bộ DS-KHHGĐ xã về Trung tâm DS-KHHGĐ huyện quản lý, biệt phái làm việc tại UBND xã. Trong số 50 tỉnh giao chỉ tiêu biên chế làm công tác DS-KHHGĐ cho xã, cả 9 tỉnh nói trên đã thực hiện mô hình viên chức DS-KHHGĐ xã thuộc Trung tâm DS-KHHGĐ quản lý.
 
Đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Mô hình hợp tình, hợp lý 1

Công tác DS-KHHGĐ mang tính xã hội hóa cao, cần có sự chỉ đạo của UBND huyện và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị địa phương. Ảnh: Hà Thư.

 
Trong năm 2013 này, tính đến nay có thêm 2 tỉnh là Phú Thọ và Bắc Giang chuyển sang mô hình này. Ngày 24/4/2013, tỉnh Phú Thọ đã có Quyết định về việc bàn giao Trung tâm DS-KHHGĐ từ Chi cục DS-KHHGĐ thuộc Sở Y tế về UBND cấp huyện quản lý đến nay đã hoàn chỉnh việc chuyển mô hình quản lý cấp huyện và xã. Ngày 27/6/2013, UBND tỉnh Bắc Giang có Quyết định về việc chuyển Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ, thuộc Sở Y tế về trực thuộc UBND cấp huyện quản lý. Theo ông Đặng Văn Tý - Trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp, Chi cục DS-KHHGĐ Bắc Giang, Sở Y tế thành lập các đoàn công tác thực hiện hoạt động bàn giao các Trung tâm DS-KHHGĐ với UBND các huyện, thành phố xong trước ngày 7/8/2013 và báo cáo kết quả bàn giao về UBND tỉnh, Bộ Y tế xong trước ngày 10/8/2013. 
 
Hiện nay, có thêm Quảng Ninh cũng đang trình UBND tỉnh thực hiện mô hình này.

Như vậy, cho đến nay có 10 tỉnh, thành phố là Phú Thọ, Hà Nội, Hải Dương, Gia Lai, Bình Phước, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Thái Bình, Quảng Trị và Bắc Giang đã thực hiện việc chuyển đổi mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND huyện và đi vào hoạt động ổn định. Chia sẻ về vấn đề này, tại Hội nghị chuyên đề về công tác DS-KHHGĐ năm 2013 vừa diễn ra trong hai ngày 22-23/7, ông Nguyễn Khắc Bình – Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Phú Thọ cho biết: Từ thực tế của những khó khăn, vướng mắc trong công tác DS-KHHGĐ ở cơ sở, Chi cục DS-KHHGĐ đã tham mưu Sở Y tế trình lãnh đạo UBND tỉnh mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND tỉnh và đã được tỉnh đồng ý, ra quyết định triển khai ngay.

Các Trung tâm DS-KHHGĐ của Phú Thọ đã được chuyển về UBND huyện quản lý, cán bộ chuyên trách dân số đã chuyển từ Trạm Y tế xã sang trực thuộc Trung tâm DS-KHHGĐ, biệt phái làm việc tại xã dưới sự quản lý của UBND xã. Ông Bình cũng cho biết, các huyện rất quan tâm khi chuyển Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc, vị thế cán bộ dân số của Trung tâm đã được nâng lên – tất cả các cuộc họp liên quan đến các ngành tại địa phương đều có sự tham gia của Trung tâm DS-KHHGĐ.

Cùng chia sẻ về tổ chức bộ máy ở địa phương, lãnh đạo một số Chi cục DS-KHHGĐ cũng bày tỏ  mong muốn bộ máy tổ chức được ổn định và có được sự thuận lợi như các tỉnh đã triển khai mô hình trên.

Đối với một số tỉnh như Hà Nam, Sơn La, Lào Cai… hiện tổ chức bộ máy đã thực hiện theo Thông tư 05 và hoạt động đã ổn định, thuận lợi, không gặp phải những khó khăn bất cập như nhiều tỉnh khác, TS Dương Quốc Trọng – Tổng cục DS-KHHGĐ cho rằng: Mô hình nào phù hợp với địa phương và phát huy hiệu quả nhất thì thực hiện mô hình đó. Trong quá triển khai công tác DS-KHHGĐ, nếu có những khó khăn, bất cập cần có sự chuyển đổi và nhận được sự ủng hộ cao của lãnh đạo UBND các cấp trong việc mong muốn được nhận và quản lý Trung tâm DS-KHHGĐ tuyến huyện như 9 tỉnh nói trên, Tổng cục DS-KHHGĐ rất tán thành.

Sự quản lý toàn diện và phù hợp

Việc để Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ theo ý kiến của lãnh đạo các Chi cục thì rất thuận lợi về việc chỉ đạo chuyên môn. Tuy nhiên, chính lãnh đạo các Chi cục cũng cho rằng, việc để Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện là tốt nhất vì công tác DS-KHHGĐ mang tính xã hội hóa cao, cần có sự chỉ đạo của UBND huyện và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị địa phương.

Theo khảo sát với gần 9.000 phiếu của Tổng cục DS-KHHGĐ về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ ở tuyến huyện, tuyến xã. Đa số những người đang trực tiếp quản lý, chỉ đạo cán bộ DS-KHHGĐ ở xã (92,1% Chi cục trưởng và 90,1% Giám đốc Trung tâm) mong muốn chuyển cán bộ này thành viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ làm việc tại UBND xã.

Xác định vai trò quan trọng của công tác dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có tới 81% ý kiến cho rằng mô hình này là thuận lợi. Trong đó, 96% cho rằng rất thuận lợi cho vấn đề phối hợp với các ban, ngành và 94% cho rằng thuận lợi cho việc lồng ghép các hoạt động DS-KHHGĐ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện. Đặc biệt, các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh và UBND huyện rất mong muốn và sẵn sàng tiếp nhận Trung tâm DS-KHHGĐ về để công tác lãnh đạo, chỉ đạo được hiệu quả hơn. Điều này đã thể hiện ý thức, trách nhiệm rất cao của lãnh đạo UBND các huyện trong việc đóng góp ý kiến về việc xây dựng tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ ở cơ sở.

Gần đây nhất, bà Cao Thị Hải – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh Thái Bình cho biết: Sau khi Sở Y tế, Sở Nội vụ có Tờ trình gửi UBND tỉnh về việc chuyển Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND huyện, thành phố quản lý, lãnh đạo tỉnh Thái Bình đã khẩn trương họp bàn lấy ý kiến từ các ban, ngành trong tỉnh.

“Chúng tôi thấy việc chuyển Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND huyện, thành phố quản lý sẽ phát huy hết năng lực trong công tác tham mưu, phối hợp giữa Trung tâm DS-KHHGĐ với các ban, ngành, đoàn thể cũng như UBND các xã, phường, thị trấn. Đây là mô hình hay, rất nên nhân rộng”, bà Hải nhấn mạnh.

Hà Anh

vietha
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Top