Hà Nội
23°C / 22-25°C

Điều gì sẽ xảy ra với Việt Nam vào năm 2038?

Thứ hai, 16:03 22/07/2019 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Nếu không có các biện pháp ứng phó kịp thời, Việt Nam sẽ rơi vào viễn cảnh “chưa giàu đã già” và gây sức ép rất lớn đến hệ thống y tế, cơ sở hạ tầng và hệ thống an sinh xã hội của nước ta.

Theo kết quả sơ bộ Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy, hiện nay, nước ta có 96,2 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân hằng năm giai đoạn 2009 – 2019 là 1,14%, nghĩa là bình quân mỗi năm Việt Nam tăng khoảng một triệu dân.

Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cho biết, cơ cấu dân số nước ta đang thay đổi tích cực, số lượng và tỷ trọng dân số phụ thuộc giảm, dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh. Nước ta bắt đầu bước vào thời kỳ dân số vàng từ năm 2007 và dự báo đạt đỉnh vào năm 2020.

Theo các chuyên gia, Việt Nam là quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Ảnh minh họa

Theo ông Nguyễn Doãn Tú, Việt Nam cũng bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Theo dự báo của các nhà nhân khẩu học, đến năm 2038, nhóm dân số trên 60 tuổi ở nước ta khoảng 21 triệu người, chiếm hơn 20% tổng dân số.

Đến năm 2049, tại Việt Nam, cứ 4 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên (khoảng 27 triệu người). Cũng theo dự báo này, từ năm 2038, dân số trong độ tuổi lao động bắt đầu giảm và sự biến động dân số này sẽ tác động bất lợi đến sự phát triển kinh tế xã hội nếu không có chính sách thích ứng phù hợp.

Vì sao Việt Nam có tốc độ già hóa "phi mã"?

Các chuyên gia nhận định, có hai yếu tố chính dẫn đến tốc độ già hóa dân số diễn ra nhanh chóng tại Việt Nam.

Thứ nhất, trong những năm qua, kinh tế nước ta đã có những bước phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện kéo theo tuổi thọ trung bình của người dân cũng tăng lên và tăng nhanh hơn so với mặt bằng chung của thế giới.

Thống kê cho thấy, tuổi thọ trung bình của nước ta tăng từ 65,5 tuổi năm 1993 lên 73,5 tuổi năm 2018, cao hơn các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người.

Thứ hai, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong chương trình DS-KHHGĐ, trong đó, đáng chú ý là mức sinh giảm rõ rệt, tỷ lệ trẻ em sinh ra thấp trong khi tỷ trọng người cao tuổi (NCT) ngày càng tăng.

Xây dựng xã hội thích ứng với già hóa dân số cần được coi là vấn đề ưu tiên trong chiến lược phát triển của đất nước. Ảnh TL

Xây dựng xã hội thích ứng với già hóa dân số cần được coi là vấn đề ưu tiên trong chiến lược phát triển của đất nước. Ảnh TL

Nếu như các nền kinh tế phát triển mất vài thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ để chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn dân số già thì Việt Nam chỉ mất từ 15 đến 18 năm. Hay nói cách khác, hơn một thập niên nữa, người già Việt Nam sẽ đứng top đầu trên thế giới.

Viễn cảnh cho Việt Nam trong hơn một thập niên tới

Bà Astrid Bant, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho biết, sự chuyển đổi nhân khẩu học do già hóa dân số đang và sẽ tạo ra những tác động rất lớn đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc như sự tăng trưởng kinh tế; lao động việc làm; chăm sóc y tế; an sinh xã hội; sự chuyển dịch các dòng di cư; thiết kế hạ tầng...

Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, NCT đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Chẳng hạn, tỷ lệ NCT thuộc hộ nghèo cao (22,4% năm 2016); số lượng NCT có lương hưu, bảo hiểm, trợ cấp xã hội thấp cả về độ bao phủ và mức hưởng.

Bên cạnh đó, hiện nay, khoảng 70% NCT Việt Nam sống ở nông thôn là nông dân và làm nông nghiệp; trên 70% NCT không có tích lũy vật chất và chỉ có chưa đầy 30% NCT sống bằng lương hưu hay trợ cấp xã hội.

Hơn nữa, theo các chuyên gia lão khoa, đa phần NCT phải đối mặt với gánh nặng "bệnh tật kép", chủ yếu là các bệnh mãn tính không lây nhiễm như: Đái tháo đường, đột quỵ, tắc nghẽn mạch phổi, thoái hóa khớp, sa sút trí tuệ… phải điều trị suốt đời.

Thế nhưng, có một thực tế là khoảng 30% NCT tại Việt Nam không có bất cứ loại bảo hiểm y tế nào, đồng nghĩa với việc 70% NCT sẽ phải tự chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình, trong khi giá các dịch vụ đang ngày một tăng.

Ngoài ra, NCT vẫn còn bị phân biệt đối xử, hạn chế trong tiếp cận thông tin, dịch vụ tài chính, cơ hội tập huấn, đào tạo nghề, việc làm. Phần lớn NCT vẫn đang làm việc nhưng chủ yếu là những công việc không được trả công…

Chính vì vậy, nếu không có các biện pháp ứng phó kịp thời, Việt Nam sẽ rơi vào viễn cảnh "chưa giàu đã già" và gây sức ép rất lớn đến hệ thống y tế, cơ sở hạ tầng và hệ thống an sinh xã hội của nước ta.

Để xây dựng xã hội thích ứng với già hóa dân số, theo các nhà nhân khẩu học, trước hết cần thay đổi nhận thức của người dân về NCT, nghĩa là NCT không phải là gánh nặng mà một nguồn lực của gia đình, cộng đồng.

Theo đó, già hóa dân số vừa là thách thức nhưng cũng đem lại những cơ hội không nhỏ đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Hơn hết, thích ứng với già hóa dân số cần được coi là một vấn đề ưu tiên và đòi hỏi phải có các biện pháp kịp thời để chuẩn bị cho xã hội già hóa trong tương lai không xa.

Mai Thùy

Mai Thùy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top