Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô giáo nhiễm HIV và 15 năm không đầu hàng số phận

Thứ ba, 08:26 01/12/2015 | Dân số và phát triển

Lần lượt mất con, chồng và em trai ruột vì căn bệnh thế kỷ và bản thân bàng hoàng phát hiện cũng nhiễm bệnh, cô giáo Nguyễn Thị Hoàn vẫn mạnh mẽ sống tiếp để “trả nợ người”.

AIDS không phải là hết

- Quay lại thời gian cách đây gần 15 năm, khi chịu ánh mắt kỳ thị của người đời, điều gì đã giúp chị mạnh mẽ vượt qua và chống chọi với bệnh tật?

- Tôi đã trải qua cảm giác mất người thân khi lần lượt con, chồng và em trai ruột ra đi vì H, hơn ai hết, tôi cảm nhận được nỗi đau và sự thương xót tột cùng. Tôi không muốn bố mẹ phải sớm chịu đựng điều đó, trong khi mình còn nợ người rất nhiều. Mấy mét vuông đất đâu thể chôn hết được, chết có mang hết nợ đi đâu. Lúc ấy tôi nghĩ, bây giờ mất một coi như mất hai, ba, cuối cùng, bố mẹ vẫn là người khổ tâm nhất. Sự động viên của gia đình và cảm thông của đồng nghiệp đã vực tôi dậy.

Nhiều người khi phát hiện lây nhiễm H, suy nghĩ đầu tiên là tìm đến cái chết, như vậy, chính họ đang kỳ thị và tách mình khỏi cộng đồng trước. Ngay cả khi nhiễm H, con người vẫn có giá trị, tại sao lại lãng phí? Người ta vẫn nói, AIDS không phải là hết, quan trọng là bạn phải đối diện và chiến đấu với nó.

Khi dương tính với H và được điều trị ARV, bệnh nhân vẫn có thể sống đến cuối đời và ra đi vì các bệnh tuổi già. Vấn đề nằm ở cách nhìn nhận của người nhiễm H, mọi người xung quanh, cũng như cách họ trở lại cộng đồng, hoà nhập và đóng góp cho xã hội.​

 

Cô giáo Nguyễn Thị Hoàn hiện giảng dạy bộ môn Ngữ Văn tại Trường THPT Mỏ Trạng. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

- So với những ngày đầu, rào cản ngăn cách chị với mọi người xung quanh, đặc biệt là phụ huynh và học sinh đã thay đổi thế nào?

- Tôi may mắn vì chưa bao giờ vấp phải sự phản đối trực tiếp của phụ huynh, học sinh hay nhà trường ngay từ những ngày đầu. Dù cho trước đây, sự hiểu biết của người dân về H thì ít mà sự kỳ thị thì có thừa.

Bản thân không phải người hay nói hay lên tiếng để có thêm sự đồng cảm nên tôi chọn cách lặng lẽ, kiên trì cống hiến cho công việc, dạy dỗ các em học sinh nên người.

Cũng sẽ có ý kiến này kia về sức khoẻ của tôi nhưng là giáo viên chủ nhiệm, tôi thường xuyên tiếp xúc với phụ huynh và may mắn, họ đều là những người chân thành, tin tưởng. Một phần nữa là nhờ các em học sinh yêu mến, thích thú trước phương pháp giảng dạy và đạt thành tích cao trong học tập nên các bậc làm cha, mẹ cũng yên tâm.

 

Virus H trong cơ thể đã được kiểm soát

- Hiện tại, bệnh tình của chị thế nào?

- Kể từ năm 2007 tới nay, tôi sử dụng thuốc ARV với nhiều phác đồ khác nhau. Mỗi ngày, tôi uống 1 viên thuốc vào buổi tối. Tình trạng sức khoẻ ổn định, ít ốm vặt. Mới đây, tôi nhận được kết quả xét nghiệm âm tính, tức là lượng virus H được kiểm soát, không còn gia tăng. Đây là dấu hiệu đáng mừng và nâng mức chỉ số an toàn của sức khoẻ lên cao.

- ARV có nhiều tác dụng phụ đối với người dùng thuốc. Chị đối mặt với vấn đề này ra sao?

- Một số người uống thuốc sẽ có phản ứng phụ. Bác sĩ cũng dặn, mỗi lần đổi phác đồ, bệnh nhân có thể bị đau đầu, buồn nôn, ngủ mơ ác mộng. Tuy nhiên, tôi chỉ bị chóng mặt dạng nhẹ. Một điều may mắn khác là tôi được dùng thuốc miễn phí, nếu không có dự án tài trợ, mỗi tháng, sẽ mất khoảng 1 đến 1,5 triệu đồng tiền thuốc.

- Chị điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thế nào để tăng sức đề kháng, chống chọi với bệnh tật?

- Dù là người có bệnh hay không đều phải quan tâm tới chế độ ăn uống và sinh hoạt. Bản thân tôi luôn có thực đơn dinh dưỡng cân bằng, đủ chất, tập thể dục và giữ lối sống lành mạnh, tinh thần lạc quan và suy nghĩ tích cực. Đồng thời, tôi chú ý tới việc bảo vệ những người xung quanh khỏi nguy cơ lây nhiễm.

Hiện, tôi vẫn đủ sức khoẻ để tiếp tục công việc giảng dạy và chủ nhiệm. Buổi sáng, tôi dạy 4 ca/tuần, chiều 2 ca/tuần, tối sẽ tranh thủ soạn giáo án, chấm bài vở và lên kế hoạch sinh hoạt cho lớp. Dù công việc bận rộn nhưng tôi không bao giờ làm việc quá sức hay để cơ thể bị đuối.

- Mới đây, có thông tin một nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu ra liệu pháp tự nhiên có thể chống lại virus HIV. Trước thông tin này, cảm xúc và suy nghĩ của chị thế nào?

- Bản thân tôi nói riêng và những người có H nói chung rất vui mừng trước thông tin trên. Chúng tôi có thêm hy vọng và chờ đợi để sống, niềm tin lại được nhóm lên thêm lần nữa. Tôi mong trong tương lai gần, thế giới sẽ đánh bại căn bệnh thế kỷ. Chúng ta là người chiến thắng, mà chiến thắng thì vui, hạnh phúc và tự hào. ​

 

 

 

Sinh ra và lớn lên tại Bắc Giang, năm 2000, Nguyễn Thị Hoàn tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu và được phân công giảng dạy ở trường THPT Mỏ Trạng.

Tại đây, cô nên duyên với người bạn học cùng cấp 3. Trước khi cưới, có nhiều lời đồn hôn phu dương tính với ma tuý nhưng vì tình yêu và trái tim yếu mềm của người phụ nữ, cô hoàn toàn tin tưởng để rồi lần lượt mất đi đứa con mới lọt lòng và người chồng vì căn bệnh thế kỷ, còn bản thân cũng mang trong mình virus HIV.

Trải qua nhiều nỗi đau, chịu đựng sự kỳ thị của bộ phận những người chưa hiểu về căn bệnh, cô Hoàn mạnh mẽ, kiên trì để sống tiếp, làm trọn bổn phận của một người con hiếu thảo.

Gần 15 năm sống cùng HIV, cô Hoàn luôn dẫn đầu trong công tác giảng dạy của trường và giành các danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở... Các đội học sinh giỏi do cô hướng dẫn liên tục đoạt giải cao.

Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Vợ mới sinh, nam thanh niên ‘ra ngoài giải tỏa’: Bác sĩ vừa khám vừa thốt lên "Tôi cũng ạ cậu"

Vợ mới sinh, nam thanh niên ‘ra ngoài giải tỏa’: Bác sĩ vừa khám vừa thốt lên "Tôi cũng ạ cậu"

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sau khi xuất hiện nhiều nốt lạ ở vùng kín, nam thanh niên đi khám và phát hiện mắc sùi mào gà.

Khi nào nên thử thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn?

Khi nào nên thử thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nếu gần đây có quan hệ tình dục không an toàn, chị em nên thử thai khi nào là chính xác nhất? Nhiều người thử thai quá sớm, điều này có cần thiết không?

Nghệ An phát động Chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ

Nghệ An phát động Chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Sáng 13/3, Ban Chỉ đạo công tác Dân số và phát triển tỉnh Nghệ An phối hợp UBND huyện Kỳ Sơn tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ Chăm sóc sức khoẻ sinh sản/Kế hoạch hoá gia đình và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

5 điều quan trọng về vaccine HPV ai cũng nên biết

5 điều quan trọng về vaccine HPV ai cũng nên biết

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Vaccine HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2006. Vaccine HPV an toàn, hiệu quả và bảo vệ chống lại virus u nhú ở người, loại virus gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục và góp phần hình thành các tế bào bất thường có thể dẫn đến ung thư.

Ưu và nhược điểm của 11 loại bao cao su phổ biến

Ưu và nhược điểm của 11 loại bao cao su phổ biến

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Có rất nhiều loại bao cao su với các hình dạng, màu sắc và kích cỡ khác nhau.Tuy nhiên, mỗi loại bao cao su đều có ưu và nhược điểm. Tham khảo lựa chọn tốt nhất cho bạn và đối tác.

Tuổi tiền mãn kinh nên sử dụng biện pháp tránh thai nào?

Tuổi tiền mãn kinh nên sử dụng biện pháp tránh thai nào?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các biện pháp tránh thai ở độ tuổi 20, 30 có thể không phải là lựa chọn tốt nhất ở tuổi 40, 50. Vậy đâu là phương pháp ngừa thai phù hợp đối với phụ nữ tuổi tiền mãn kinh?

8 nguyên nhân phổ biến gây đau tinh hoàn

8 nguyên nhân phổ biến gây đau tinh hoàn

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có nhiều lý do khiến nam giới cảm thấy đau ở một hoặc cả hai tinh hoàn. Nhiều nam giới bị đau tinh hoàn rất ngại đi khám. Dưới đây là 8 nguyên nhân có thể gây đau tinh hoàn mà nam giới nên biết để gặp bác sĩ nam khoa càng sớm càng tốt.

9 cách trị xuất tinh sớm tại nhà tốt nhất, nam giới nên biết

9 cách trị xuất tinh sớm tại nhà tốt nhất, nam giới nên biết

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tình trạng xuất tinh sớm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần ở nam giới nếu không được điều trị. Tham khảo 9 biện pháp khắc phục tại nhà hàng đầu mà bạn có thể thử để cải thiện chứng xuất tinh sớm.

Top