Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Chuyện lạ" của một dự án

Thứ tư, 11:01 29/02/2012 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - 4 năm qua, được sự tài trợ của Chính phủ Lucxambuorg, Nghệ An đã thực hiện Dự án"Tăng cường tiếp cận và chất lượng chăm sóc SKSS, tập trung và làm mẹ an toàn, SKSS vị thành niên và thực hiện quyền sinh sản" (gọi tắt là VNM7R 2007).

Vừa qua, Hội KHHGĐ tỉnh đã tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm để có thể nhân rộng mô hình.
 

Nhận thức về chăm sóc SKSS/KHHGĐ của người dân tại địa phương được thụ hưởng Dự án đã tăng hơn trước rất nhiều.
Ảnh: PV

 
Triển khai thí điểm các mô hình hay

Sau 4 năm thực hiện Dự án:

- Tỷ lệ vị thành niên, thanh niên được tiếp cận dịch vụ chăm sóc SKSS, sức khỏe tình dục tăng 30%.

- Hơn 12.000 người đã được tiếp cận dịch vụ tư vấn.

- Tỷ lệ nam nữ trong độ tuổi sinh đẻ hiểu biết ít nhất 3 biện pháp tránh thai tăng 40% so với ban đầu.

- Tỷ lệ phụ nữ tiếp thu các kiến thức cơ bản về tránh nhiễm khuẩn, HIV/AIDS tăng 30% so với ban đầu.

- Đã đào tạo được đội ngũ cán bộ cung cấp dịch vụ lưu động tại các địa bàn thực hiện dự án; thành lập các đội truyền thông tuyên truyền viên ở 10 xã miền núi...
Các thành viên tham gia Dự án VNM7R 2007 của Hội KHHGĐ tỉnh Nghệ An đã đầu tư nhiều công sức, trí tuệ để thu được những kết quả cao nhất. Mục tiêu chính của VNM7R 2007 là: Cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, đặc biệt là những đối tượng thiệt thòi tại cộng đồng thông qua việc nâng cao chất lượng, tiếp cận thông tin dịch vụ chăm sóc SKSS VTN-TN, sức khỏe bà mẹ, trẻ em vùng sâu, vùng xa... góp phần hoàn thành các chỉ số về SKSS trong Chương trình Quốc gia về DS/SKSS/KHHGĐ.

Nhiều mô hình hay như: Thực hiện dịch vụ chăm sóc SKSS lưu động cho các đối tượng tại vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người; truyền thông kiến thức chăm sóc SKSS cho VTN-TN trong và ngoài trường học; trao giấy kết hôn; mô hình đồng đẳng viên, tuyên truyền viên, đội dịch vụ lưu động... đã được tập trung triển khai tại 14 xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh.

Đánh giá về ý nghĩa nhân văn của Dự án sau 4 năm thực hiện, ông Phạm Xuân Hợi - Chủ tịch Hội KHHGĐ tỉnh nói: "Kết quả lớn nhất mà Dự án đạt được là đã tạo ra các mô hình chăm sóc SKSS hoạt động hiệu quả, đem lại niềm vui cho đối tượng hưởng lợi tại các địa bàn triển khai. Dự án còn tạo điều kiện nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ cán bộ cơ sở, góp phần tích cực vào công cuộc thực hiện chiến lược DS/SKSS/KHHGĐ, nâng cao sức khỏe người dân, góp phần vào sự phát triển KT-XH của tỉnh".
 
Chia sẻ nhiều bài học kinh nghiệm

Hoạt động của các mô hình được thực hiện trên 14 xã, phường trong 4 năm qua đã thu được nhiều bài học quý giá. Ông Nguyễn Đình Hòa- Trạm trưởng Trạm Y tế xã Hạnh Lâm (huyện Thanh Chương) chia sẻ: "Là một xã miền núi, trong đó đồng bào dân tộc của Khu tái định cư Bản Vẽ rất đông nên Trạm Y tế xã kiêm luôn cả công tác chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào tái định cư. Dự án được triển khai là một thuận lợi lớn trong việc thực hiện các dịch vụ chăm sóc SKSS lưu động tại khu tái định cư còn nhiều khó khăn. Trong 4 năm qua, chúng tôi  đã thực hiện 16 chuyến cung cấp dịch vụ, hơn 9.000 lượt người đã được hưởng thụ. Nhận thức về SKSS/KHHGĐ, bình đẳng giới của bà con nơi đây đã tăng nhiều so với khi chưa có Dự án. Từ hiệu quả thiết thực của mô hình đối với bà con vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người; chúng tôi kiến nghị Hội KHHGĐ cần duy trì, kéo dài thời gian nhằm tạo điều kiện nâng cao việc chăm sóc sức khoẻ cho người dân...".

BSCK1 Lê Xuân Cương- Giám đốc Phòng khám của Hội KHHGĐ tỉnh là người trực tiếp tham gia Dự án, chia sẻ: Trong 50 chuyến đi lưu động "phủ sóng" từ đồng bằng đến miền núi, chúng tôi thực sự vui mừng khi hơn 83.000 lượt người đã được nhận các dịch vụ miễn phí (bao gồm đặt dụng cụ tử cung, khám phụ khoa, thực hiện KHHGĐ...). Bốn năm qua, với những chuyến đi lưu động, trèo đèo lội suối, chúng tôi đã thấu hiểu được niềm vui, hạnh phúc của người dân khi họ được đón nhận các dịch vụ chăm sóc bản thân...

Là người đã từng trực tiếp tư vấn, điều trị cho hàng ngàn người từ mô hình "Góc thân thiện" tại Tỉnh hội, BS Cương cho biết: " Từ mô hình này, chúng tôi đã tạo được địa chỉ tin cậy cho các bạn trẻ VTN-TN. "Góc thân thiện" luôn đảm bảo thân thiện, bí mật, kín đáo và quan trọng hơn là đảm bảo an toàn".
 
"Chuyện lạ" ngày đầu  triển khai Dự án

Cũng tạo hội thảo, ông Dương Xuân Hồng- Hiệu trưởng Trường THCS Nghi Phú (TP Vinh) cho biết: "Thời gian đầu khi Dự án được triển khai, không chỉ học sinh mà giáo viên cũng cho là "chuyện lạ". Thậm chí, nhiều phụ huynh cho rằng làm như thế hoá ra là "vẽ đường cho hươu chạy" (?!). Nhưng rồi "mưa dầm thấm lâu", tác dụng của truyền thông thân thiện đã phát huy hiệu qủa không ngờ! Các em không rụt rè, e ngại khi đề cập đến "chuyện tế nhị" nữa, đã thẳng thắn trao đổi những khúc mắc mà trước nay không dám hỏi ai. Hiểu biết về các biện pháp tránh thai, tác hại của việc nạo phá thai ngoài ý muốn của đối tượng này đã tăng 60% so với khi chưa có Dự án. Trong cách ăn mặc, nói năng, ứng xử, sinh hoạt hàng ngày của các em cũng có nhiều chuyển biến tốt hơn".

Từ mô hình điểm "Lễ trao giấy kết hôn trang trọng" được thí điểm tại xã Hưng Lộc (TP Vinh), chị Phạm Thị Hiền- cán bộ tư vấn xã Hưng Lộc khẳng định: Mô hình này là cơ hội để nâng cao nhận thức cho các đôi nam nữ chuẩn bị kết hôn, gia đình và lãnh đạo cộng đồng về chăm sóc SKSS//KHHGĐ, nâng cao ý nghĩa của việc kết hôn.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch thường trực TƯ Hội KHHGĐ Việt Nam Nguyễn Thiện Trưởng đánh giá cao những thành tựu mà Nghệ An đạt được trên lĩnh vực  DS-KHHGĐ. "Mặc dù trong điều kiện còn khó khăn, nhưng sau 4 năm triển khai dự án, Nghệ An đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quí giá. Trong thời gian tới, TƯ Hội sẽ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ Lucxambuorg để Dự án tiếp tục triển khai", ông Nguyễn Thiện Trưởng nói.
Hồ Hà
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Top