Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện buồn ở thôn “một kế hoạch”

Thứ ba, 06:08 12/01/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Đã từ lâu, việc “sinh năm đẻ bảy” được xem là chuyện không hiếm của đồng bào vùng sâu, vùng xa.

Nhưng ngay tại TP Kon Tum, đang có tình trạng mức sinh vượt tầm kiểm soát. Có chị sinh đến đứa con thứ... mười mà vẫn tiếp tục có bầu!!!
 
Chuyện đẻ “không phanh” ở Kon Rờ Bàng
 
Thôn Kon Rờ Bàng 2, xã Vinh Quang, nằm cách thành phố Kon Tum 3km. Thôn có 181 hộ với 1.028 nhân khẩu. Tuy nằm sát nách thành phố nhưng cuộc sống của người dân nơi đây vẫn khá vất vả. Một trong những nguyên nhân sâu xa khiến người dân Kon Rờ Bàng 2 rơi vào vòng luẩn quẩn là do sinh đẻ “không phanh”. Dẫn chúng tôi tìm đến một số hộ gia đình “không kế hoạch” trong thôn, ông A Pát, thôn trưởng Kon Rờ Bàng 2 cho biết: Bà con ở đây sinh đẻ vượt kế hoạch là chuyện bình thường. Chuyện sinh con thứ bảy, thứ tám, thậm chí đẻ đến đứa… thứ mười vẫn chưa dừng lại không phải  hiếm. Ở xã vùng ven này, khó khăn lắm mới tìm được gia đình có hai con…
 

Sinh đẻ quá nhiều khiến con mình nheo nhóc (Ảnh: TG).

Lật giở danh sách những hộ gia đình đông con, chị Y Trít, cộng tác viên (CTV) dân số Kon Rờ Bàng 2 không giấu nổi sự lo lắng: Hiện nay, danh sách những gia đình sinh con thứ sáu, thứ bảy trở lên ở đây trên vài chục. Cá biệt như cặp vợ chồng A Hảo và Y Dram đã có mười đứa con nhưng hiện tại Y Dram vẫn đang mang bầu đứa thứ 11; Hoặc như vợ chồng A Xoát và Y Rôm, sinh một loạt tám đứa con, đứa nhỏ nhất mới chỉ 15 tháng tuổi... Đây là hai trong số hàng chục hộ gia đình “mắn đẻ” ở Kon Rờ Bàng 2, xã Vinh Quang.

Trao đổi với tôi về những khó khăn trong việc vận động chị em sinh đẻ có kế hoạch tại địa phương, Y Trít cho biết: “Khó lắm nhà báo à! Khi đến nhà đối tượng để vận động, chúng tôi thường xuyên bị người chồng nổi nóng, trách móc. Họ bảo rằng “tao đẻ tao nuôi chứ có nhờ đến chúng mày đâu”. Có gia đình cả vợ lẫn chồng ngồi nghe rất chăm chú nhưng một thời gian sau lại thấy người vợ… mang bầu rồi!!! Chính quyền địa phương thôn, xã vẫn chưa có biện pháp nào xử lý rốt ráo; Còn chúng tôi cũng cố hết sức mình trong tuyên truyền, vận động.  Việc này cần sự vào cuộc của  mọi cấp, mọi ngành mới hy vọng tìm ra mối để gỡ rối…”- đây là khó khăn mà Y Trít và đội ngũ CTV dân số ở Kon Tum nói riêng, của người làm công tác dân số ở vùng sâu, vùng xa khắp mọi miền đang gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Lần theo địa chỉ của Y Trít chỉ, chúng tôi tìm đến gia đình Y Dram (SN 1968) tại Kon Rờ Bàng 2. Trong ngôi nhà chật chội của gia đình, cuộc sống của gần 13 thành viên (tính cả đứa đang mang trong bụng Y Dram) thật nheo nhóc. Do quá đông con,  không được chăm sóc chu đáo nên lũ trẻ đứa nào đứa nấy xanh xao vì thiếu dinh dưỡng… Cái vòng: Sinh nhiều- đói nghèo cứ luẩn quẩn, đeo đẳng mãi…

Chuyện ghi ở PLei Đôn
 

Hạnh phúc vì sinh đẻ có kế hoạch (Ảnh: TG).

Hiện nay, 70% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của thôn đã sử dụng các biện pháp tránh thai, trong đó có 7 trường hợp đình sản. Trong số này phần lớn là các chị em đang còn trẻ, họ hiểu biết vấn đề sinh đẻ nhiều sẽ không có điều kiện trong việc nuôi dạy con cái và phát triển kinh tế gia đình. Đây là những tín hiệu vui đối với người làm công tác dân số như Y Man...

Chia tay những hộ gia đình đông con ở Kon Rờ Bàng 2, chúng tôi tìm đến thôn PLei Đôn, thuộc phường Quang Trung, thành phố Kon Tum. Trò chuyện với tôi, chị Y Man, CTV dân số PLei Đôn cho biết: Ở PLei Đôn, tuy việc sinh đẻ đã có chiều hướng giảm nhưng số cặp vợ chồng vượt kế hoạch vẫn còn. Cụ thể, đến thời điểm hiện nay PLei Đôn vẫn còn 5 cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên. Tuy vậy, so với năm 2008 số gia đình sinh con thứ 3 đã giảm gần 70% (năm 2008 có 15 trường hợp sinh con thứ 3).

Dẫn chúng tôi đến thăm gia đình chị Y Xom (SN 1975), một gia đình đông con nhất nhì trong thôn, Y Man cho biết: Y Xom có đến 10 đứa con. Từ ngày lập gia đình đến nay Xom cứ sinh liên tục mỗi năm một đứa. Hiện nay, chỉ có Y Sen (SN 1995) là học đến lớp 5 nhưng cũng bỏ học giữa chừng. Chồng Y Xom là A Wưng (SN 1971) hàng ngày phải đi làm thuê kiếm sống, còn Y Xom phải đi nhặt phế liệu để thêm đồng ra đồng vào. Cuộc sống thiếu thốn, lao động cực nhọc cộng thêm việc phải dồn sức lực cho 9 lần vượt cạn, nên Y Xom già gấp đôi so với tuổi 35. Những đứa con của Y Xom luôn nheo nhóc, nhếch nhác…

Rời gia đình Y Xom, chúng tôi đến nhà vợ chồng anh A Kyun và chị Y Mưnh. Cả hai vợ chồng đều sinh năm 1968, nhưng đến nay đã có đến 7 đứa con. Các con của Y Mưnh đang buộc đồ lên xe đạp để lên rẫy cùng bố mẹ.

Khi đến vận động chị em KHHGĐ họ có phản ứng gì với chị không? - Tôi hỏi Y Man, thường thì các chị chỉ im lặng, nhưng một số người chồng của họ phản ứng. Họ quan niệm rằng “mình đẻ mình nuôi”(?!). Nhưng đó là chuyện của 3-4 năm trở lại đây - Y Man tiếp: Còn bây giờ, tỷ lệ sinh con thứ 3 ở Plei Đôn đã giảm rồi. Năm 2008, số gia đình sinh con thứ 3 là 15 cặp thì trong năm 2009 con số này chỉ là 5.

Y Man cho biết: Bằng các biện pháp tuyên truyền vận động như: Dành từ 5 đến 10 phút vào các buổi chào cờ tại nhà Rông vào sáng thứ Hai hàng tuần; Phối hợp với già làng, trưởng thôn và phụ nữ để tuyên truyền, vận động KHHGĐ… thường xuyên đến từng nhà vận động chị em; đem các gia đình ít con và no đủ ra giới thiệu cho chị em v.v... đến nay, phần lớn các cặp vợ chồng trẻ đã dừng lại ở hai con chứ không sinh thêm nữa. Điển hình như gia đình Y Hồng. Gia đình Y Hồng hiện đã có hai con. Mặc dù sing con một bề nhưng Y Hồng bàn với chồng và chị quyết định đi đình sản. Hiện nay, do sinh đẻ ít con nên cuộc sống của vợ chồng Y Hồng tương đối đầy đủ…

          Trần Hoài Nam

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top