Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về chính sách ứng phó với xu hướng giảm sinh: Bài học quý cho Việt Nam

Thứ sáu, 11:01 29/03/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Ngày 27/3, tại Hà Nội, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) phối hợp cùng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về chính sách ứng phó với xu hướng giảm sinh”.

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về chính sách ứng phó với xu hướng giảm sinh: Bài học quý cho Việt Nam 1

Hội thảo lần này là cơ hội để các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về khả năng biến động mức sinh. Ảnh: Võ Thu.

Ngoài việc chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về khả năng biến động mức sinh. Hội thảo còn là cơ hội quan trọng để Tổng cục DS-KHHGĐ tham khảo các ý kiến, xây dựng Dự thảo Luật Dân số.

Chính sách dân số ở Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan hiện nay đã được sửa đổi với mục đích gia tăng mức sinh và tạo điều kiện cho phụ nữ có thể kết hợp việc làm và chăm sóc con cái. Singapore là quốc gia đã có bước tiến xa nhất trong việc xây dựng các chính sách khuyến khích sinh con từ việc khuyến khích hôn nhân đến việc hỗ trợ tiền mặt cho các gia đình có con, tăng thời gian nghỉ thai sản của người mẹ, hỗ trợ chi phí chăm sóc con cái và gần đây bắt đầu thực hiện chế độ nghỉ thai sản đối với người cha. Tuy nhiên, mức sinh chưa đáp ứng được như mong muốn.

Tại Thái Lan, Chính phủ có các quy định và biện pháp khuyến khích việc sinh con và loại bỏ các rào cản trong việc sinh con thông qua các chính sách tài chính cho cặp vợ chồng mang thai lần đầu tiên để con cái họ có thể phát triển tốt; giảm thuế cho các chi phí liên quan đến chăm sóc trẻ em.

Bức tranh nhiều màu sắc

Tại Hội thảo, TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ chia sẻ: Trong hơn 50 năm qua, công tác dân số ở Việt Nam hầu như chỉ tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất là giảm sinh và đã đạt được những thành tựu hết sức tốt đẹp, đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH chung của cả nước. Tổng tỷ suất sinh - tức số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (TFR) giảm từ 6,3 con (năm 1961) xuống 2 con (năm 2010). Chỉ tính riêng trong 20 năm qua, theo các nhà khoa học, chúng ta đã tránh sinh được 18 triệu trường hợp. Điều đó có ý nghĩa hết sức to lớn vào sự phát triển KT-XH nói chung, nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người, nâng cao các chỉ số sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam.

Tuy nhiên, khi xem xét ở mức độ khu vực lại có sự khác nhau rõ rệt giữa các vùng miền. Các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam bộ hiện nay, TFR đã ở xung quanh mức 1,5 - 1,6 con. Thậm chí, ở TP HCM đã giảm từ 1,45 con (năm 2009), xuống còn 1,3 con (năm 2011). Trong khi đó, những tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, tỷ suất sinh còn rất cao. Tỷ suất sinh thô cả nước hiện nay là 16-17%o, nhưng tỷ suất này ở các tỉnh miền núi phía Bắc lên đến gần 30%o. Các chỉ số khác như tỷ suất chết mẹ, tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi, dưới 5 tuổi ở vùng này cũng còn rất cao.

Để duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi cả nước, theo Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tân, Chương trình KHHGĐ vừa có nhiệm vụ duy trì ổn định mức sinh ở các vùng đã đạt mức sinh thay thế, vừa có nhiệm vụ giảm sinh ở các tỉnh mức sinh còn cao, đồng thời từng bước có những biện pháp phù hợp để các tỉnh đã có mức sinh thấp không rơi vào tình trạng suy giảm dân số. Để cùng lúc thực hiện được các nhiệm vụ này, thay vì sử dụng các can thiệp chung áp dụng cho toàn quốc như trước đây, phải có những can thiệp riêng biệt phù hợp với từng nhóm tỉnh có mức sinh tương ứng.

Nhìn ra thế giới

Tham dự Hội thảo lần này có sự tham gia của những chuyên gia hàng đầu về dân số, hỗ trợ chính sách đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore… - những nơi có nét tương đồng với Việt Nam về văn hóa cũng như đặc điểm tình hình dân số, đặc biệt trong xu hướng giảm sinh. Hầu hết các quốc gia này đều nhấn mạnh đến việc cải thiện, nâng cao chất lượng sống, chất lượng nguồn nhân lực.

Cụ thể, tại Thái Lan, TFR từ 6,3 con (1964-1965) đã giảm nhanh chóng xuống 1,62 con (2005-2010). Lý giải điều này, Phó Tổng thư ký Ban Phát triển Kinh tế-xã hội quốc gia Thái Lan, bà Suwanee Khamman cho rằng, TFR giảm nhanh chóng là do tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT) phổ cập và hiệu quả (hiện nay khoảng 80%), xu hướng sinh con đầu lòng muộn…

Ngoài ra, các gia đình Thái Lan có xu hướng chuyển từ mô hình sống chung sang mô hình nhỏ hơn, tỷ lệ ly dị tiếp tục tăng và đặc biệt, gia đình không có con đang ngày càng trở nên phổ biến (khoảng 14,4%). Quốc gia này đã đặt lên bàn nghị sự mối lo về việc ngăn chặn xu hướng giảm sinh và thiếu hụt lao động trong tương lai rất gần (năm 2040, con số này khoảng 55%).

Tại Hàn Quốc, tính từ mốc năm 1983 đã đạt mức sinh thay thế, từ đó đến nay, TFR liên tục giảm. Năm 2012, con số này ở mức 1,3 con. PGS.TS Youngtae Cho, Trường Y tế công cộng, Đại học Quốc gia Seoul, chia sẻ: Từ năm 1961-1996, Hàn Quốc áp dụng chính sách quốc gia về kiểm soát mức sinh. Từ năm 2002, nước này bắt đầu nâng cao nhận thức toàn dân về mức sinh thấp. Đến năm 2006, Hàn Quốc đã chuẩn bị đưa ra luật nhằm ứng phó với mức sinh thấp và quá trình già hóa dân số nhanh.

TS Youngtae cho rằng, mức sinh cực thấp này khiến Hàn Quốc đối mặt với những khó khăn như không có người trong độ tuổi lao động, già hóa dân số nhanh, ảnh hưởng hệ thống phòng thủ quốc gia vì không tìm ra nổi người nhập ngũ. Mức sinh thấp gây ra thiệt hại rất lớn khi hàng năm ngân sách chính phủ chi vào đây khoảng 3,5-4,5%.

Chức năng và trách nhiệm gia đình nhanh chóng thay đổi khi một dự báo chỉ ra rằng 7 năm nữa, trên 60% gia đình Hàn Quốc chỉ còn từ 1-2 người. Mức sinh thấp cũng gây ra mối quan ngại về chất lượng dân số do sinh con muộn, khiến xác suất ca sinh không khỏe mạnh tăng, tỷ suất tử vong mẹ không được cải thiện.

Đối mặt với già hóa dân số

TS Youngtae cho rằng: Nếu quay ngược về thời gian Hàn Quốc vừa đạt mức sinh thay thế, Hàn Quốc sẽ phân tích các điều kiện ảnh hưởng đến hôn nhân, nuôi con, quá trình già hóa dân số, rà soát quá trình biến đổi dân số và ứng phó chính sách của Nhật Bản – nước đã diễn ra tình trạng này sớm hơn Hàn Quốc 20 năm. Khi các điều kiện này được phân tích, Hàn Quốc có thể quyết định ngừng thực thi chương trình KHHGĐ trong đầu những năm 1990 và thậm chí nửa cuối năm 1980 để chuẩn bị thực hiện các chương trình và môi trường xã hội khuyến khích sinh con.

Tại Ấn Độ, năm 2010, TFR đạt 2,5 con, với tốc độ này, đến giữa thập kỷ, Ấn Độ sẽ đạt mức sinh thay thế. Cũng giống như Việt Nam, hiện có khoảng 60% số bang chưa đạt mức sinh thay thế. Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, Giáo sư K. S. James, Trung tâm Nghiên cứu dân số, Viện Phát triển kinh tế và xã hội (ISEC) cho hay, đất nước này đang có chế độ hỗ trợ gần như toàn bộ chi phí cho các sản phụ sinh con tại bệnh viện để giảm tỷ lệ tử vong trẻ em. Đây là điều Việt Nam có thể tham khảo. Ấn Độ đang có hệ thống cộng tác viên dân số đến từng gia đình truyền thông, vận động người dân sinh ít con, thực hiện quy mô gia đình nhỏ.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của GS Baochang Gu, Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Phát triển, Đại học Nhân dân Trung Quốc, cần quan tâm đến việc người dân ở nơi mức sinh cao “lợi dụng” chính sách những vùng mức sinh thấp có chế độ hỗ trợ tài chính, điều kiện sống để khuyến sinh.
 
Võ Thu
hatrangthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top