Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi bị bệnh tim mạch

GiadinhNet - Khi tuổi càng lớn thì tỉ lệ mắc các bệnh về tim mạch càng cao. Một trong những nguyên nhân chính đó là do chế độ ăn uống không hợp lý dẫn đến tích tụ mỡ gây ra những những căn bệnh tim mạch nguy hiểm.

Người lớn tuổi rất dễ mắc các bệnh tim mạch như thiểu năng tuần hoàn não và tim, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não...

Theo Bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, người cao tuổi bị bệnh tim mạch cần phải lưu ý chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp người cao tuổi ổn định sức khỏe để sống vui khỏe.

Tránh ăn quá no

Người ở độ tuổi 65 lưới tuần hoàn ở hệ thống gan giảm 40 - 45% so với người 25 tuổi. Việc ăn quá no tạo sự căng thẳng, gánh nặng quá tải cho hệ tuần hoàn đang suy giảm của người bệnh. Bản thân dạ dày căng sau bữa ăn no cũng cản trở về mặt cơ học lên hoạt động tuần hoàn, hô hấp... có thể gây ra những hậu quả lớn ở người đang mắc bệnh tim mạch.

Hơn nữa ăn nhiều, ăn quá no còn gây béo phì, do đó người cao tuổi nên ăn vừa phải, chia thành nhiều bữa nhỏ (4-5 bữa/ngày), tránh ăn quá no trong một bữa.

Giảm đường và muối trong bữa ăn

Nhiều nghiên cứu cho thấy đường có liên quan đến sự phát triển bệnh xơ vữa động mạch do gia tăng tích tụ mỡ, béo phì,... cũng như muối ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh nhân tăng huyết áp, suy tim.

Do đó, người cao tuổi, đặc biệt người mắc bệnh tim mạch cần phải hạn chế muối và đường trong khẩu phần ăn. Không ăn nhiều bánh, kẹo, nước ngọt,.. không ăn các loại khô, mắm mặn, dưa muối…

Ăn nhiều đậu, mè, đậu phộng và cá

Người có tuổi hấp thu đạm giảm, khả năng tổng hợp đạm ở gan cũng kém hơn lúc trẻ nên dễ xảy ra thiếu đạm. Đậu, mẻ, đậu phộng nhiều đạm dễ hấp thu và chứa chất béo tốt cho cơ thể, trong đó có các acid béo không no như linoleic rất quan trọng trong phòng chống tăng cholesterol.

Người cao tuổi nên ăn nhiều món ăn từ đậu tương như tàu hũ, tương, sữa đậu nành, tào phớ... nên ăn thêm mè, đậu phộng và ăn cá tối thiểu 3 bữa mỗi tuần. Các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá thu, ngừ... nhiều đạm và acid béo không no (omega 3) tốt cho hệ tim mạch, dầu cá có tác dụng giảm triglycerid, giảm nguy cơ đột tử do tim.

Hạn chế thức ăn nhiều chất béo

Sử dụng thịt cá nạc, loại bỏ tất cả những phần mỡ nhìn thấy trước khi chế biến và lượng mỡ được tạo ra trong quá trình đun nấu. Không ăn nước xào, nước ninh xương ống, nước luộc thịt... Không ăn da, đầu, cổ, cánh, chân của các loại gia cầm, phủ tạng động vật... Nên chế biến thức ăn bằng hấp luộc hơn là chiên, quay... dùng dầu thực vật, nhưng cũng phải hạn chế. Không ăn quá 2-3 quả trứng trong một tuần và phải cách ngày.

Bổ sung chất xơ, vitamin và chất khoáng

Chất xơ trong rau quả và những loại ngũ cốc thô như: gạo lức, bắp lức, các loại đậu có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp. Các loại rau củ và trái cây chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe là các flavonoid, các chất này hoạt động như các chất chống ôxi hóa và có thể giảm nguy cơ viêm nhiễm, ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Hạn chế rượu, bia, thuốc lá

Y học đã chứng minh việc nghiện rượu, bia có ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe nói chung và bệnh tim mạch nói riêng. mạch, Rượu gây tổn thương cơ tim, tăng kích thước tim, giảm khả năng đẩy máu của tim, gây suy tim.

Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với bệnh mạch vành. Hút thuốc lá không những gây tổn thương màng trong các động mạch mà còn gây tăng nhịp tim và huyết áp, tăng nhu cầu oxy của các cơ tim. Các oxít cacbon do hút thuốc lá sinh ra làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu. Hút thuốc lá còn là nguồn sản sinh ra các gốc tự do, tăng độ kết dính của tiểu cầu và làm giảm các lipoprotein có lợi (HDL - High Density Lipoprotein).

Uống nước theo nhu cầu của cơ thể

Cần uống nước với lượng vừa phải mà cơ thể chấp nhận được, nhất là với bệnh tim hay bệnh thận. Đối với một người khỏe mạnh, khi uống nhiều nước, tim và thận phải tăng hoạt động để thải bớt nước ra ngoài để giữ sự cân bằng trong cơ thể.

Ngược lại, ở người đã có bệnh tim hay bệnh thận, hai cơ quan này không còn hoạt động tốt nên nước sẽ bị giữ lại trong cơ thể gây ra triệu chứng khó thở, phù, thậm chí còn gây ra tình trạng "ngộ độc nước", biểu hiện qua triệu chứng lơ mơ, hôn mê.

Châu Anh (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 4 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top