Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chặng đường tự hào của ngành Dân số Việt Nam

Thứ sáu, 13:49 23/12/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Cùng với quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công tác DS-KHHGĐ Việt Nam đã từng bước được xây dựng, trưởng thành. 55 năm qua là một chặng đường đầy cam go, thử thách, nỗ lực và ngành DS-KHHGĐ đã đạt được những thành tựu đáng tự hào...

Sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện


Với bề dày lịch sử hình thành và phát triển, ngành DS-KHHGĐ đã luôn đoàn kết, phấn đấu thi đua hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao. ảnh: Chí Cường

Với bề dày lịch sử hình thành và phát triển, ngành DS-KHHGĐ đã luôn đoàn kết, phấn đấu thi đua hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao. ảnh: Chí Cường

Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, bằng những nỗ lực của mình, công tác DS-KHHGĐ Việt Nam đã đạt được những thành công gắn liền với những giai đoạn lịch sử đáng ghi nhớ.

Giai đoạn 1961-1975 đánh dấu sự khởi đầu nhận thức về tác động của sự gia tăng dân số tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngay từ những năm đầu thập kỷ 60 thế kỷ trước, mặc dù trong lúc đất nước còn bị chia cắt làm hai miền, vừa phải song song tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược trọng đại xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam, nhưng công tác DS-KHHGĐ đã được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với việc ban hành Quyết định 216-CP ngày 26/12/1961 của Hội đồng Chính phủ về việc sinh đẻ có hướng dẫn. Với Quyết định này, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á tiến hành công tác DS-KHHGĐ, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Đảng và Nhà nước. Người dân đã bắt đầu có ý thức về vấn đề dân số và chấp nhận sinh đẻ kế hoạch.

Giai đoạn 1976 -1990, sau khi đất nước thống nhất, cuộc vận động sinh đẻ kế hoạch tiếp tục được triển khai và đẩy mạnh trên phạm vi cả nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng cùng với sự khó khăn, phức tạp của công tác này, nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước như Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từng giữ cương vị Trưởng ban Chỉ đạo hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Dân số và sinh đẻ có kế hoạch, Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ, thường xuyên trực tiếp chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ. Các kỳ Đại hội Đảng luôn xác định công tác DS-KHHGĐ là những chỉ tiêu quan trọng trong phát triển đất nước, hàng loạt văn bản về chính sách dân số đã được ban hành.

Giai đoạn 1991-2000 đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ, toàn diện đối với công tác DS-KHHGĐ ở nước ta. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VII) đã ban hành Nghị quyết chuyên đề “về chính sách DS-KHHGĐ” đã mở ra một trang sử mới đối với công tác này. Từ đây, công tác DS-KHHGĐ đã có sự thay đổi cơ bản, toàn diện cả về nội dung, cách làm, huy động toàn hệ thống chính trị tham gia vào công tác DS-KHHGĐ; xây dựng và từng bước kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy chuyên trách làm công tác DS-KHHGĐ từ Trung ương đến cơ sở; tăng cường đầu tư ngân sách Nhà nước thông qua Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ. Mạng lưới cộng tác viên DS-KHHGĐ tại thôn, bản được hình thành và phát triển với phương thức hoạt động “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để tuyên truyền, vận động và cung cấp các phương tiện tránh thai. Những kết quả của công tác DS-KHHGĐ giai đoạn này vượt các mục tiêu đề ra, tốc độ gia tăng dân số quá nhanh đã cơ bản được kiềm chế. Ghi nhận những kết quả đạt được, Đảng và Nhà nước đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ. Việt Nam được nhận giải thưởng về Dân số của Liên Hợp Quốc năm 1999.

Từ 2001 đến nay, nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ của Đảng và Nhà nước được ban hành như Nghị quyết 47-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ của Bộ Chính trị, Pháp lệnh Dân số của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Nghị định của Chính phủ, Chiến lược Dân số Việt Nam 2001- 2010, Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam 2011-2020. Dân số được xác định là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, là nền tảng quan trọng trong chiến lược phát triển con người của đất nước. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế (năm 2006) và duy trì vững chắc đến nay. Dự kiến, năm 2017, Quốc hội sẽ xem xét dự thảo Luật Dân số trong tình hình mới v.v...

Thành công từ những bước trưởng thành

Giai đoạn từ năm 2001 đến nay, tổ chức bộ máy của ngành Dân số có nhiều thay đổi: Năm 2002, sáp nhập Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ với Uỷ ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em thành Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em. Năm 2007, giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, đưa lĩnh vực DS-KHHGĐ về ngành Y tế.

Dù có sự thay đổi về mặt tổ chức, song nhờ sự lãnh đạo và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Chính phủ, bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ đã được củng cố và từng bước được kiện toàn từ Trung ương đến cơ sở; Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ.

Thập niên đầu của thế kỷ 21 đã đánh dấu sự trưởng thành của ngành DS-KHHGĐ. Chúng ta đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, chỉ tiêu về dân số mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, lần thứ X và Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 đã đề ra. Mức sinh giảm, số người sinh ra giảm đã làm cho tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi của Việt Nam giảm từ 42% vào năm 1979 xuống còn 25% vào năm 2015. Ngược lại, tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động (15 - 64) tăng từ 53% lên 68,4% (2015). Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với khoảng 63 triệu người trong độ tuổi lao động - nền tảng cơ hội vàng cho Việt Nam có thể thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Chất lượng dân số Việt Nam ngày càng được cải thiện, tuổi thọ trung bình ngày càng tăng lên. Trong 55 năm qua, tuổi thọ người Việt Nam đã tăng 33,3 tuổi từ 40 tuổi (1960) lên 73,3 (2015), trong khi thế giới tăng 23 tuổi (từ 48 lên 71). Thành công của công tác DS-KHHGĐ trong suốt hơn nửa thế kỷ qua cũng đã góp phần đạt và về đích trước thời hạn các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về nâng cao sức khỏe bà mẹ (MDG5) và giảm tử vong ở trẻ em (MDG4).

Kế thừa và phát triển

Có được những kết quả nói trên, trước hết nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền; sự tham gia tích cực của các Bộ, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội trong cả nước; sự hợp tác, giúp đỡ quý báu của các nước và các tổ chức quốc tế đối với công tác DS-KHHGĐ trong suốt 55 năm qua.

Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định: Bản chất của công tác DS-KHHGĐ là một cuộc vận động lớn với hai giải pháp về chuyên môn là truyền thông và cung cấp dịch vụ. Công tác truyền thông đã được đẩy mạnh, triển khai toàn diện, đồng bộ trên tất cả các kênh truyền thông, tạo được sự đồng thuận của toàn xã hội. Các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư, mỗi thành viên trong gia đình và đội ngũ những người làm công tác DS-KHHGĐ trong cả nước. Đặc biệt là lực lượng cán bộ dân số cơ sở hùng hậu, hăng say, nhiệt tình đã tích cực tuyên truyền, vận động về công tác DS-KHHGĐ đã tạo ra một cuộc vận động lớn trong toàn quốc; tạo nên sự đồng thuận, hòa hợp về các mục tiêu, lợi ích của Nhà nước với mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng, địa phương và của toàn xã hội.

Bên cạnh những thành tựu quan trọng đạt được, công tác DS-KHHGĐ vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như: Mức sinh ở các vùng, miền, các tỉnh còn rất khác nhau; tỷ số giới tính khi sinh đã tăng nhanh, nếu không có giải pháp tích cực, sự mất cân bằng giới tính sẽ để lại những hệ lụy nặng nề, tác động xấu đến trật tự, an ninh xã hội. Cơ cấu dân số đang chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” và “già hóa dân số”. Công tác sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh để nâng cao chất lượng giống nòi mới bắt đầu được thử nghiệm trong vài năm gần đây. Vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống dẫn tới suy thoái giống nòi của một số dân tộc ít người đang là những vấn đề hết sức đáng quan tâm.

Trên đà thành công và kế thừa các bài học kinh nghiệm 55 năm qua, ngành DS-KHHGĐ phấn đấu triển khai thành công Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước, tập trung nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ trẻ em, phát huy lợi thế cơ cấu “dân số vàng”, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bề dày thành tích của ngành Dân số

Với bề dày lịch sử hình thành và phát triển, ngành DS-KHHGĐ đã luôn đoàn kết, phấn đấu thi đua hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao. Phong trào thi đua được tổ chức rộng khắp trong cả nước, thu hút sự tham gia đông đảo của các cá nhân, tập thể. Năm 2011, ngành DS-KHHGĐ được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất. Năm 1999, 2007, ngành DS-KHHGĐ được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất. Năm 2009, 2010, Tổng cục DS-KHHGĐ được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua” và nhiều phần thưởng cao quý khác. Năm 1999, ghi nhận những thành công và đóng góp của Việt Nam, Liên Hợp Quốc đã trao “Huy chương Giải thưởng Dân số Liên Hợp Quốc” cho Việt Nam.

Tại địa phương, nhiều cá nhân, tổ chức đã được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua cấp Bộ, Bằng khen của Bộ trưởng, của Chủ tịch UBND…

Hà Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top