Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chăm sóc sức khoẻ trẻ em: Thách thức giảm tỉ lệ trẻ thấp còi

Thứ sáu, 13:40 30/11/2012 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi vẫn còn ở mức cao là 27,5% trên cả nước.

Chăm sóc sức khoẻ trẻ em: Thách thức giảm tỉ lệ trẻ thấp còi 1

Sữa mẹ - nguồn dinh dưỡng quý giá cho các em bé không thể thay thế. Ảnh: H.Quang.

Đây chính là một trong những khó khăn, thách thức để Việt Nam nỗ lực đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về y tế vào năm 2015. Nguyên nhân chính của tỉ lệ trẻ SDD thấp còi là do tỉ lệ thực hành nuôi con bằng sữa mẹ tại Việt Nam vẫn còn thấp.

Tỉ lệ trẻ thấp còi cao

Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong chăm sóc bảo vệ sức khỏe của người dân, đặc biệt là sức khỏe của bà mẹ và trẻ em.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, chỉ tiêu giảm tỉ lệ trẻ SDD, đặc biệt là SDD thấp còi chưa đạt được hoàn toàn và đang có những khó khăn nhất định. Nếu trước đây, chúng ta giảm nhanh tỉ lệ trẻ SDD thì hiện nay, tỉ lệ này đang giảm chậm. Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 1 (MDGs 1) đưa ra chỉ tiêu “Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD (cân nặng theo tuổi) từ 41% năm 1990 xuống còn 20,5% vào năm 2015”. Kết quả đạt được của Việt Nam là thể nhẹ cân 16,8% năm 2011 (hoàn thành mục tiêu trước thời hạn) nhưng ở thể thấp còi, chúng ta mới đạt được 27,5% (năm 2011). Theo đánh giá của Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế), với tỉ lệ 27,5%, tốc độ giảm chậm để có thể đạt được mục tiêu đề ra vào năm 2015.

Theo BS Ornella Lincetto, chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới, tiến độ đạt MDGs 1 trên toàn thế giới đã được ghi nhận ở tất cả các khu vực nhưng chưa đủ để đạt mục tiêu. Suy dinh dưỡng thấp còi đang còn là một vấn đề nghiêm trọng với 1/3 số trẻ trên thế giới.

Các chuyên gia y tế nhận định, tỉ lệ trẻ SDD còn cao là do chế độ dinh dưỡng của trẻ, đặc biệt là trong 1.000 ngày đầu đời (9 tháng trong bụng mẹ và 24 tháng tiếp theo) chưa được quan tâm đúng mức. Trong đó, việc thực hành nuôi con bằng sữa mẹ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trẻ nhẹ cân, thấp còi và dễ tử vong do bệnh tật.

Bà Nemat Hajeebhoy - Giám đốc Quốc gia Dự án A&T (dự án Nuôi dưỡng và phát triển, do Quỹ Bill&Melinda Gate tài trợ) khẳng định: SDD thấp còi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiều cao đứa trẻ khi trưởng thành thấp, tăng trưởng kém; gia tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh; giảm khả năng học tập, năng suất lao động của trẻ, gia tăng các bệnh mãn tính khi trưởng thành.

Nuôi con bằng sữa mẹ - can thiệp thiết yếu
 

Chiến lược Quốc gia Dinh dưỡng 2011-2020 và tầm nhìn năm 2030 đã khẳng định nhiệm vụ cải thiện dinh dưỡng là trách nhiệm của các ngành, các cấp và mọi người dân; phấn đấu đến năm 2030 tỉ lệ trẻ bị SDD thấp còi giảm xuống dưới 20% và suy dinh dưỡng thể nhẹ cân dưới 10%. Trẻ được bắt đầu bú mẹ muộn (sau 24 giờ) có nguy cơ tử vong sơ sinh do các bệnh nhiễm khuẩn cao gấp 2,6 lần và trẻ được cho bú mẹ một phần có nguy cơ tử vong cao gấp 5,7 lần.

Theo GS.TS Nguyễn Công Khanh - Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam: Trong những năm gần đây, mặc dù khuyến cáo về nuôi con bằng sữa mẹ (cho trẻ nhỏ được bú mẹ sớm ngay sau sinh, bú hoàn toàn trong 6 tháng và tiếp tục cho bú tới 24 tháng) đã được phổ biến tới các bậc cha mẹ, song tỉ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu thấp. Tổng điều tra Dinh dưỡng Quốc gia năm 2009 – 2010 cho thấy, mới chỉ có 60% trẻ được bú sớm trong 1 giờ đầu sau sinh. Đặc biệt, tỉ lệ trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu chỉ có 19,6% và tiếp tục cho bú tới 24 tháng là 22%. Đây cũng chính là nguyên nhân Việt Nam đứng thứ 13 trong số các nước có tỉ lệ trẻ SDD cao nhất thế giới.

Nói về nguyên nhân của thực trạng này, BS Nguyễn Đức Vinh – Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế) cho hay: Áp lực công việc và xu hướng nuôi con bằng sữa ngoài, việc quảng bá quá mức của các công ty sữa… đã khiến tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục tới 24 tháng tại Việt Nam giảm. Nhiều người mẹ đã quá phụ thuộc và cho rằng sữa bột có thể đem lại những điều kỳ diệu cho sự phát triển của con mình. Bằng quan niệm này, theo ước tính các gia đình ở Việt Nam đã chi tiêu bình quân khoảng 800.000 – 1.200.000 đồng/tháng để mua các loại sữa bột cho 1 đứa trẻ - tương đương với 50 – 70% phần trăm thu nhập bình quân hàng tháng.

Để giảm được tỉ lệ SDD thấp còi, các nhà hoạch định chính sách cũng như những người làm công tác y tế khẳng định, một trong những can thiệp thiết yếu chính là nuôi con bằng sữa mẹ. Việt Nam bắt đầu thực hiện chương trình nuôi con bằng sữa mẹ từ năm 1992 với Ban điều hành do lãnh đạo Bộ Y tế làm Trưởng ban, Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em là đơn vị thường trực. Để khuyến khích thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ ưu việt, Chính phủ đã ban hành Nghị định 21/2006/NĐ-CP về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; Quốc hội cũng đã thông qua việc phụ nữ được nghỉ sinh 6 tháng...

Các hội chuyên ngành như: Hội Nhi khoa, Hội Sản phụ khoa, Hội Dinh dưỡng, Hội Nữ hộ sinh Việt Nam đã có nhiều hoạt động để hỗ trợ, tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ. Với các hoạt động đồng thuận hỗ trợ Bộ Y tế trong hoạt động tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ nhằm giảm tỉ lệ thấp còi, cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ em Việt Nam, hi vọng Việt Nam sẽ đạt được các mục tiêu đã đề ra; góp phần vào việc thực hiện thành công Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về y tế.
 
Hà Anh
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top