Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ Y tế tổ chức “Ngày hội chung tay hành động giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”

Thứ bảy, 20:05 17/10/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Sáng nay (17/10), Bộ Y tế và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam tổ chức “Ngày hội chung tay hành động giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh” với chủ đề “Không phân biệt giới, Không lựa chọn giới tính thai nhi” diễn ra tại Trung tâm Triển Lãm Giảng Võ, Hà Nội

Tham dự Ngày hội có với sự tham gia của gần 1.000 đại biểu là lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế; đại diện 10 bộ, ngành đoàn thể, 11 Chi cục DS -KHHGĐ thuộc các tỉnh có tỉ số giới tính khi sinh cao; Văn phòng UNFPA Hà Nội; các tổ chức quốc tế, đại sứ quán các nước tại Hà Nội; các đơn vị ủng hộ và phóng viên báo chí.

 


Hơn 500 sinh viên có mặt hưởng ứng Ngày hội.

Hơn 500 sinh viên có mặt hưởng ứng Ngày hội.

Mất cân bằng giới tính khi sinh đang là mối quan ngại ngày càng tăng tại một số quốc gia châu Á. Tại Việt Nam, mất cân bằng giới tính khi sinh đã tăng từ 106,2 bé trai trên 100 bé gái năm 2000 lên 112,2 bé trai trên 100 bé gái năm 2014 và xu hướng này đang tiếp tục gia tăng. Hiện đã có 55/63 tỉnh, thành có tỷ số giới tính khi sinh trên 108 bé trai trên 100 bé gái - đây là con số hết sức báo động.

 


Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn: Cần đẩy mạnh việc thực thi nghiêm minh pháp luật về giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh, nghiêm cấm xác định giới tính trước khi sinh tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng.

Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn: Cần đẩy mạnh việc thực thi nghiêm minh pháp luật về giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh, nghiêm cấm xác định giới tính trước khi sinh tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng.

Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một viễn cảnh dư thừa từ 2,3 đến 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ để kết hôn. Có nhiều bằng chứng ở châu Á và Việt Nam cho thấy mất cân bằng giới tính khi sinh chủ yếu là do việc lựa chọn giới tính thai nhi do định kiến giới, ưa thích con trai và xem thường giá trị trẻ em gái đã ăn sâu bám rễ trong các quan niệm văn hóa.

Những tư tưởng truyền thống lâu đời này đã tạo nên những áp lực nặng nề đối với phụ nữ về việc phải sinh được con trai và ảnh hưởng cơ bản tới vị thế kinh tế, xã hội cũng như đời sống sinh sản và tình dục của người phụ nữ liên quan tới sức khỏe cũng như sự sống còn của họ.

 


Bà Ritsu Nacken, Quyền Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam: Nhân dịp này tôi chúc mừng những nỗ lực của Việt Nam trong công tác bước đầu giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh.

Bà Ritsu Nacken, Quyền Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam: Nhân dịp này tôi chúc mừng những nỗ lực của Việt Nam trong công tác bước đầu giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh.

Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc dân số Việt Nam trong tương lai, dẫn tới việc dư thừa nam giới trong xã hội. Các hậu quả về lâu dài rất nghiêm trọng: việc thiếu phụ nữ sẽ làm gia tăng áp lực buộc các em gái phải kết hôn sớm hơn và có thể bỏ học để lập gia đình. Có thể sẽ có sự gia tăng về nhu cầu mại dâm; dẫn đến việc gia tăng đường dây buôn bán phụ nữ.

Phát biểu tại “Ngày hội chung tay hành động giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn nhấn mạnh: "Giải pháp của vấn đề là cần được giải quyết trong bối cảnh rộng lớn của phát triển kinh tế, xã hội và quyền con người để xóa bỏ bất bình đẳng giới, đảm bảo nhân phẩm và các quyền con người của mỗi cá nhân, phụ nữ, trẻ em. Khi mà phụ nữ và các em gái được tiếp cận với chăm sóc y tế, giáo dục, cơ hội việc làm một cách bình đẳng như nam giới, thì họ sẽ có thể phát triển tốt và làm được những gì mà nam giới và trẻ em trai được mong đợi cần phải làm, thậm chí họ có thể làm tốt hơn".

 


Đại diện 11 tỉnh, thành phố có tỉ số giới tính khi sinh cao ký cam kết không cung cấp thực hiện dịch vụ sàng lọc giới tính thai nhi.

Đại diện 11 tỉnh, thành phố có tỉ số giới tính khi sinh cao ký cam kết không cung cấp thực hiện dịch vụ sàng lọc giới tính thai nhi.

Việt Nam đã và đang thực hiện một số biện pháp nhằm xóa bỏ vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, cần thiết phải tăng cường hơn nữa cơ chế phối hợp liên ngành và thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức xã hội, bao gồm cả những nỗ lực nhằm giải quyết phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái vốn đã ăn sâu bám rễ và là nguyên nhân chính dẫn đến việc lựa chọn giới tính trước khi sinh.

 


Ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ trao quyết định Đại sứ Truyền thông Dân số và Phát triển cho ca sĩ Mỹ Linh.

Ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ trao quyết định Đại sứ Truyền thông Dân số và Phát triển cho ca sĩ Mỹ Linh.

 

 

 

Một số hình ảnh của các nghệ sỹ nổi tiếng và sinh viên đến ủng hộ cho Ngày hội và Chiến dịch truyền thông:

 


Nghệ sỹ Lê Khanh

Nghệ sỹ Lê Khanh

 


Ca sỹ Mỹ Linh và các ca sỹ nhí

Ca sỹ Mỹ Linh và các ca sỹ nhí

 


Diễn viên Minh Tiệp tự hào khi chỉ thích sinh con gái.

Diễn viên Minh Tiệp tự hào khi chỉ thích sinh con gái.

 


Ca sỹ Noo Phước Thịnh với màn trình diễn sôi động, hút hồn các sinh viên trẻ.

Ca sỹ Noo Phước Thịnh với màn trình diễn sôi động, hút hồn các sinh viên trẻ.

 


Màn trình diễn flasmob của các sinh viên

Màn trình diễn flasmob của các sinh viên

 


Các đại biểu thả bóng bay các thông điệp về chung tay giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Các đại biểu thả bóng bay các thông điệp về chung tay giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Cần phải có thêm nhiều nỗ lực hơn nữa để thay đổi quan niệm của mọi người về sự ưa thích con trai và các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, đặc biệt quan niệm của nam giới và trẻ em trai. Bà Ritsu Nacken, Quyền Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam phát biểu tại lễ khởi động chiến dịch: "Giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh không phải là công việc của một cơ quan đơn lẻ, đó là nhiệm vụ của tất cả mọi người! Cần phải có sự cam kết của tất cả các bên liên quan cùng nỗ lực vì một Việt Nam nơi mà phụ nữ và nam giới, bé trai hay bé gái đều được đối xử công bằng; phụ nữ và trẻ em gái đều có những cơ hội để thành công trong cuộc sống như nam giới; bé gái và bé trái được tôn trọng như nhau; một Việt Nam tiến bộ, văn minh và vấn đề “trọng nam hơn nữ” là vấn đề của quá khứ. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể đảm bảo một tương lai tương sáng cho Việt Nam".

Phân biệt đối xử đối với trẻ em gái dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này là mặt trái xã hội, là sự vi phạm quyền con người, cần phải được chấm dứt. Bé gái, cũng như bé trai, xứng đáng được hưởng sự yêu thương, cơ hội và quyền bình đẳng trong suốt cuộc đời mình. Bình đẳng giới là vấn đề cốt lõi của sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Ngày hội cũng diễn ra lễ ký cam kết không cung cấp thực hiện dịch vụ sàng lọc giới tính thai nhi; giao lưu tại cộng đồng của các nhà lãnh đạo, các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng có 2 con gái và 500 sinh viên nhảy flashmob và thả bóng đưa các thông điệp của Ngày hội kêu gọi người dân để chung tay hành động giải quyết các mất cân bằng giới tính khi sinh.

Đặc biệt tại Ngày hội, Ca sỹ Mỹ Linh, Đại sứ Truyền thông Dân số và Phát triển, có vai trò thu hút sự chú ý của dư luận và truyền tải các thông điệp của Ngày hội thông qua hình ảnh đại diện và sự tham gia vào các sự kiện chính của chiến dịch trên các kênh truyền thông đại chúng (Video Clip, các buổi nói chuyện trên sóng truyền hình/truyền thanh), mạng xã hội (Facebook), sản phẩm truyền thông (poster, banner), các bài viết đăng báo, tham gia sản xuất trên các sản phẩm truyền thông chủ đạo của chiến dịch (video clip, các poster, banner...

Từ ngày 1/10 đến ngày 30/11/2015, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình phối hợp cùng Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tổ chức cuộc thi kể chuyện bằng hình ảnh "Con gái thật tuyệt” trên mạng xã hội. Mục đích của cuộc thi kể chuyện bằng hình ảnh "Con gái thật tuyệt" nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi thái độ của cộng đồng về vai trò và giá trị của con gái trong gia đình và xã hội đặc biệt là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ; nam, nữ thanh niên, vị thành niên. Đồng thời thúc đẩy trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng, các tổ chức và xã hội chung tay giải quyến vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh - một vấn đề cản trở với phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và ảnh hưởng tới cuộc sống của phụ nữ, nam giới, gia đình và cộng đồng

Dù bạn là ai, ở nông thôn hay thành thị, không phân biệt độ tuổi, vùng miền, nghề nghiệp, giới tính, hãy “KHÔNG phân biệt giới, KHÔNG lựa chọn giới tính thai nhi” để cùng chung tay hành động giảm thiểu mất cân bằng giới tinh khi sinh”. Mỗi hành động dù nhỏ, bạn đã góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng xã hội Bình đẳng, Tôn trọng và Yêu thương mọi người.

Hà Anh - Chí Cường/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Top