Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bí quyết để người cao tuổi sống khỏe mạnh, năng động hơn

Thứ năm, 08:28 20/07/2017 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Theo GS.TS Nguyễn Đình Cử - Viện Nghiên cứu Dân số, Gia đình và Trẻ em, già hóa dân số sẽ kéo theo các vấn đề liên quan như sẽ có nhiều sản phẩm, dịch vụ tăng lên và ra đời, nhiều khó khăn trong chăm sóc và phát huy người cao tuổi (NCT). Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là: Làm thế nào để già hóa dân số không cản trở tăng trưởng kinh tế, không trở thành gánh nặng đối với y tế và an sinh xã hội mà sẽ trở thành một lợi thế?

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Hà Anh
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Hà Anh

Kinh nghiệm thích ứng với “bùng nổ NCT”

Chia sẻ về những kinh nghiệm thực tế để thích ứng với già hóa dân số tại Hội thảo quốc tế “Thích ứng với già hóa dân số” vừa được tổ chức tại Hà Nội, bà Puangpen Chanprasert đến từ Bộ Y tế Thái Lan cho biết: Hiện tại, dân số Thái Lan đạt 66 triệu người, trong đó có 11,31 triệu NCT (chiếm 17,1% dân số). Thái Lan đã bước vào xã hội già hóa từ năm 2005. Ước tính số người già sẽ tăng gấp đôi vào năm 2021 và chiếm 30% dân số Thái Lan vào năm 2035.

Theo bà Puangpen Chanprasert, Thái Lan đã có nhiều hành động để thích ứng với giai đoạn “bùng nổ NCT”, trong đó nổi bật là việc xây dựng hệ thống dịch vụ chăm sóc dài hạn dành cho NCT. Hệ thống này được thiết kế như dịch vụ cộng đồng tích hợp dưới sự hỗ trợ về học thuật và dịch vụ của các bệnh viện, trung tâm y tế quận/huyện và trạm y tế xã/phường. Các dịch vụ bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội địa phương. Những NCT phụ thuộc không có người thân tại nhà sẽ được chăm sóc bởi tình nguyện viên hoặc nhân viên chăm sóc đã được huấn luyện tại nhà và tại các trung tâm đa năng, trung tâm phục hồi chức năng trong cộng đồng.

Kết quả hoạt động năm 2016 cho thấy, Bộ Y tế Thái Lan đã chăm sóc 180.126 NCT phụ thuộc ở 4.498 quận, huyện (60% của tổng số các quận, huyện), huấn luyện 7.764 quản lý chăm sóc và 44.079 nhân viên chăm sóc. Theo báo cáo, 1.580 trường hợp thuộc nhóm giới hạn tại giường đã có thể di chuyển quanh nhà và 5.663 trường hợp thuộc nhóm giới hạn trong gia đình có thể chuyển lên nhóm giới hạn về xã hội (độc lập). Trong tương lai không xa, chương trình này sẽ được kỳ vọng có thể bao phủ tất cả NCT Thái Lan ở tất cả các phường, xã.

Còn tại Đài Bắc (Trung Quốc), ông Ying Wei Wang đến từ Bộ Y tế và Phúc lợi chia sẻ: Hiện nay, mô hình “Thành phố thân thiện với người già” đang được áp dụng khá hiệu quả tại khu vực này. Theo thống kê năm 2016, Đài Bắc có 3,1 triệu NCT và cũng được coi là nơi có tốc độ già hóa dân số thuộc vào nhóm nhanh nhất thế giới. Năm 2010, Đài Bắc bắt đầu thí điểm mô hình “Thành phố thân thiện với người già” dưới các hình thức như: Cửa hàng thân thiện với người già (hiệu thuốc thân thiện với người già; cơ sở vật chất, trang thiết bị thân thiện với người già); nâng cao sức khỏe cộng đồng cho người già thông qua các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, ưu tiên về các vấn đề như: Hoạt động thể chất; phòng ngừa ngã; tư vấn dinh dưỡng; chăm sóc sức khỏe răng miệng; vận động ngừng hút thuốc lá. Bên cạnh đó, khuyến khích người già tham gia vào các hoạt động xã hội qua các cuộc thi vui dành cho người già hàng năm. Tính đến năm 2016, đã có 22 thành phố và huyện duy trì và tiếp tục mở rộng mô hình này.

Hướng đến một xã hội “già hóa năng động”

Cũng tại Hội thảo quốc tế “Thích ứng với già hóa dân số”, theo GS Nguyễn Đình Cử, để già hóa dân số không cản trở tăng trưởng kinh tế, không trở thành gánh nặng đối với y tế và an sinh xã hội mà sẽ trở thành một lợi thế, các nước trên thế giới và Việt Nam cần xây dựng môi trường hướng tới “già hóa khỏe mạnh” và hơn thế nữa là “già hóa năng động”.

Điều đó đòi hỏi cần sự chung tay vào cuộc của cả cộng đồng với sự tham gia của chính chủ thể là NCT đến gia đình, các doanh nghiệp, nhà nước và toàn cộng đồng. Theo đó, những NCT trong xã hội sẽ có vai trò chủ động bảo đảm tài chính, đủ để chi trả cho các sản phẩm và dịch vụ phục vụ đời sống của mình; nêu cao tinh thần tự phục vụ bản thân, đáp ứng nhu cầu của mình thông qua các hoạt động đơn giản như chuẩn bị bữa ăn, giặt là quần áo, tự mua, bán…Việc này sẽ giúp tiết kiệm nhiều nhân lực phục vụ NCT, góp phần tăng lao động sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội.

Bên cạnh đó, NCT có thể tham gia nhiều công việc trong gia đình như: Chăm sóc và dạy trẻ; chăm sóc cây cối, gia súc, gia cầm; dọn vệ sinh nơi ở và môi trường xung quanh; chăm sóc các công trình của cộng đồng với vai trò tình nguyện viên đồng thời xóa bỏ mặc cảm tuổi tác để hội nhập các hoạt động mang tính tập thể như: Học tập; thể dục thể thao; du lịch, giải trí… Ngoài ra, gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì mối giao lưu giữa các thế hệ, bảo vệ thân thể, sự an toàn và tạo việc làm cho NCT.

Đối với các doanh nghiệp, GS Nguyễn Đình Cử cho biết, doanh nghiệp sẽ có vai trò trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với NCT; tạo việc làm và sử dụng lao động cao tuổi phù hợp với yêu cầu công việc, đồng thời có thể đóng góp nguồn lực để hỗ trợ nhóm xã hội yếu thế, trong đó có NCT, nhằm giúp họ có cuộc sống tốt hơn.

So với các độ tuổi trưởng thành, NCT thường có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ thấp hơn. Chẳng hạn, ở Việt Nam, khoảng 1/3 số người trong độ tuổi 60-64 và gần 2/3 số người 65 tuổi trở lên chưa tốt nghiệp Tiểu học. Mặt khác, trong cộng đồng vẫn còn những hủ tục, tập quán và thói quen không có lợi cho cuộc sống NCT như nghiện rượu bia, thuốc lá, thuốc lào. Vì vậy, cộng đồng có vai trò truyền thông, giáo dục, thông qua hoạt động của các câu lạc bộ, các trung tâm giáo dục cộng đồng, các tổ chức xã hội nhằm nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, gìn giữ phong tục, tập quán có lợi; xóa bỏ hủ tục, tập quán, thay đổi những hành vi có hại cho sức khỏe NCT.

Ngoài ra, Nhà nước cần tạo ra khung luật pháp, chính sách về NCT theo hướng khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng, gia đình, cá nhân bảo vệ, chăm sóc, phát huy khả năng đóng góp của NCT, đồng thời lồng ghép xu hướng già hóa, chính sách đối với NCT vào chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo thống kê, thế giới đang bước vào giai đoạn “bùng nổ NCT” cả về số lượng và tỷ lệ trong tổng dân số. Nếu năm 1950, thế giới có 2,5 tỷ người, trong đó 214 triệu NCT thì năm 2000, số NCT đã tăng lên 590 triệu người trong tổng số hơn 6 tỷ người trên toàn thế giới. Dự báo dân số thế giới năm 2050 là 9,75 tỷ và NCT là 2,1 tỷ người. Theo đó, từ năm 1950 - 2000, tỷ lệ NCT trong tổng dân số chỉ tăng từ 8,6% lên 9,7% (tăng thêm 1,1%), nhưng giai đoạn 2000 – 2050, tỷ lệ này sẽ tăng thêm 11,9% và đạt tới 21,6%.

So với thế giới, nhiều nước thuộc Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), tỷ lệ NCT trong tổng dân số còn tăng nhanh hơn nhiều. Chẳng hạn, từ năm 2000 - 2050, tỷ lệ NCT trong tổng dân số Indonesia sẽ tăng thêm 17,1%. Tương tự, Việt Nam tăng thêm 18,5%; Nhật Bản: 20,7%; Trung Quốc: 21%, thậm chí Singapore tăng thêm tới 29,3%...

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 16 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top