Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Bán trú dân nuôi" - mô hình mới của ngành giáo dục Sa Thầy

Thứ năm, 15:14 19/02/2009 | Chất lượng cuộc sống

Giadinh.net - Đã hơn hai tháng nay, cứ mỗi buổi sáng thức dậy, cậu bé A Lập (Dân tộc Xê Đăng), học sinh lớp mẫu giáo ghép tại làng Bình Loong, xã Sa Bình (Sa Thầy - Kon Tum) lại nhắc nhở bố mình (anh A Chích) chuẩn bị cơm để A Lập mang đến lớp.

Từ một học sinh thường xuyên nghỉ học, nhưng từ tháng 10/2008, A Lập không nghỉ buổi nào?!... Đây là kết quả của mô hình ”bán trú dân nuôI”- một trong những mô hình mới của ngành giáo dục Sa Thầy.

Một mô hình hay

Bắt đầu triển khai từ tháng 10/ 2008, mô hình “Bán trú dân nuôi” (BTDN) được thực hiện đầu tiên ở Trường mầm non Sa Bình. Theo cô giáo Lê Thị Mạnh - Hiệu trưởng Trường mầm non Sa Bình: Tuy mới được thực hiện, nhưng hiệu quả của mô hình này rất đáng ghi nhận. Trước khi mô hình BTDN chưa đi vào hoạt động, tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đến lớp chỉ đạt trên dưới 50%. Nhưng kể từ ngày thực hiện, mô hình này đã “kéo” được 95 - 100%  số học sinh lên lớp.
 

Giờ ăn trưa của các bé trường mầm non Sa Bình (Ảnh: H.Nam).

Sa Bình là địa phương có 4 thôn đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó Kà Bầy và Lung Leng mỗi thôn có  2 lớp mầm non. Với tổng số 155/252 học sinh các dân tộc Xê Đăng, Hơ Lăng, Gia Rai... học trong 6/11 lớp mầm non của trường, nhưng vì lý do phụ huynh chưa mấy quan tâm đến việc học tập của con em mình, hoặc bận lên nương rẫy cả ngày mà phải đem theo lũ trẻ để lo cơm nước. Một số học sinh khác do ngại thời tiết, đường xa không muốn đến trường nên ngày trước, đội ngũ giáo viên ở Trường mầm non Sa Bình đã tốn không biết bao công sức để đến từng nhà vận động học sinh tới lớp và việc duy trì sỹ số ở lớp là rất khó. Vậy mà hôm nay, mô hình BTDN đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của phụ huynh. Thực hiện theo mô hình này, các thầy cô không những chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ cho  học sinh, mà còn tạo  cho các em thói quen rửa tay trước khi ăn, lễ phép mời bạn bè, cô giáo trước khi dùng bữa và không dùng tay để bốc thức ăn theo tập quán lâu đời...

Phải nói cho dân hiểu

Để thực hiện được, trước hết nhà trường đã tổ chức họp phụ huynh, phân tích để bà con hiểu rằng đem cơm đến lớp, cho con ở lại trường mới có thời gian lên rẫy. Sau đó, nhà trường đã trích tiền mua ăng-gô, cặp lồng đựng cơm, muỗng (thìa) xúc cơm, một số vật dụng phục vụ bữa ăn và chiếu, chăn, gối để các cháu ngủ trưa ở lớp.
 

Được tới trường đã trở thành niềm vui của trẻ thơ (Ảnh: TL).

Sau đó, cấp phát cặp lồng cho học sinh đem về nhà để gia đình các cháu mang cơm đến trường. Khi tan học buổi sáng, giáo viên hướng dẫn các em đi vệ sinh cá nhân, sau đó tập trung lớp lại mở cặp lồng cho các cháu ăn cơm. Sau khi ăn xong, giáo viên cùng học sinh tập trung dọn dẹp và cho các cháu nghỉ trưa tại lớp để tiếp tục cho buổi học chiều. Kết thúc một ngày học, các cháu lại mang dụng cụ đem cơm về nhà để chuẩn bị ngày mai tiếp tục mang cơm lên lớp. Có nhiều hôm, nhìn thấy khẩu phần cơm của các cháu mang đến không có thức ăn mà chỉ có cơm trắng, nhà trường lại phải trích tiền mua lạc (đậu phộng) đem về rang với muối để chế biến vừng cho các cháu...

Anh A Chăng, bố của học sinh Y Liêng ở làng Bình Loong vui vẻ: “Nhờ có cô giáo cho con Y Liêng nhà mình ăn và ngủ ở trường nên mình cũng đỡ vất vả, nếu không nó cũng phải nghỉ học thôi. Gia đình mình suốt ngày phải đi làm rẫy để kiếm sống, mỗi lần lên rẫy thì phải mang gạo theo để còn nấu cho nó ăn. Bây giờ có cô giáo cho ăn, cho ngủ ở trường là mình vui rồi. Mình sẽ thường xuyên đem con đến lớp để học lấy cái chữ...”

Cô giáo Nguyễn Thị Bích Ngọc, giáo viên lớp mẫu giáo ghép làng Bình Loong chia sẻ: Từ mô hình này, do học sinh thường xuyên tiếp xúc trò chuyện với giáo viên (ăn và ngủ trưa tại lớp với cô giáo) nên các cháu đã nâng cao được khả năng phát âm tiếng Việt. Mặt khác, phần lớn các cháu đã bỏ được thói quen sử dụng tay bốc thức ăn, trước khi ăn đã biết mời cô giáo và bạn bè nên nhiều phụ huynh cứ muốn con mình được bán trú tại trường. Riêng ngày Thứ sáu hàng tuần, học sinh chỉ học buổi sáng để dành thời gian buổi chiều để các cô bận họp, nhưng phụ huynh của A Bình (anh A Dut) và một số phụ huynh khác lại yêu cầu cho con họ được mang cơm đến lớp ăn cùng cô giáo, đến đầu giờ chiều mới về nhà.

Đến đổi lương thực lấy “tem phiếu”

Khác với Trường mầm non Sa Bình, các lớp mẫu giáo thuộc Trường mầm non Sơn Ca ở xã Hơ Moong (Sa Thầy) lại áp dụng phương pháp mang “phiếu ăn”  đổi lấy các lương thực, thực phẩm khác để chế biến món ăn cho các cháu.

Kể từ năm học 2007-2008, mỗi ngày phụ huynh đem con em mình đến lớp họ lại mang theo một loại thức ăn như quả bí ngô, bí đao, một ít gạo, hoặc con gà, con cá hay quả trứng, mớ hến, mớ cua bắt được dưới sông và một số lương thực khác để đổi lấy phiếu ăn cho con em mình. Từ số lương thực, thực phẩm phụ huynh mang đến, các cô ở đây sẽ định giá sản phẩm, sau đó tùy theo số, chất lượng của các loại lương thực họ mang đến mà cấp số phiếu ăn cho các phụ huynh. Cứ như thế, mỗi ngày phụ huynh đem con đến trường lại mang theo một “phiếu báo cơm” cho con. Khi hết phiếu, họ lại mang những sản phẩm sẵn có trong nhà ra để các cô “định giá” và tiếp tục cấp phiếu cho con em mình.

- Thế những gia đình nghèo thiếu đói giáp hạt thì họ lấy gì để đổi phiếu cho con đi học? - Tôi hỏi cô Võ Thị Thúy, giáo viên lớp mầm non (có 25 học sinh) ở làng Đăk Wớt, xã Hơ Moong, cô cho biết: Những trường hợp như vậy chúng tôi vẫn ưu tiên cấp phiếu cho các cháu, đến ngày gia đình thu hoạch lúa, sắn, ngô trên rẫy họ lại mang đến “trả nợ” cho nhà trường. Nhưng cũng phải yêu cầu họ viết giấy cam đoan, địa phương chứng thực và nộp lên cho lớp. Nhiều gia đình đến kỳ thu hoạch, họ mang sản phẩm ra chợ bán lấy tiền và đem đến trả nhà trường.

Anh A Ven, bố của học sinh A Viên cho biết: “Mình rất vui vì giáo viên thực hiện cách này. Như thế thằng Viên nhà mình mới được học, chứ không thì mình phải đưa nó lên rẫy, hoặc ra suối bắt con cua, con hến cũng phải mang nó đi theo. Những lúc rỗi, mình và vợ mình lại ra con suối đầu làng bắt con hến để đổi phiếu cho thằng Viên đi học. Có hôm bắt được rất nhiều hến, mình mang đến trường đổi phiếu để các cô nấu canh cho cả lớp ăn...”.

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Thùy - Hiệu trưởng Trường mầm non Sơn Ca bộc bạch: Mô hình “Đổi lương thực, thực phẩm để lấy phiếu ăn”  giúp cho rất nhiều hộ gia đình trên địa bàn có điều kiện hơn khi con họ đủ tuổi đến trường. Không những thế, mô hình còn giúp giáo viên duy trì được tỷ lệ học sinh đến trường cao. Ngoài việc phụ huynh không phải chuẩn bị cơm cho các cháu, giáo viên chế biến món ăn được sạch sẽ, đảm bảo cho các cháu ăn chín uống sôi, bữa ăn của các cháu mới đảm bảo vệ sinh. Mô hình này đã nhận được sự ủng hộ tích cực của bà con các dân tộc trên địa bàn,  do vậy, tỷ lệ học sinh đến trường từ 50% năm 2006 đã được nâng lên 90% vào năm học 2007 - 2008.

Còn nhiều khó khăn trước mắt

Cô giáo Lê Thị Mạnh - Hiệu trưởng Trường mầm non Sa Bình kiến nghị: Thứ nhất là hiện nay nhà trường chưa có khu nhà vệ sinh cho các cháu, bởi đã thực hiện bán trú ắt phải có chỗ để các cháu vệ sinh; Thứ hai là chưa có giếng nước để phục vụ cho việc nấu ăn, nấu nước uống cũng như để lấy nước cho các cháu vệ sinh trước khi ăn, hàng ngày phải xách nước của nhà dân, gần nhất cũng phải hơn 200 đến 300 mét, rất khó khăn cho các cô giáo; Thứ ba là cơ sở vật chất hiện đang còn thiếu và xuống cấp chưa được đầu tư xây dựng nên nhà trường gặp không ít khó khăn trong việc thực hiện mô hình...

Trao đổi với tôi, ông Trần Đình Huân - Trưởng phòng Giáo dục huyện Sa Thầy cho biết: Ngành Giáo dục huyện đã hỗ trợ 5 triệu đồng cho mỗi trường thực hiện chương trình bán trú ở bậc Mầm non. Tuy vậy, để đảm bảo nhân rộng mô hình BTDN, số tiền ấy chưa thấm vào đâu so với số kinh phí để các trường mầm non đầu tư mua sắm trang thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiện tại, Ngành Giáo dục Sa Thầy đang đề nghị địa phương hỗ trợ và tiến tới vận động nhân dân quyên góp ủng hộ...
 

Với mô hình BTDN ở Trường mầm non Sa Bình và “Đổi lương thực lấy tem phiếu” ở Trường mầm non Sơn Ca (Sa Thầy - Kon Tum) đã giúp hai trường này trong việc “kéo” học sinh ra lớp. Không những vậy, hai mô hình trên đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh, bởi như thế gia đình họ mới có thời gian “rảnh tay” khi lên rẫy, con em họ nâng cao được khả năng giao tiếp và sử dụng tiếng Việt và bỏ được tập quán dùng tay bốc thức ăn. Từ hai mô hình trên, mong rằng các địa phương trong cả nước cần nhân rộng nhằm nâng cao sỹ số học sinh đến lớp, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở vùng sâu vùng xa...

 
Hoài Nam

 

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Nhà có người cao tuổi bị rối loạn tứ chi hoặc thậm chí bại liệt tay tức là mắc bệnh lý về thoái hóa đốt sống cổ. Điều đáng nói là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi về già nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi Việt Nam đang gặp phải.

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Có 3 thời điểm ghi dấu sự thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong đời người phụ nữ là: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi tâm sinh lý này liên quan chặt chẽ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể và tuổi tác.

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Đừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Thời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ bị kiệt sức, thậm chí đột quỵ, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao. Tuy vậy, đột quỵ mùa nắn...

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Nhiều người cho rằng thuốc bổ thì ai cũng dùng được, cứ nghe thấy bổ là tự ý mua về dùng. Ba kích cũng vậy, trong Y học cổ truyền rễ ba kích tốt cho xương khớp, nhiều người đã tự mua ba kích để ngâm rươụ để sử dụng. Tuy nhiên điều này thật sai lầm, vì có thể gây ra những hệ lụy.

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Dân số và phát triển - 5 năm trước

Xoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn đã hiểu bao nhiêu về căn bệnh này?

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Máu đỏ đen, ham mê cờ bạc gã thanh niên đã ngã gục trước vòng xoáy của những ván bài. Từ những trận sát phạt thâu đêm suốt sáng đã đưa đẩy Tạ Bá Xinh đến con đường nghiện hút. Để rồi, khi tỉnh lại, người đàn ông ấy phát hiện đang mang trong người căn bệnh thế kỷ.

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Dân số và phát triển - 7 năm trước

Trong một lần âu yếm với bạn trai, tinh trùng của bạn trai đã dính vào quần của bạn gái. Từ sau hôm đó, cảm thấy trong người có khác khác. Liệu, bạn gái đã mang thai?

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Một số bệnh tình dục có thể lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau mà chính bạn cũng không ngờ tới.

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Sa sinh dục thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo.

Top