Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bà Astrid Bant -Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam: UNFPA luôn đồng hành với Việt Nam

Thứ hai, 19:00 26/12/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - “55 năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác DS-KHHGĐ, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình và đạt được nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. UNFPA sẽ cùng đồng hành với công tác dân số của Việt Nam trong sự phát triển bền vững của đất nước”, bà Astrid Bant, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam nhấn mạnh khi trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội nhân kỷ niệm 55 Ngày Truyền thống ngành Dân số của Việt Nam.

Việt Nam cần biến thách thức thành cơ hội

Bà đánh giá như thế nào về những hoạt động của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình tại Việt Nam trong suốt thời gian qua?

- Việt Nam đạt được những thành tựu rất ấn tượng về công tác DS-KHHGĐ trong những thập kỷ qua. 10 năm qua Việt Nam đã đạt và duy trì được mức sinh thay thế (trung bình một người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2 con). Các thành tựu trong lĩnh vực DS-SKSS đã giúp Việt Nam đạt và vượt trước thời hạn một số Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, ví dụ tỉ suất chết mẹ và chết trẻ dưới 1 tuổi giảm, bình đẳng giới được tăng cường giúp phụ nữ được nâng cao vị thế.

Những thành tựu này đã đóng góp nhiều vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, góp phần đưa chất lượng sống của người dân được nâng cao; tuổi thọ và thu nhập bình quân đầu người tăng… Điều đó cũng đã giúp Việt Nam thoát khỏi ngưỡng nghèo, trở thành nước có thu nhập trung bình trên thế giới.


Theo đánh giá của Unfpa: Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác chăm sóc trẻ. Ảnh: dương ngọc

Theo đánh giá của Unfpa: Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác chăm sóc trẻ. Ảnh: dương ngọc

Công tác DS-KHHGĐ từ năm 1961 đến nay đã đạt được nhiều thành tựu: các chỉ số về tỉ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, an toàn khá cao; chăm sóc SKSS bà mẹ và trẻ em ngày càng được cải thiện khá nhiều so với những năm 90 của thế kỷ trước. Ở các địa phương, các điều kiện, cơ sở vật chất và trình độ cán bộ dân số - y tế được nâng cao nhiều; nhận thức của người dân về quyền tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ và đặc biệt hiểu biết của họ về dự phòng và việc tiếp cận dịch vụ được cải thiện rất rõ. Các số liệu, chỉ số điều tra ban đầu, cuối kỳ của các chương trình mà chúng tôi hợp tác với Chính phủ Việt Nam đã ghi nhận sự chuyển đổi hành vi, nhận thức của người dân, đặc biệt là nam giới và vị thành niên trong phòng chống HIV, phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tránh mang thai ngoài ý muốn. Nhận thức về chăm sóc thai nghén, chăm sóc bà mẹ và trẻ em trước và sau sinh, kiến thức về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình cũng đã tăng lên…

Bà đánh giá như thế nào về những cơ hội và thách thức của công tác DS-KHHGĐ trong giai đoạn tới, khi Việt Nam tiến tới hoàn thành Chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011 – 2020?

- Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực DS-SKSS song vẫn cần nỗ lực nhiều hơn, nhất là việc rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Tuổi thọ người dân tăng lên và mức sinh giảm dẫn đến tình trạng già hóa dân số nhanh chóng. Tỷ lệ người cao tuổi (từ 60 tuổi) trở lên trong tổng dân số đang gia tăng, đưa Việt Nam vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Đây là một thách thức đối với vấn đề an sinh xã hội.

Trong thời gian tới, Việt Nam cần tận dụng cơ hội “dân số vàng”, nếu không, cơ hội sẽ biến thành thách thức. Thách thức lớn nhất là đòi hỏi về công ăn việc làm cho lực lượng lao động trẻ dồi dào, cũng như đào tạo nghề cho thanh niên và nâng cao năng suất lao động. Tiếp theo là đảm bảo cung cấp đầy đủ các phương tiện tránh thai an toàn cho thanh niên khi nhóm dân số này bước vào độ tuổi sinh đẻ tăng nhưng lại kết hôn muộn. Bên cạnh đó, trong việc triển khai Chiến lược DS-KHHGĐ giai đoạn 2011 – 2020, chúng ta đã nỗ lực ngăn ngừa và giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Đáng lưu ý là tâm lý thích sinh con trai trong người dân rất mạnh, trong đó có không ít người có trình độ văn hóa, có thu nhập cao.

Hợp tác vì cuộc sống của người dân

Theo bà, Việt Nam cần làm gì để về đích Chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011–2020 một cách tốt nhất?

Việt Nam đã đạt được mức sinh thay thế nhưng không có nghĩa là không cần đầu tư tiếp cho công tác DS-KHHGĐ. Đầu tư nguồn lực cần tiếp tục và nhiều hơn để đảm bảo duy trì được thành tựu và ứng phó với những thách thức mới. Chúng ta cần có các nghiên cứu, chiến dịch truyền thông tuyên truyền, sâu rộng vào cộng đồng. Các chương trình an sinh xã hội cho người cao tuổi, giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, bình đẳng giới, tận dụng cơ hội dân số vàng,… cần có sự vào cuộc, tham gia phối hợp của các ngành khác.

“Cửa sổ cơ hội nhân khẩu học” đang mang lại cho Việt Nam cơ hội duy nhất trong lịch sử để biến giai đoạn vàng này thành động lực cho sự thịnh vượng về kinh tế - xã hội và là động lực cho Việt Nam nỗ lực hoàn thành các Mục tiêu phát triển bền vững. Chúng ta có thể thực hiện được nhiệm vụ này bằng cách đảm bảo cho mỗi người trẻ tuổi có được nền tảng giáo dục tốt và lành mạnh với kiến thức và kỹ năng được trang bị để họ có thể biến ước mơ thành hiện thực. Đây là thời điểm để đầu tư và hỗ trợ người trẻ tuổi đặc biệt là các trẻ em gái. Điều này hoàn toàn phù hợp với Chương trình nghị sự 2030 vì sự Phát triển bền vững và các Mục tiêu Phát triển Bền vững mà Việt Nam hoàn toàn ủng hộ với tư cách là quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc.

Thời gian tới, UNFPA sẽ có những hỗ trợ gì cho Việt Nam trong lĩnh vực dân số, thưa bà?

- Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ chính phủ và các bộ, ngành trong thực hiện mục tiêu Việt Nam đề ra trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt trong thời gian Việt Nam đang xây dựng Luật Dân số mới, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc cam kết hỗ trợ kỹ thuật để chính sách dân số của Việt Nam phù hợp với những thay đổi mạnh mẽ trong nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

UNFPA luôn đồng hành với Việt Nam trong việc sử dụng các dữ liệu dân số để xây dựng chính sách và chương trình dựa trên bằng chứng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người dân. Mọi nỗ lực đó đều nhằm đảm bảo rằng mỗi phụ nữ, nam giới, thanh thiếu niên và trẻ em đều có một cuộc sống khỏe mạnh và có cơ hội phát triển; không mang thai thai ngoài ý muốn; trẻ em được sinh ra an toàn; thanh thiếu niên có cơ hội phát triển hết tiềm năng; trẻ em gái và phụ nữ được tôn trọng và đối xử bình đẳng. Chúng tôi tin rằng, cách duy nhất và tốt nhất là cùng nhau hợp tác và hành động để cải thiện cuộc sống của mọi người dân.

Trân trọng cảm ơn bà.

Bà Astrid Bant-Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam
Bà Astrid Bant-Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam

“Một thách thức lớn khác là sự gia tăng nhanh chóng bất thường của tỷ số giới tính khi sinh (SRB) ở Việt Nam. Trong vòng 10 năm gần đây, tỷ số này đã tăng lên từ 110 trẻ em trai trên 100 trẻ em gái năm 2006 lên tới 112,2/100 năm 2014, ước tính là 113,2 năm 2016. Nếu xu hướng này tiếp tục với tốc độ gia tăng như vậy, tỷ số giới tính khi sinh có thể vượt ngưỡng 115/100 trong vòng 3 năm tới. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc dân số trong tương lai và sẽ kéo theo hậu quả là có quá nhiều nam giới. Sự khan hiếm phụ nữ cũng sẽ gây áp lực cho họ phải kết hôn sớm, tăng nhu cầu mại dâm và buôn bán người”.

- Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, công tác DS-KHHGĐ Việt Nam đã đạt được những thành tựu, kết quả to lớn. Sau 55 năm, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm được 4,3 con, từ 6,3 con năm 1960 xuống 2,09 con năm 2015, trong khi bình quân trên toàn thế giới chỉ giảm được 2,5 con, từ 5 con xuống còn 2,5 con. Tuổi thọ bình quân tăng 35,6 tuổi, từ 40 tuổi năm 1960 lên 75,6 năm 2016, Việt Nam xếp thứ 56 trong số 138 nền kinh tế được Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng sống thọ.

- Kết quả công tác DS-KHHGĐ đã trực tiếp làm tăng 0,38 lần GDP bình quân đầu người, bình quân tăng khoảng 2% mỗi năm. Dân số Việt Nam bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, cải thiện rõ rệt tình trạng sức khoẻ bà mẹ và trẻ em; tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, dưới 5 tuổi đều đạt và vượt chỉ tiêu Quốc hội giao, góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập bình quân đầu người, cải thiện đời sống nhân dân, giảm tình trạng đói nghèo, tăng cường bình đẳng giới..., đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Hà Anh (thực hiện)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top