Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đàn ông nhiễm virus lây qua đường tình dục nhiều hơn phụ nữ

Thứ năm, 15:59 19/10/2017 | Dân số và phát triển

Nghiên cứu của Mỹ chỉ ra tỷ lệ đàn ông nhiễm HPV ở miệng cao gấp ba lần phụ nữ.

Cứ chín đàn ông Mỹ có một người nhiễm HPV (Human Papillomavirus) ở miệng, tỷ lệ này cao gấp ba lần phụ nữ, Reuters đưa tin. Kết luận được đưa ra sau khi nhóm nhà khoa học từ Đại học Florida xem xét dữ liệu của 4.493 tình nguyện viên nam và 4.641 tình nguyện viên nữ.

Nhìn chung, 11,5% đàn ông và 3,2% phụ nữ Mỹ nhiễm HPV ở miệng. Nếu quan hệ đồng giới, hai tỷ lệ này tăng lần lượt lên 12,7% và 3,4%. Bên cạnh đó, 20% đấng mày râu bị HPV sinh dục cũng mắc HPV miệng trong khi chỉ 4% nam giới không bị HPV sinh dục rơi vào trường hợp tương tự.

Ảnh: empowher.com.
Ảnh: empowher.com.

Là virus lây qua đường tình dục, HPV có thể dẫn tới ung thư họng, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ cũng như mục cóc sinh dục và tổn thương đường hô hấp trên. Hầu hết bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng rõ ràng.

Đàn ông dễ nhiễm HPV miệng do oral sex hoặc bị HPV sinh dục từ trước. Theo nhóm tác giả, số nam giới nhiễm HPV tăng cao giải thích lý do ung thư họng ở phái mạnh hiện phổ biến hơn ung thư cổ tử cung ở phái đẹp.

Nghiên cứu trên còn hạn chế ở chỗ chỉ dựa vào câu trả lời của tình nguyện viên nên có khả năng thông tin không đảm bảo độ tin cậy do sợ bị kỳ thị. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định công trình đã nêu lên sự cần thiết của công cuộc phòng tránh HPV ở cả hai giới.

"Điều quan trọng là phải tối đa hóa tỷ lệ tiêm chủng HPV ở thanh thiếu niên", tiến sĩ Erich Sturgis từ Đại học Texas không tham gia nhóm nghiên cứu nói. Tại Mỹ, văcxin HPV cho cả trai lẫn gái với tác dụng giảm nguy cơ ung thư liên quan đến virus đã ra mắt song tỷ lệ tiêm chủng còn rất thấp. Năm 2016, số trẻ em tiêm đủ hai mũi văcxin không quá 50%.

Nhóm tác giả kêu gọi cộng đồng sử dụng bao cao su. Đàn ông và phụ nữ cũng cần kiểm tra nguy cơ ung thư định kỳ để kịp thời điều trị nếu phát hiện dấu hiệu bất thường.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Top