Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đại học Việt Nam không vào top 400 trường châu Á vì yếu toàn diện

Thứ tư, 09:56 08/05/2019 | Xã hội

Các tiêu chí đánh giá của THE Ranking hầu hết lại là điểm yếu của tất cả đại học ở Việt Nam, hoặc phần lớn đang ở mức rất yếu so với các trường trong khu vực và trên thế giới.

Tạp chí Times Higher Education (THE) vừa công bố bảng xếp hạng 417 trường ĐH khu vực châu Á năm 2019. Theo đó, đứng đầu bảng là ĐH Thanh Hoa (Bắc Kinh, Trung Quốc), tiếp theo là ĐH Quốc gia Singapore (NUS). Quốc gia có nhiều ĐH lọt vào bảng xếp hạng nhất là Nhật Bản, với 103 trường. Tiếp theo là Trung Quốc 72 trường.

Đánh giá khắt khe

Riêng khu vực ASEAN, Singapore vẫn là nước nổi lên hàng đầu với 2 trường lọt vào top 10. 5 ĐH của Đông Nam Á trong top 100, trong đó Singapore có 3 trường, Malaysia 1 trường, Philippines 1 trường. Dù có khá nhiều trường của khu vực ASEAN lọt vào danh sách này, không có đại diện nào của Việt Nam.

Các chuyên gia làm công tác bảo đảm chất lượng đều đánh giá xếp hạng THE có thể được xem là một trong số ít bảng xếp hạng uy tín của thế giới hiện nay. Việc được xem là uy tín là do tự thân THE xây dựng các tiêu chí đánh giá khách quan, có tính học thuật, và đáp ứng được sự đa dạng của phát triển ĐH.

Sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng nghiên cứu khoa học. Ảnh: Người Lao Động.
Sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng nghiên cứu khoa học. Ảnh: Người Lao Động.

TS Trần Nhật Tân, Giám đốc Trung tâm Bảo đảm chất lượng - ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) - cho rằng trên thế giới có rất nhiều tổ chức xếp hạng và nhiều kiểu xếp hạng khác nhau. Kể cả trong một tổ chức xếp hạng như QS Ranking hay THE Ranking, họ cũng chia ra thành nhiều kiểu xếp hạng.

Ví dụ tiêu chí (hoặc trọng số các tiêu chí) xếp hạng các trường ĐH trên thế giới có thể khác với tiêu chí (hoặc trọng số các tiêu chí) xếp hạng các trường ĐH châu Á. Các bảng xếp hạng khác nhau sẽ có những tiêu chí đánh giá khác nhau. Mỗi tổ chức xếp hạng sẽ có cách lấy dữ liệu khác nhau. Có tổ chức tự thu thập dữ liệu, có tổ chức cần phải cung cấp dữ liệu...

Muốn đánh giá vì sao các trường ĐH ở Việt Nam không xuất hiện trong bảng xếp hạng trường ĐH châu Á của THE Ranking (nhưng lại có một số trường xuất hiện trong bảng xếp hạng các trường ĐH châu Á theo QS Ranking) thì cần phải xem xét các tiêu chí đánh giá của bảng xếp hạng các trường ĐH châu Á theo THE Ranking.

TS Tân cho biết THE Ranking sử dụng cùng bộ 13 tiêu chí đánh giá cho bảng xếp hạng các trường ĐH thế giới và bảng xếp hạng các trường ĐH châu Á (cái này khác với QS Ranking).

THE Ranking chỉ điều chỉnh trọng số một chút cho phù hợp với các trường châu Á (theo quan sát thì sự điều chỉnh này là không đáng kể). Trong khi đó, QS Ranking lại sử dụng 2 bộ tiêu chí khác nhau đáng kể, kể cả trọng số cho từng tiêu chí cho việc xếp hạng các trường ĐH thế giới và bảng xếp hạng các trường ĐH châu Á.

"Điều này cho thấy mức độ "nghiêm khắc" trong cách đánh giá của THE Ranking cao hơn QS Ranking, nghĩa là các ĐH ở châu Á, trong đó có Việt Nam, sẽ cạnh tranh trong bảng xếp hạng của THE theo các tiêu chí chung của thế giới chứ không phải theo một số tiêu chí "đặc thù" như QS Ranking", TS Tân nhận định.

Không thỏa mãn các tiêu chí

Các chuyên gia đều có chung nhận định nhiều tiêu chí xếp hạng của THE Ranking là thách thức rất lớn đối với các ĐH Việt Nam. Hay nói cách khác, các tiêu chí đánh giá của THE Ranking hầu hết lại là điểm yếu của tất cả các ĐH ở Việt Nam, hoặc phần lớn là đang ở mức rất yếu so với các trường trong khu vực và trên thế giới.

Theo TS Lê Văn ÚT, với tình trạng đa số trường ĐH trong Top 40 của Việt Nam chỉ có mức công bố bình quân trên dưới 100 bài Scopus/năm (rơi vào tiêu chí loại) thì rõ ràng là khoảng 5-10 năm nữa, đa số vẫn chưa vào được bảng của THE; trừ vài trường ĐH đứng đầu.

"Đầu tư cho nghiên cứu khoa học theo chuẩn quốc tế, do đó là con đường quan trọng nhất để được xếp hạng trong bảng xếp hạng danh giá này", TS Lê Văn Út kết luận.

Muốn tham gia xếp hạng, chưa nói có tên trong tốp 400 hay không thì các trường phải có những tiêu chuẩn nhất định.

"Soi vào các tiêu chí của THE Ranking, các ĐH của Việt Nam gần như là yếu toàn diện", ông Phong nhận định.

Chi tiết hơn, TS Tân chỉ ra 13 tiêu chí đánh giá cho bảng xếp hạng các trường ĐH thế giới và bảng xếp hạng các trường ĐH châu Á.

Cụ thể: Uy tín về giảng dạy 10%; uy tín về nghiên cứu 15%; tỷ lệ đào tạo tiến sĩ tốt nghiệp/đội ngũ giảng dạy 6%; tỷ lệ nghiên cứu sinh/sinh viên 2,25%; tỷ lệ đào tạo tiến sĩ tốt nghiệp/số lượng sinh viên tốt nghiệp 2,25%; tổng nguồn thu của nhà trường 2,25%; nguồn thu từ nghiên cứu 7,5%; năng suất nghiên cứu (số bài báo trên các tạp chí uy tín) 7,5%; chất lượng nghiên cứu (tổng số trích dẫn) 30%; tỷ lệ sinh viên quốc tế/sinh viên nội địa 2,5%; tỷ lệ giảng viên quốc tế/giảng viên nội địa 2,5%; hợp tác quốc tế trong nghiên cứu 2,5%; nguồn thu từ chuyển giao công nghệ cho thị trường 7,5%.

Theo TS Tân, điểm đáng lưu ý là chỉ số uy tín về giảng dạy và uy tín về nghiên cứu thì THE lấy dữ liệu khảo sát từ chính cơ sở dữ liệu của họ chứ không phải lấy dữ liệu khảo sát từ dữ liệu được cung cấp bởi chính các ĐH như QS Ranking.

"THE là một bảng xếp hạng ĐH nghiêm túc. Việc thẩm định và xếp hạng của họ dựa trên nhiều tiêu chí; trong đó, chủ lực là thành tựu của từng ĐH về giáo dục, nghiên cứu, chuyển giao; và kết quả nghiên cứu khoa học theo chuẩn quốc tế được xem là tiêu chí trung tâm", TS Lê Văn Út, Trưởng Phòng Quản lý phát triển khoa học công nghệ, ĐH Tôn Đức Thắng, nói.

TS Út cho biết THE có tiêu chuẩn cứng để loại bớt những ĐH còn yếu về nghiên cứu khoa học. Cụ thể, một ĐH mà mỗi năm (trong 5 năm gần nhất) có tổng số công trình trên các tạp chí Scopus dưới 150 bài/năm thì không được họ xem xét.

Đương nhiên, khi một ĐH đã vượt qua tiêu chuẩn cứng rồi thì sẽ được xem xét tiếp tiêu chí thứ 2 là để được xếp hạng, thông thường, tổng số công bố quốc tế trên Scopus của một ĐH trong 5 năm gần nhất phải đạt tối thiểu 1.500 bài (tương đương 300 bài/năm) với điều kiện không có năm nào dưới 150 bài. Sau đó, mới tính đến các tiêu chí khác.

Dễ thấy rằng Việt Nam chưa có ĐH nào thỏa mãn được điều này trong thời gian từ năm 2013 đến hết năm 2017 (dữ liệu để xếp hạng vừa rồi của THE được tính đến hết năm 2017).

ĐH phải giải quyết những thách thức của xã hội

Sáng 7/5, buổi đối thoại "ĐH - Doanh nghiệp: Thách thức và trách nhiệm xã hội của giáo dục ĐH" diễn ra tại TP.HCM. Buổi đối thoại do Tổ chức ĐH Pháp ngữ (AUF) khu vực châu Á - Thái Bình Dương (CONFRASIE), ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) phối hợp tổ chức.

Các ý kiến thảo luận tại buổi đối thoại khẳng định vai trò của tiến trình chất lượng trong giáo dục ĐH; nhu cầu hiểu rõ thị trường, môi trường biến động nhanh chóng, chương trình đào tạo cập nhật; nhu cầu chia sẻ thông tin đào tạo giữa các trường; thiết kế chương trình đào tạo theo chuẩn năng lực đầu ra; sự đóng góp của doanh nghiệp, trong đó có việc tham gia thiết kế chương trình đào tạo, tham gia giảng dạy, đào tạo giảng viên, môi trường thực hành...

Từ những yêu cầu trên, các đại biểu tham dự đưa ra đề nghị Chính phủ cùng các bộ, ngành thể chế hóa cơ chế hợp tác, đối thoại giữa ĐH với doanh nghiệp; phát triển các hệ thống công cụ xác định nhu cầu đào tạo của các nước trong vùng, đồng thời chú trọng các năng lực tổng hợp, chuyển đổi, thích ứng; có thời gian trao đổi thảo luận cùng chung tay phát triển các giải pháp phù hợp với sự tham gia của các nhân tố liên quan; AUF cần tăng cường định hướng chiến lược về trách nhiệm xã hội của trường ĐH và duy trì nguồn tài chính hỗ trợ các dự án chiến lược...

Tại buổi đối thoại, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc khẳng định chủ đề buổi đối thoại là mối quan tâm sâu sắc của các trường ĐH Việt Nam, là vấn đề của tất cả trường ĐH trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển làm thế nào để chương trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội để các hoạt động nghiên cứu có thể góp phần thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển xã hội. Điều này còn thể hiện ở việc xem trường ĐH không chỉ là một đơn vị tự chủ mà còn gánh vác trách nhiệm đối với những thách thức mà xã hội, cộng đồng đang phải đương đầu.

Theo Tri thức trực tuyến

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chủ nhà nghỉ là 'trùm' đường dây ma tuý

Chủ nhà nghỉ là 'trùm' đường dây ma tuý

Pháp luật - 13 phút trước

Là đối tượng giang hồ cộm cán, có nhiều tiền án, tiền sự, Hảo đã núp bóng nhà nghỉ Tuấn Tú để tổ chức, mua bán, chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy và hoạt động mua bán dâm

Hải Phòng: Một người đàn ông suýt mất hàng trăm triệu đồng vì nghe cuộc điện thoại lạ

Hải Phòng: Một người đàn ông suýt mất hàng trăm triệu đồng vì nghe cuộc điện thoại lạ

Pháp luật - 22 phút trước

GĐXH - Trong lúc giải quyết thủ tục tất toán cho khách hàng, nhận thấy những biểu hiện khác lạ, bất thường của khách, nhân viên ngân hàng đã nghi ngờ và kéo dài thời gian thủ tục, đồng thời báo công an, ngăn chặn được hành vi lừa đảo qua mạng.

Đồng chí Tô Lâm được bầu giữ chức Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam

Đồng chí Tô Lâm được bầu giữ chức Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam

Thời sự - 35 phút trước

Sáng 22/5/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.

Tin vui cho hàng vạn sinh viên muốn thu hút 'triệu view' để kiếm thu nhập

Tin vui cho hàng vạn sinh viên muốn thu hút 'triệu view' để kiếm thu nhập

Giáo dục - 36 phút trước

GĐXH - Sáng tạo nội dung đang là công việc 'trong mơ' được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo đuổi. Đây không chỉ là công việc phù hợp với xu thế mà còn là công việc mang lại mức thu nhập rất cao.

Sạt lở đất khiến 3 người bị vùi lấp ở Bắc Kạn

Sạt lở đất khiến 3 người bị vùi lấp ở Bắc Kạn

Thời sự - 39 phút trước

GĐXH - Sạt lở đất vào một ngôi nhà ở thôn Phiêng Pục, xã Hiệp Lực (huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) đã vùi lấp 3 người trong một gia đình.

Phá đường dây sản xuất bằng giả 'ẩn mình' trong chung cư

Phá đường dây sản xuất bằng giả 'ẩn mình' trong chung cư

Pháp luật - 41 phút trước

Trong một căn hộ chung cư Xuân Mai ở Thanh Hóa, lực lượng công an vừa triệt phá một đường dây sản xuất bằng giả mang tên một số trường đại học, cao đẳng trên cả nước

Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay 22/5/2024 của 12 con giáp: Tý màu đen, Sửu màu vàng

Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay 22/5/2024 của 12 con giáp: Tý màu đen, Sửu màu vàng

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, thứ Tư ngày 22/5/2024 hôm nay, giờ tốt cho tuổi Dần là từ 11h - 13h, tuổi Thìn là từ 13h - 15h...

Nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC từ năm 2022 đến nay nhưng vẫn hoạt động bất chấp: Dấu hỏi lớn về công tác quản lý

Nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC từ năm 2022 đến nay nhưng vẫn hoạt động bất chấp: Dấu hỏi lớn về công tác quản lý

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Nhà sách Tiến Thọ ở quận Thanh Xuân vi phạm PCCC từ năm 2022, đến nay đã bị xử phạt 3 lần. Dù bị đình chỉ từ năm 2022, cơ sở không chấp hành vẫn hoạt động, coi thường tính mạng người dân.

Miền Bắc đón nắng nóng 1 ngày rồi lại thay đổi hình thái thời tiết

Miền Bắc đón nắng nóng 1 ngày rồi lại thay đổi hình thái thời tiết

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, miền Bắc ít mưa trời nắng mạnh, nhiệt độ các nơi dao động 32-33 độ. Sau đó đến cuối tuần miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.

Tin sáng 22/5: Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não đã tử vong; miền Bắc tăng nhiệt và nắng nóng

Tin sáng 22/5: Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não đã tử vong; miền Bắc tăng nhiệt và nắng nóng

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Sau khoảng 2 tháng điều trị, nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não tại sân đình Lệ Mật (quận Long Biên, Hà Nội) đã tử vong; Miền Bắc tăng nhiệt và nắng nóng trong ngay 22/5.

Top