Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cuộc sống ở rừng của chàng trai phố thị

Chủ nhật, 08:23 04/09/2022 | Đời sống

Ở nơi “ngày nắng cháy đêm giá lạnh đầy”, chàng trai 8X dựng nhà tre, đắp bếp bằng đất sét sống cuộc sống ăn cá hồ, cua suối, măng rừng… gần gũi với thiên nhiên.

Cuộc sống ở rừng của chàng trai phố thị - Ảnh 1.

Khu đất nơi Ngọc sống được bao bọc bởi núi rừng. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Bỏ phố 

Giữa trưa nắng cháy, anh Nguyễn Thế Ngọc (SN 1989, quê Hà Nam) cố gắng ghép những thanh tre cuối cùng cho ngôi nhà tre của mình trong khu rừng bạt ngàn cây cỏ. Đây là tháng thứ 3 Ngọc sống một mình ở mảnh đất “toàn sỏi đá, nắng cháy” của tỉnh Tuyên Quang.

Trước đây, Ngọc từng có thời gian kinh doanh tại Hà Nội với mức thu nhập ổn định. Tuy nhiên, thời gian gần đây, công việc của anh có nhiều thay đổi khiến thu nhập giảm sút.

Công việc thay đổi, thu nhập giảm khiến anh mệt mỏi với cuộc sống xô bồ nơi phố thị. Giữa lúc ấy, ý tưởng bỏ phố về rừng nhen nhóm trong anh.

Sau nhiều đắn đo, Ngọc quyết định lên rừng trải nghiệm cuộc sống gần gũi thiên nhiên.

Cuộc sống ở rừng của chàng trai phố thị - Ảnh 2.

Giữa khu đất rừng có một hồ nước quanh năm xanh mát. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Để có nơi ở, Ngọc mượn mảnh đất rừng hoang, toàn sỏi đá và cát ở xã Đại Phú (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) từ một người quen. Anh chia sẻ: “Tôi chọn khu đất này vì nó xa cách thành thị và hoang vu. Khí hậu ở đây đúng như câu hát “ngày nắng cháy đêm giá lạnh đầy”.

“Tuy vậy, khung cảnh khu đất lại rất đẹp. Nơi đây được bao bọc bởi núi đồi, ở giữa lại có hồ nước quanh năm xanh biếc. Khí hậu và cảnh vật thật yên bình và vô cùng phù hợp với những ai cần nơi để tự chữa lành”, anh chia sẻ thêm.

Ngọc về rừng gần như chỉ với đôi bàn tay trắng. Ngoài các công cụ cần thiết để có thể tự dựng nhà, khai khẩn đất hoang, anh chỉ mua, mang theo một vài cây giống, con giống.

Cuộc sống ở rừng của chàng trai phố thị - Ảnh 3.

Sau khi về rừng, Ngọc tự tay dựng căn nhà bằng tre. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Vào rừng, anh quyết định tận dụng “của rừng” để xây dựng cuộc sống mới. Anh dùng cây gỗ, tre nứa có sẵn để tự dựng ngôi nhà tre theo phong cách cổ điển.

Cạnh bên, anh dựng gian bếp bằng mái lá. Bếp đun cũng được anh đắp từ đất sét. Các vật dụng hằng ngày, nếu có thể, anh đều làm bằng tre, nứa…

Ăn cá hồ, cua suối, măng rừng…

Anh chia sẻ: “Với tiêu chí sống cùng thiên nhiên, bảo vệ, giữ nguyên vẻ đẹp của hệ sinh thái, tôi cố gắng hạn chế việc sử dụng các vật dụng, nguyện liệu công nghệ cao. Hầu hết các vật dụng, thậm chí nhà ở, bếp ăn… đều được tôi làm từ tre, nứa”.

“Quê tôi có nghề đan lát từ tre, nứa nên tôi cũng có kinh nghiệm. Việc làm nhà bằng tre cho tôi một trải nghiệm thú vị. Nhà tre rất mát mẻ. Ngày hè nóng bức, ở trong nhà vẫn rất mát. Nó giúp tôi tiết kiệm được năng lượng làm mát vì chỗ tôi ở vẫn chưa có điện lưới. Tôi vẫn phải sử dụng bình ắc-quy”, anh nói.

Cuộc sống ở rừng của chàng trai phố thị - Ảnh 4.

Căn nhà tre cho anh trải nghiệm thú vị và giúp tiết kiệm năng lượng vì không cần phải dùng quạt điện vẫn cảm thấy mát mẻ. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Sau ít tháng đánh vật với sỏi đá, cây rừng… Ngọc bỗng yêu đất, yêu rừng từ lúc nào. Anh không còn cảm thấy sợ cảm giác cô đơn khi một mình lọt thỏm giữa trùng điệp núi rừng. Ngọc cũng dần quen và yêu thích thanh âm của tiếng gió gào, tiếng thú hoang gọi bạn tình trong đêm…

Sau khi dựng xong nhà ở, anh bắt đầu khai khẩn, cải tạo đất hoang trồng cây trái, rau xanh để cải thiện bữa ăn. Ngọc cũng bắt đầu làm trang trại nuôi gia súc, gia cầm cách nhà tre 200m để đảm bảo vệ sinh.

Anh kể: “Xung quanh nhà tre, tôi trồng thêm chục cây chè nữa để sau này sáng sáng có trà uống. Những ngày đầu, tôi tạm hài lòng với cuộc sống ăn cá hồ, cua suối, măng rừng…”.

Cuộc sống ở rừng của chàng trai phố thị - Ảnh 5.

Những ngày đầu ở rừng của Ngọc là những bữa ăn có cá hồ, ốc suối, măng rừng… (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

“Thèm thịt, tôi mới xuống núi để mua. Nhưng, hiện tôi đã bắt đầu trồng trọt và sẽ tự cung cấp được đầy đủ dinh dưỡng cho bữa ăn của mình”, anh nói thêm.

Những thành quả bước đầu ấy khiến Ngọc bỗng chốc yêu rừng và muốn biến mảnh đất cằn sỏi đá thành nơi thật đáng sống. Trong những lúc nghỉ tay phát cỏ, dọn đá… Ngọc “quy hoạch” trong đầu về cơ ngơi của mình.

Anh dự định sẽ làm một cái cầu bắc ngang qua hồ nước. Cầu sẽ dẫn vào những lán câu nhỏ bằng tre được dựng trên hồ. Xung quanh nhà, anh cũng sẽ trồng hoa và những loại cỏ đặc hữu…

Ngọc chia sẻ: “Ở rừng một mình rất vất vả. Để bớt cô đơn, tôi phải mua thêm một chú chó về làm bạn. Tuy vậy, tôi hài lòng với cuộc sống này. Ở đây, tôi tìm thấy sự yên bình, tĩnh lặng trong tâm hồn”.

Nhiều hộ dân ở Hà Tĩnh khốn đốn vì ngao nuôi chết hàng loạtNhiều hộ dân ở Hà Tĩnh khốn đốn vì ngao nuôi chết hàng loạt

GiadinhNet - Những ngày gần đây, người dân nuôi nghêu ở xã Mai Phụ (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) hoang mang, lo lắng bởi tình trạng nghêu chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Xe mất lái, vợ chồng du khách Đức lao xuống vực sâu 40m ở Hòa Bình

Xe mất lái, vợ chồng du khách Đức lao xuống vực sâu 40m ở Hòa Bình

Đời sống - 54 phút trước

Đi du lịch bằng xe máy, hai vợ chồng quốc tịch Đức không may lao xuống vực ở tỉnh Hòa Bình. Tai nạn khiến người chồng tử vong, vợ bị thương nặng đi cấp cứu.

VFF đình chỉ thi đấu 5 cầu thủ Hà Tĩnh nghi sử dụng chất cấm

VFF đình chỉ thi đấu 5 cầu thủ Hà Tĩnh nghi sử dụng chất cấm

Đời sống - 1 giờ trước

Ban kỷ luật VFF công bố án kỷ luật đình chỉ thi đấu đối với 5 cầu thủ Hà Tĩnh liên quan tới việc sử dụng chất cấm.

Mưa lớn ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?

Mưa lớn ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, từ 9/5, miền Bắc tiếp tục mưa rào và dông cục bộ, có mưa to.

Tài xế xe ôm công nghệ ở TPHCM mất tích bí ẩn 2 ngày

Tài xế xe ôm công nghệ ở TPHCM mất tích bí ẩn 2 ngày

Đời sống - 1 giờ trước

Phát hiện anh trai lái xe ôm công nghệ mất tích, chị Lợi đã đến cơ quan chức năng ở TPHCM, Long An, Đồng Tháp trình báo.

Hà Nội: Nghi vấn khách sạn đổ dầu thải trên phố Trích Sài để ngăn người dân tập thể dục

Hà Nội: Nghi vấn khách sạn đổ dầu thải trên phố Trích Sài để ngăn người dân tập thể dục

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Trước thông tin phản ánh một khách sạn đổ dầu thải ra đường đi bộ vườn hoa phố Trích Sài để "ngăn người dân tập thể dục", hiện các đơn vị chức năng phường Bưởi (quận Tây Hồ, Hà Nội) đang khẩn trương xác minh làm rõ vụ việc.

Loạt cây xanh lâu năm ở Hà Nội 'mất ngọn', trơ trụi để triển khai dự án

Loạt cây xanh lâu năm ở Hà Nội 'mất ngọn', trơ trụi để triển khai dự án

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt cây xà cừ trên đường 70 (đoạn qua phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị chặt ngang thân khiến nhiều người dân ngỡ ngàng, xót xa. Ngoài ra, một số tuyến phố khác trên địa bàn TP cũng xảy ra tình trạng tương tự.

Thông tin ai cũng muốn biết: Tiền lương của công chức, viên chức được bao nhiêu sau cải cách tiền lương?

Thông tin ai cũng muốn biết: Tiền lương của công chức, viên chức được bao nhiêu sau cải cách tiền lương?

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Từ 1/7/2024, thực hiện tổng thể cải cách tiền lương, lương của công chức, viên chức tăng lên đáng kể. Vậy mức tăng sẽ như thế nào?

Sắp thay đổi phân hạng giấy phép lái xe, nhiều điểm mới hàng triệu tài xế cần biết

Sắp thay đổi phân hạng giấy phép lái xe, nhiều điểm mới hàng triệu tài xế cần biết

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Tại dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ ra tháng 4, Bộ Công an đề xuất hàng loạt thay đổi về phân hạng giấy phép lái xe.

10 ngư dân Quảng Bình mất tích trên biển: Những người vợ trắng đêm chờ chồng về

10 ngư dân Quảng Bình mất tích trên biển: Những người vợ trắng đêm chờ chồng về

Đời sống - 16 giờ trước

Đến nay vẫn chưa tìm thấy tung tích 10 ngư dân mất tích sau vụ 4 tàu cá gặp nạn trên biển, những người phụ nữ đã khóc cạn nước mắt chờ tin chồng.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Top