Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cụ bà gần nửa thế kỷ ôm ảnh liệt sỹ chờ chồng...chưa cưới

Thứ năm, 13:00 30/04/2015 | Gia đình

GiadinhNet - Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, bà Mai vẫn sống trong hoài niệm ám ảnh của quá khứ. Mỗi lần khúc ca khải hoàn vang lên mừng đất nước ngày Chiến thắng, bà lại thẫn thờ cầu mong có một phép màu nào đấy để "người ấy" có thể trở về, khoác ba lô, đội mũ gắn sao, chân đi dép cao su quệt mồ hôi, nở nụ cười tươi như hoa và nói “chúng mình làm đám cưới em nhé”.

 

Bà Mai bên bàn thờ liệt sỹ Phạm Khắc Vũ được đặt trang trọng trong nhà mình.	  		Ảnh: Hồ Hà
Bà Mai bên bàn thờ liệt sỹ Phạm Khắc Vũ được đặt trang trọng trong nhà mình. Ảnh: Hồ Hà

 

"Hết chiến tranh anh sẽ về cưới em!"

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo có 4 chị em ở xóm 2, xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), tuổi thơ của Nguyễn Thị Mai cũng vất vả, cơ hàn như bao đứa trẻ ở vùng đất miền Trung nắng gió này. Mặc cho cái nghèo, cái khổ đeo bám, càng lớn, cô thôn nữ càng xinh đẹp và trở thành tâm điểm chú ý của nhiều chàng trai trong làng ngoài xã.

Đầu năm 1967, một đơn vị công binh được điều động vào Nghệ An và đến đóng quân trên địa bàn xã Hưng Đạo. Trong số hàng chục người lính năm ấy, chàng lính trẻ Phạm Khắc Vũ quê ở Kim Bảng (Hà Nam) đã làm trái tim thiếu nữ của Mai xao xuyến. Trong những buổi tối giao lưu văn nghệ ấy, Mai đã bắt gặp Vũ say đắm nhìn mình với ánh mắt trong trẻo, hồn nhiên pha chút tinh nghịch như dò hỏi. Cô gái tuổi thanh xuân từng khước từ lời tỏ tình của bao nhiêu trai làng Hưng Đạo chợt bối rối, bồi hồi với cái nhìn đầy ám ảnh ấy. Thế rồi, tình cảm nảy sinh. Họ phải lòng nhau. Mối tình đầu đến một cách chân thành, tự nhiên khiến Mai tràn đầy xúc cảm hạnh phúc.

Sau một thời gian công tác ở Hưng Đạo, đơn vị của Vũ nhận được lệnh di chuyển vào Nam làm nhiệm vụ. Trước lúc tạm biệt người yêu, chàng lính trẻ đã thức nhiều đêm để làm được đôi nhẫn và một chiếc lược bằng vỏ máy bay khắc hình bồ câu. Đêm cuối cùng trước ngày chia xa, Vũ cầm tay Mai, đưa đôi nhẫn, chiếc lược và dặn: “Hết chiến tranh, anh sẽ về để cùng em làm đám cưới nhé”. Đó là lời nói cuối cùng trước lúc anh chia tay Mai để đi vào Nam chiến đấu. Đến bây giờ bà Mai vẫn bồi hồi vì cái cảm giác ngày đấy: “Lúc đó, tôi hạnh phúc lắm. Giấu đi nước mắt, tôi cười rồi nói với người yêu: “Anh cứ yên tâm đi làm nhiệm vụ. Em sẽ chờ anh về””.

Có ai ngờ, trên chặng đường vào Nam chiến đấu, chàng lính trẻ đó đã ra đi mãi mãi không trở về mang theo lời thề lứa tuổi đôi mươi của cô thôn nữ.

Vẫn chờ, dù biết "chồng" đã là liệt sỹ!

 

Hơn 40 năm qua, bà Mai đã sống thủy chung, son sắt với một lời thề .
Hơn 40 năm qua, bà Mai đã sống thủy chung, son sắt với một lời thề .

 

Bây giờ, nhớ lại những tháng năm gửi gắm tuổi thanh xuân cho mối tình đầu với liệt sỹ Phạm Khắc Vũ - người "chồng" chưa một lần làm đám cưới với mình, bất giác hai hàng nước mắt bà Mai tràn rơi. Bà kể: “Năm đó tôi mới 19 tuổi, cái tuổi hồn nhiên cho những hoài bão lớn. Sau khi học hết lớp 10, tôi thi đậu và rồi học Trung cấp Giao thông tại thị xã Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc. Năm 1974, tốt nghiệp ra trường tôi xin về công tác tại Liên hiệp 4 Cầu đường Nghệ An. Thời gian này, mặc cho bao nhiêu chàng trai xa gần tìm đến nhưng tôi kiên quyết lắc đầu, bởi trái tim mình đã dành trọn cho người nơi chiến tuyến”. Lúc này, bạn bè Mai có mấy người, hầu hết đã khăn gói theo chồng, còn Mai vẫn sớm tối đi về lẻ bóng trong căn phòng khu tập thể của cơ quan. Chiến tranh loạn lạc nên dù bặt tin nhau nhưng Mai vẫn một lòng son sắt, thủy chung với lời thề hẹn năm nào. Có ai ngờ, lời thề ấy như một định mệnh đóng đinh xuống cuộc đời giông bão của cô thôn nữ.

Bà cứ chờ, cứ đợi. Hễ biết có ai từng làm công binh, từng ở Nghệ An rồi vào Nam chiến đấu bà đều tìm đến để hỏi tung tích Vũ. Những cuộc tìm kiếm dài dần theo năm tháng, mái tóc bà cũng bạc dần theo thời gian. Mãi cho đến năm 1982, một người bạn cùng đơn vị của ông Vũ quê ở Quảng Xương, Thanh Hóa mới viết thư về báo tin cho bà biết, ông Vũ đã hy sinh tại cung đường 15A thuộc huyện Đô Lương, nơi giáp ranh với huyện Nam Đàn (Nghệ An). Bà khóc cạn nước mắt, cả tuần chẳng ăn uống gì.

Cũng vì không thể quên lời hẹn ước, nên bà Mai đã tìm về Kim Bảng (Hà Nam) quê ông Vũ rồi xin phép được rước ảnh ông về lập bàn thờ, hàng ngày lo hương khói. Gia đình ông Vũ ôm chầm lấy bà cảm thông, chia sẻ. Ai cũng khuyên  bà đừng vì một lời hứa hẹn với người đã khuất mà bỏ phí cả tuổi xuân của mình. Nhưng lòng đã quyết, bà vẫn làm theo tiếng nói con tim. Năm 1985, lần theo những thông tin của người bạn, bà đã tìm được mộ của người yêu yên nghỉ tại nghĩa trang liệt sỹ huyện Nam Đàn. Hơn 40 năm trôi qua, cô thôn nữ Mai ngày nào giờ đã gần bước sang tuổi thất thập cổ lai hy, đầu hai thứ tóc, nhưng bà Mai vẫn sống cảnh chăn đơn gối chiếc. Cứ đến ngày lễ Tết, ngày giỗ, bà lại tất tả bắt xe đến nghĩa trang Nam Đàn thăm mộ “chồng”, để làm tròn bổn phận của một người vợ một cách nhẹ nhõm và thanh thản.

“Mối tình đầu đã quá sâu đậm nên tôi chẳng yêu ai được nữa. Với tôi, cả đời này đã là vợ của anh ấy, là người phụ nữ của riêng anh ấy”, bà Mai tâm sự trong căn nhà nhỏ chưa đầy 10m2 lụp xụp, lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng  hiện đại, sang trọng. Vật dụng của bà không có gì đáng giá ngoài đồ dùng đơn giản, một chiếc giường nhỏ bé, một giá sách và một bàn thờ liệt sỹ được đặt nơi trang trọng nhất.

Những hoài niệm ám ảnh của quá khứ đã kéo dài suốt cả mấy tiếng đồng hồ trong cuộc trò chuyện giữa tôi và bà - người phụ nữ gần 70 tuổi, hơn 40 năm chờ đợi một người chồng chưa cưới. Và, dẫu biết ông chết rồi, bà vẫn mãi... chờ ông!

 

Thi thoảng, ông ấy lại về!

Ký ức về người “chồng” với quãng thời gian dù ngắn ngủi nhưng đầy kỉ niệm ngọt ngào, đủ để bà thấy mình mạnh mẽ hơn. Những lúc mệt mỏi, bi quan tưởng chừng gục ngã trước muôn vàn khó khăn, thử thách, chính tình yêu đã khiến bà không còn cô đơn mà rắn rỏi vượt qua. Bà bảo: “Chính những kí ức ngọt ngào ngày bên nhau mà nhiều đêm nằm ngủ, trong giấc mơ tôi thường thấy ông về. Mỗi lần “về”, ông không quên cầm trên tay bó hoa cúc dại tặng tôi như lúc ông còn sống rồi nói: Mai ơi, anh thương yêu em nhiều lắm!”.

Hồ Hà /Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 đặc điểm cần có của người cha lý tưởng trong mắt các con

6 đặc điểm cần có của người cha lý tưởng trong mắt các con

Nuôi dạy con - 39 phút trước

GĐXH - Để trở thành một người cha tốt, họ cần hội đủ những đặc điểm dưới đây.

Ở nhà con trai suốt 8 năm, cuối cùng tôi đã hiểu ra: Đâu mới là điểm tựa để năm cuối đời ung dung, hạnh phúc nhất

Ở nhà con trai suốt 8 năm, cuối cùng tôi đã hiểu ra: Đâu mới là điểm tựa để năm cuối đời ung dung, hạnh phúc nhất

Gia đình - 56 phút trước

Sau tất cả những gì đã trải qua, cụ ông này chiêm nghiệm ra được cuộc sống tuổi già nên dựa vào ai.

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

Chuyện vợ chồng - 12 giờ trước

Tôi không muốn mình sống như những cô vợ khác, bố mẹ mình không được chăm phải chăm bố mẹ chồng.

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Chuyện vợ chồng - 15 giờ trước

Sau khi cưới 1 năm, bố mẹ chồng yêu cầu vợ chồng con trai gửi tiền hàng tháng để trang trải chi phí sinh hoạt. Con dâu vô cùng khó chịu trước đề nghị này.

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

Gia đình - 17 giờ trước

GĐXH - Đây là những con giáp nữ sẵn sàng tiêu cạn tháng lương chỉ để thỏa mãn thú vui mua sắm.

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Gia đình - 18 giờ trước

"Những người hạnh phúc nhất là biết tận hưởng cuộc sống của họ. Họ cảm thấy hài lòng với các hoạt động của mình và họ cảm thấy ý nghĩa về lý do tại sao họ đang sống. Đây là protein, carbohydrate và chất béo của hạnh phúc", vị giáo sư chia sẻ.

Đừng hy vọng 5 cung hoàng đạo nam này đặt tình yêu lên trên hết bởi họ là những người coi trọng sự nghiệp hơn chuyện tình cảm

Đừng hy vọng 5 cung hoàng đạo nam này đặt tình yêu lên trên hết bởi họ là những người coi trọng sự nghiệp hơn chuyện tình cảm

Gia đình - 19 giờ trước

GĐXH - Với 5 cung hoàng đạo nam này, họ có thể từ bỏ tình yêu của mình vì công danh sự nghiệp.

Tiến sĩ tâm lý đại học Michigan: Khi cha mẹ la mắng con, nỗi đau tinh thần trẻ phải chịu đựng không kém gì nỗi đau thể xác

Tiến sĩ tâm lý đại học Michigan: Khi cha mẹ la mắng con, nỗi đau tinh thần trẻ phải chịu đựng không kém gì nỗi đau thể xác

Nuôi dạy con - 23 giờ trước

GĐXH - Tiến sĩ Ethan Cross (nhà tâm lý học đến từ đại học Michigan, Mỹ) chỉ ra nỗi đau tinh thần và thể xác có ảnh hưởng đến não bộ rất giống nhau.

Chu cấp đều đặn 10 triệu đồng/tháng cho bố, đến khi xem tài khoản ngân hàng của ông, tôi lập tức báo cảnh sát

Chu cấp đều đặn 10 triệu đồng/tháng cho bố, đến khi xem tài khoản ngân hàng của ông, tôi lập tức báo cảnh sát

Gia đình - 1 ngày trước

Khi nhìn số dư trong tài khoản của bố mình, người đàn ông này lập tức gọi điện thoại để tìm hiểu về sự việc.

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Một cuộc hôn nhân tốt đẹp là khi cả hai không gặp quá nhiều vấn đề về tài chính.

Top