Hà Nội
23°C / 22-25°C

Công tác dân số tại 3 tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ: Nhiều khó khăn về nhân lực và tổ chức bộ máy

Thứ bảy, 07:25 30/06/2018 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Là 3 tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc bộ, Lai Châu, Lào Cai và Phú Thọ đã và đang cố gắng thực hiện tốt để vượt qua những khó khăn trong công tác dân số. Các địa phương hiện có nhiều băn khoăn, lo lắng về nhân lực và kinh phí thực hiện đang rất cần được quan tâm, hỗ trợ để tháo gỡ.

Một lớp truyền thông nâng cao chất lượng dân số có đông đảo phụ nữ tham gia tại Lào Cai. Ảnh: Nông Thuyết

Một lớp truyền thông nâng cao chất lượng dân số có đông đảo phụ nữ tham gia tại Lào Cai. Ảnh: Nông Thuyết

Nỗi lo kinh phí và nhân lực thôn, bản

Trong bối cảnh ngành Dân số đang có nhiều khó khăn, mới đây, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức đưa đoàn phóng viên đi thực tế tìm hiểu và phản ánh một số vấn đề tại 3 tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ. Trong đó, đội ngũ phóng viên báo chí là thành viên Câu lạc bộ nhà báo với công tác dân số, là các phóng viên thuộc Truyền hình Nhân dân và các báo: Gia đình & Xã hội, Biên phòng, Giáo dục và Thời đại, Phụ nữ Việt Nam…

Nội dung quá trình làm việc chủ yếu tập trung tìm hiểu về chất lượng dân số, đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số, cộng tác viên dân số, về các tập thể có thành tích tốt trong công tác truyền thông/vận động về dân số… Qua tìm hiểu thực tế tại 3 tỉnh này cho thấy, các địa phương rất quan tâm và theo sát tình hình khó khăn trong công tác dân số, chất lượng dân số trên địa bàn. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề kinh phí hoạt động và cơ cấu tổ chức, cán bộ.

Trao đổi với báo chí, các địa phương (nhất là hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai) cho biết, vấn đề kinh phí rất khó khăn trong 1 - 2 năm gần đây. Thiếu kinh phí và các nguồn hỗ trợ nên hiệu quả truyền thông giảm, công tác dân số gặp nhiều khó khăn. Ngành Dân số tỉnh Lào Cai cho biết, kinh phí chương trình mục tiêu (Trung ương) bị cắt giảm, cấp phát chậm (năm 2017 chưa được cấp), kinh phí địa phương được bổ sung còn thấp. Nhiều hoạt động của chương trình đã phải cắt bỏ hoặc không thực hiện được như: Thù lao cộng tác viên; thi đua khen thưởng, đào tạo tập huấn, các mô hình truyền thông chuyển đổi hành vi… dẫn đến hiệu quả công tác sẽ hạn chế trong tương lai. Phương tiện tránh thai nhiều lúc chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân do cấp chậm, thiếu hoặc không có ở tất cả các nguồn.

Tương tự, ở Lai Châu, theo báo cáo thống kê năm 2017, nguồn phương tiện tránh thai miễn phí ở một số thời điểm còn thiếu, không đủ cung cấp cho người dân thuộc đối tượng ưu tiên có nhu cầu sử dụng (thuốc tiêm tránh thai, thuốc uống tránh thai, thuốc cấy tránh thai). Năm 2018, số lượng thuốc tiêm tránh thai theo kế hoạch cấp cho tỉnh này chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu của người sử dụng thuộc đối tượng ưu tiên.

Nhiều khó khăn trong công tác tổ chức cán bộ

Cán bộ dân số thăm một gia đình người Dao tại thôn Tả Phìn (Sa Pa, Lào Cai).

Cán bộ dân số thăm một gia đình người Dao tại thôn Tả Phìn (Sa Pa, Lào Cai).

Một vấn đề nữa đang rất được các tỉnh đặc biệt quan tâm, đó là vấn đề cơ cấu tổ chức. Trong bối cảnh hiện tại của ngành Dân số, 3 địa phương trên đang hoạt động theo những mô hình tổ chức khác nhau. Trong đó, theo đánh giá của ông Mai Xuân Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục, Tổng cục DS-KHHGĐ: Lào Cai là địa phương đã thực hiện xong việc sáp nhập Trung tâm Dân số với Trung tâm Y tế và thực hiện tốt mô hình này; Giám đốc Trung tâm Dân số ít nhất là Phó Giám đốc Trung tâm Y tế và không còn cán bộ chuyên trách dân số mà là viên chức dân số. Trong khi đó, ngành Dân số tỉnh Lai Châu vẫn loay hoay “thai nghén” xây dựng đề án. Ở Phú Thọ, công tác dân số đang được duy trì ổn định và trước mắt cũng chưa có kế hoạch thực hiện sáp nhập.

Mới đây, trong cuộc họp về công tác tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến huyện, xã, nhiều Đại biểu Quốc hội bày tỏ lo lắng công tác Dân số sẽ có nhiều bất cập nếu như sáp nhập Trung tâm Dân số vào Trung tâm Y tế; trong khi Trung ương chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện.

Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Lai Châu hiện có 14 biên chế (chỉ tiêu là 15). Trung tâm DS - KHHGĐ TP Lai Châu và các huyện khác gồm 34 viên chức/8 trung tâm – thấp so với chỉ tiêu được giao năm 2018 (42 biên chế). Trong đó: Huyện Tân Uyên thiếu 01 kế toán, 02 viên chức làm công tác chuyên môn; huyện Phong Thổ thiếu 02 viên chức làm công tác chuyên môn; huyện Sìn Hồ thiếu 1 viên chức làm công tác chuyên môn; huyện Nậm Nhùn thiếu 2 (1 kế toán, 1 viên chức làm công tác chuyên môn).

Năm 2010, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành Quyết định số 1007/QĐ-UBND ngày 04/8/2010 về việc chuyển cán bộ chuyên trách dân số xã, phường, thị trấn sang viên chức nhà nước thuộc các trạm y tế xã, phường, thị trấn. Biên chế được giao năm 2018 là 108/108 xã, phường, thị trấn nhưng số biên chế hiện có là 92 viên chức. 16 xã, phường, thị trấn do cán bộ trạm y tế xã kiêm nghiệm, trong đó TP Lai Châu 4, Phong Thổ 5, Sìn Hồ 3, Mường Tè 2, Nậm Nhùn 2.

Đến hết năm 2017 thì toàn bộ cộng tác viên dân số không còn được hỗ trợ thù lao hoạt động từ tất cả các nguồn kinh phí. Đồng thời, nhiệm vụ của cộng tác viên dân số được chuyển giao cho nhân viên y tế thôn, bản thực hiện và nảy sinh nhiều vấn đề. Toàn bộ nhiệm vụ của cộng tác viên dân số được chuyển giao cho nhân viên y tế thực hiện. Phải đảm nhiệm thêm một chương trình lớn nhưng thù lao không thay đổi dẫn đến nhiều nhân viên y tế thôn bản chản nản, không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ hoặc hoạt động cầm chừng kém hiệu quả. “Đến giờ đã nảy sinh một loạt vấn đề bất cập. Trước đây, người làm công tác y tế đã rất vất vả, hằng tháng được 700 nghìn đồng thì bây giờ cộng thêm công tác dân số cũng không ít việc. Trong khi phụ cấp lại không được tăng nên họ đâm ra chán nản, thậm chí đã có người bỏ việc và tìm người thay thế thì lại không có. Về tổ chức cán bộ thì Lai Châu có một số huyện khó khăn như Nậm Nhùn, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tân Uyên. Thậm chí có huyện sẽ sắp chỉ còn 1 hoặc 2 người duy trì hoạt động”, ông Phạm Văn Dũng, Phó chi Cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh Lai Châu cho biết.

Đến thời điểm này, toàn tỉnh Lai Châu chỉ còn duy trì hoạt động 95 cộng tác viên dân số bằng nguồn kinh phí chương trình mục tiêu tại những địa bàn không được bố trí nhân viên y tế thôn, bản.

Ngành Dân số tỉnh Lai Châu cho biết, vấn đề khó khăn nữa tại địa phương là một số phong tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân, gia đình còn tồn tại khá phổ biến trong cộng đồng các dân tộc. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ ở cơ sở còn yếu. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật của cán bộ cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình ở nhiều nơi còn hạn chế, chưa đủ điều kiện để thực hiện.

Đại diện ngành dân số Lào Cai cũng cho biết thêm, ngoài thiếu nguồn kinh phí cho các đối tượng cần cung cấp miễn phí thì các quy định, hướng dẫn chưa rõ ràng, thiếu nguồn về tổ chức cung cấp các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số như: Tầm soát sơ sinh và trước sinh, khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi, quản lý theo dõi người khuyết tật tại cộng đồng, khám tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân… Tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì mức sinh vẫn còn cao, còn khó khăn, thiếu kinh phí hoạt động. Trình độ cán bộ làm công tác dân số ở cơ sở còn hạn chế trong tham mưu chỉ đạo điều hành, truyền thông vận động.

Đối với Phú Thọ, công tác dân số được duy trì thực hiện với các biện pháp truyền thông đa dạng nhưng cũng tồn tại một số hạn chế: Một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa quan tâm chỉ đạo và đầu tư cho công tác dân số và phát triển; một bộ phận nhân dân còn tư tưởng trọng nam khinh nữ; tỷ số giới tính khi sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 còn cao; tình trạng cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách sinh con thứ 3 trở lên có xu hướng tăng. Bộ máy thực hiện công tác dân số không ổn định nên ảnh hưởng tới tâm lý, tư tưởng công tác của đội ngũ cán bộ ngành Dân số.

Nông Thuyết

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 57 phút trước

Mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều cặp vợ chồng không có khả năng mang thai tự nhiên, việc thụ thai cần thêm một số công sức và sự can thiệp của y tế là thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Top