Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cộng đồng tham gia hiệu quả và bền vững vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS

GiadinhNet - Góp phần vào thành công của công tác phòng, chống HIV/AIDS phải kể đến sự đóng góp rất lớn của các tổ chức cộng đồng. Để đạt được các mục tiêu và kết quả bền vững trong hoạt động này, việc tuyển chọn các đồng đẳng viên, xây dựng các tổ chức dựa vào cộng đồng là rất cần thiết. Hơn ai hết, đội ngũ đồng đẳng viên chính là lực lượng quan trọng, có cùng cảnh ngộ, am hiểu và dễ dàng tiếp cận với nhóm khách hàng cần can thiệp của dự án nhất.


Tiếp cận viên lấy mẫu máu xét nghiệm HIV  tại cộng đồng. Ảnh: T.L

Tiếp cận viên lấy mẫu máu xét nghiệm HIV tại cộng đồng. Ảnh: T.L

Những thành quả, nỗ lực của toàn dự án

Năm 2009, VUSTA đã huy động sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, của các chuyên gia xây dựng Đề xuất Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam. Đề xuất đã được Quỹ Toàn cầu chấp thuận với tư cách là đơn vị tiếp nhận tài trợ phụ của Bộ Y tế triển khai dự án ở 10 tỉnh với tổng kinh phí 16,7 triệu USD cho giai đoạn 2011 – 2015.

Từ năm 2011 - 2014, Dự án Quỹ Toàn cầu thành phần VUSTA đã triển khai tại 10 tỉnh, thành phố là: Bắc Cạn, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Nghệ An, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Long và Cần Thơ. VUSTA cũng đã huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc đóng góp xây dựng Chiến lược Quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Báo cáo giữa kỳ về tiến độ thực hiện “10 mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS” tại Việt Nam năm 2012 (Thực hiện Tuyên bố Chính trị 2011 về HIV/AIDS), Báo cáo Quốc gia về tiến độ chương trình AIDS toàn cầu giai đoạn 2012 - 2013, Ngoài ra, VUSTA còn chủ động xây dựng Chiến lược tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS và nhiều chính sách, văn bản liên quan đến người nhiễm HIV và các nhóm chính, góp phần tăng cường năng lực cho người nhiễm HIV và các nhóm chính về chính sách và các văn bản, thủ tục pháp luật có liên quan đến HIV/AIDS.

Với những nỗ lực và hiệu quả trong việc triển khai Dự án giai đoạn 2011- 2014, Dự án thành phần VUSTA đã được Chính phủ, Bộ Y tế và Quỹ Toàn cầu công nhận, cộng đồng đánh giá cao. Tháng 8/2014, VUSTA tiếp tục đại diện các tổ chức xã hội xây dựng đề xuất dự án giai đoạn 2015 – 2017 gửi Quỹ Toàn cầu và đã được Quỹ Toàn cầu chấp nhận với địa bàn triển khai được mở rộng ra 15 tỉnh: Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Nam Định, Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Thái Bình, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa và tổng kinh phí cho giai đoạn này là 6,94 triệu USD bao gồm vốn ODA và vốn đối ứng bằng hiện vật của Chính phủ Việt Nam.

Tiếp nối và phát huy những hoạt động hiệu quả, tính đến hết ngày 20 tháng 6 năm 2017, toàn Dự án đã tuyển chọn được 1.383 tiếp cận viên làm việc trong 99 tổ chức dựa vào cộng đồng tham gia cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV các nhóm chính của Dự án.

Đẩy mạnh tập huấn, đào tạo kỹ năng tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng

Song song với việc xây dựng các tổ chức cộng đồng, tuyển chọn tiếp cận viên, việc đào tạo, nâng cao kỹ năng tiếp cận khách hàng, truyền thông thay đổi hành vi, cung cấp dịch vụ giảm hại đã được các đơn vị nhận viện trợ phụ chú trọng thực hiện.

Năm 2017, các đơn vị này không có hoạt động đào tạo chính thức nào được thực hiện vì không có dòng ngân sách. Tuy vậy, thông qua hoạt động giám sát định kỳ của các cán bộ Dự án và sự giám sát, hỗ trợ kỹ thuật của các cán bộ Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS của tỉnh và một số trung tâm y tế huyện, các tiếp cận viên tại các nhóm có thể nhận được kiến thức cơ bản về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và một số bệnh khác như viêm gan B, C, hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và được cập nhật những thông tin về chính sách liên quan, như bảo hiểm y tế, chính sách liên quan tới giảm hại, hoặc hướng dẫn báo cáo, quản lý hồ sơ, vật phẩm... Kết quả ban đầu, tất cả các tiếp cận viên mới có kiến thức và tự tin triển khai hoạt động.

Để mở rộng hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng trong các tỉnh dự án, tính đến hết tháng 6/2017, đã có 4 khóa tập huấn “Kỹ năng tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng” được thực hiện tại Hải Phòng, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh với sự tham gia của 121 học viên. Sau các khóa tập huấn, tất cả học viên đều đạt kết quả theo yêu cầu, đủ khả năng để tư vấn và thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV ban đầu tại cộng đồng. Hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng cũng được đẩy mạnh từ tháng 7-9/2017, sau khi các tổ chức cộng đồng nhận được sinh phẩm xét nghiệm HIV từ Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh, thành phố. Bên cạnh việc cung cấp các kiến thức về dự phòng và các kiến thức liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS, VUSTA cũng đã tổ chức một khóa đào tạo các kỹ năng phát triển tổ chức cho 35 học viên của hai mạng lưới mới thành lập là Mạng lưới người chuyển giới và Mạng lưới các nhóm đích trẻ.

Không chỉ phát triển hệ thống cộng đồng thông qua việc xây dựng các tổ chức cộng đồng tại 15 tỉnh dự án, việc đầu tư, hỗ trợ sự phát triển của mạng lưới các nhóm dễ bị tổn thương cũng được chú trọng. Hoạt động này nhằm góp phần tạo sức lan tỏa, khuyến khích các tổ chức cộng đồng trong cùng một mạng lưới cùng nhau đoàn kết, phát triển và duy trì một cách bền vững. Năm 2017, Dự án đã hỗ trợ cho 4 mạng lưới gồm: Mạng lưới người sử dụng ma túy, Mạng lưới nam quan hệ tình dục đồng giới - người chuyển giới, Mạng lưới người bán dâm Việt Nam và Mạng lưới người sống với HIV Việt Nam.

Theo TS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam, từ nhiều năm nay, Bộ Y tế và các cơ quan của Nhà nước luôn đánh giá cao sự đóng góp có hiệu quả của các tổ chức xã hội và các tổ chức cộng đồng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam, điều đó đã được thể hiện trong các báo cáo Quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS. Các tổ chức xã hội và cộng đồng đã xây dựng được những đề xuất dự án tốt thu hút sự chú ý và tài trợ của các tổ chức quốc tế. Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cũng đã cam kết phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ hiệu quả cho Dự án VUSTA – Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS.

Bà Đỗ Thị Vân, Giám đốc Dự án VUSTA cho biết, để tạo môi trường thuận lợi về mặt pháp lý cho các nhóm chính tiếp cận các dịch vụ y tế và sự tham gia của các tổ chức xã hội và các tổ chức cộng đồng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, Dự án sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động vận động chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội và tổ chức cộng đồng tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS được thành lập, hoạt động và tiếp cận với nguồn ngân sách Nhà nước. Đồng thời, tạo điều kiện cho các nhóm chính tiếp cận các dịch vụ y tế thông qua chính sách bảo hiểm y tế; nâng cao kiến thức về pháp lý, cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho các nhóm chính.

Dự án “Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội và các tổ chức cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS” với mục tiêu: Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội và các tổ chức cộng đồng trong thực hiện Luật phòng chống HIV/AIDS và Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, góp phần thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư xuống dưới 0,3% vào năm 2020, góp phần thực hiện mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của mình; 90% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV) và 90% số người đang được điều trị có tải lượng HIV ở mức thấp) và giảm các tác động của dịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hàng năm, dự án cũng khuyến khích các mạng lưới tự viết đề xuất thực hiện các hoạt động hữu ích cho cộng đồng của họ. Các mạng lưới sử dụng nguồn kinh phí cho hoạt động trên để đi hỗ trợ kỹ thuật các tổ chức cộng đồng mới thành lập và thành lập thêm các tổ chức cộng đồng ở địa bàn trống cho mạng lưới mình. Trong năm 2017, với nguồn ngân sách phê duyệt, dự án đã hỗ trợ 4 đề xuất/sáng kiến cho 4 mạng lưới với chất lượng kỹ thuật được kiểm duyệt và đánh giá kỹ lưỡng bởi lãnh đạo Ban Quản lý Dự án VUSTA, các cán bộ phụ trách kỹ thuật. Trong đó, các đề xuất bao gồm: Chiến dịch “Love your body – be yourself” (Hãy yêu bạn, hãy là chính mình) - sáng kiến nâng cao cơ hội chăm sóc sức khỏe tình dục và tiếp cận HIV/AIDS của Mạng lưới nam quan hệ tình dục đồng giới - người chuyển giới; tổ chức hoạt động tham vấn cộng đồng cho Mạng lưới các nhóm đích trẻ của người sống với HIV Việt Nam; tập huấn 5 ngày cho Ban hỗ trợ kỹ thuật và thành viên nòng cốt của Mạng lưới người sử dụng ma túy và khảo sát về những rào cản, khó khăn trong thủ tục làm giấy tờ tùy thân và tiếp cận dịch vụ sức khỏe cho người lao động tình dục tại Việt Nam của Mạng lưới người bán dâm Việt Nam.

Hà Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 2 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 5 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Top