Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con viêm phổi nặng vì bị mẹ… “quên” tiêm phòng sởi

Chủ nhật, 16:00 05/11/2017 | Y tế

GiadinhNet - Gần 2 tháng qua, đã có khoảng 50 bệnh nhi mắc bệnh sởi tới Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị, trong đó rất nhiều trẻ chưa được tiêm phòng vaccine sởi. Gần 50% bệnh nhi mắc sởi ở độ tuổi dưới 9 tháng chưa đủ tuổi tiêm, nhưng trong số trẻ còn lại, không ít trường hợp là do bố mẹ chủ quan, “quên mất”.


Tiêm vaccine sởi là biện pháp hiệu quả nhất phòng bệnh sởi. Ảnh: Chí Cường

Tiêm vaccine sởi là biện pháp hiệu quả nhất phòng bệnh sởi. Ảnh: Chí Cường

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng trẻ mắc sởi

Mắc bệnh sởi đã 3 tuần nay, bé T.H (20 tháng, ở Hà Nội) không may bị biến chứng viêm phổi. Sau khi điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bé đã thoát khỏi tình trang suy hô hấp nặng, các nốt phát ban cũng đã lui dần.

Ban đầu, bé H bị sốt cao liên tục 38-40oC, gia đình lo cháu bị sốt xuất huyết nhưng không phải. Sau đó, cháu xuất hiện tình trạng ho, hắt hơi, chảy mũi, có gỉ mắt… rồi những hạt nhỏ khoảng 1 mm nổi lên trên niêm mạc má. Mấy ngày sau cháu phát ban khắp người. Nhưng rồi rất nhanh, bé H khó thở, co kéo nhiều lồng ngực, hoặc có cơn tím tái thở rít… Gia đình vội vàng đưa con đến viện.

Đáng nói là, dù đã gần 2 tuổi, nhưng bé H chưa được tiêm phòng vaccine sởi, dù theo khuyến cáo, mũi đầu tiên trẻ cần tiêm phòng sởi là lúc 9-11 tháng. Mẹ bé cho biết, gia đình chưa cho con tiêm phòng vì… “quên mất”. “Cháu hay đau ốm, hễ cứ mỗi lần định đi tiêm thì cháu lại ốm, viêm phổi nên cứ lần lữa mãi”, mẹ bé H cho biết.

Thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, rải rác từ đầu năm đến nay đều có bệnh nhi mắc sởi đến khám và điều trị. Nhưng 2 tháng gần đây, con số này tăng khá mạnh, trung bình có 24-26 bệnh nhi mắc sởi đến viện khám, điều trị. Đặc biệt là, rất nhiều trong số đó có sốt kèm theo viêm phổi nặng, có tổn thương ban đỏ toàn thân, biểu hiện tổn thương viêm kết mạc. Nhiều cháu vào viện đã suy hô hấp nặng, phải thở máy.

Ngày 3/11, chia sẻ tại Hội nghị Phòng chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 230 ca sởi. Bệnh nhân tập trung ở các tỉnh phía Bắc (100 ca), trong đó nhiều nhất tại Hà Nội (45 bệnh nhi), sau đó là Hải Dương (17 ca), Nghệ An (8 trường hợp)…

Cả nước chỉ có một bệnh nhi Hà Nội tử vong do sởi, đó là bé H.B.A (SN 2017, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội) tử vong do có liên quan đến sởi vào đầu tháng 10 vừa qua.

Các bác sĩ cũng lưu ý, hơn 45% số trẻ mắc sởi điều trị ở Bệnh viện Nhi Trung ương có độ tuổi dưới 9 tháng, chưa tới thời điểm tiêm phòng mũi vaccine sởi đầu tiên. Điều này có nghĩa là kháng thể truyền từ mẹ sang con để chống lại bệnh sởi không có hoặc rất thấp. Tuy nhiên, bên cạnh đó, rất nhiều trường hợp cha mẹ không cho con đi tiêm phòng vaccine sởi.

Tại Hà Nội, số ca mắc sởi được đánh giá là cao hơn cùng kỳ năm trước tới 42 ca, và dịch năm nay đến sớm. Bệnh sởi mắc rải rác tại 21 quận, huyện và có xu hướng tăng trong các tuần gần đây với trung bình là 4-5 bệnh nhân/tuần.

Tại quận Hà Đông, hiện trên địa bàn quận có 4 ca mắc sởi, đều là trẻ chưa tiêm phòng do ốm hoặc mắc bệnh bẩm sinh nên chưa thể tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi. Theo thống kê từ năm 2012-2016, tổng số trẻ chưa tiêm sởi là hơn 32.000 ca.

Vì vậy, Hà Nội sẽ tiến hành rà soát đối tượng tiêm chủng trên toàn thành phố trong tháng 11/2017 với tất cả các trẻ dưới 5 tuổi. Mặt khác, sẽ tổ chức tiêm chủng bổ sung hằng tuần cho đối tượng trẻ dưới 5 tuổi bị muộn, chậm so với lịch tiêm các loại vaccine trong tiêm chủng mở rộng.

Những lưu ý vàng để tránh cho con bị biến chứng vì sởi

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, mùa đông - xuân là thời điểm dễ bùng phát các bệnh lây qua đường hô hấp trong đó có sởi. Bên cạnh đó, trong 3 - 4 năm qua, tỷ lệ tiêm ngừa sởi đạt 97%, nghĩa là vẫn còn 3% trẻ không được tiêm chủng nên dễ mắc bệnh, cần tập trung tiêm vét.

Liên quan đến việc rất nhiều trẻ mắc sởi khi chưa đến tuổi tiêm phòng vaccine sởi, PGS.TS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, Bệnh viện đã có đề xuất với Bộ Y tế (Cục Quản lý khám chữa bệnh, Cục Y tế dự phòng) xem xét lại, cho phép tiêm bổ sung cho các phụ nữ ở tuổi mang thai và bổ sung tiêm vét vaccine sởi cho toàn thể cộng đồng nhằm mục tiêu nâng cao kháng thể chống sởi ở nhóm đối tượng những bà mẹ mang thai và tuổi sinh đẻ, trong cộng đồng.

Theo TS Nguyễn Tiến Lâm (Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương), để nhanh chóng phát hiện con mắc sởi, cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu bệnh như: Sốt liên tục 38 – 40oC, kèm theo viêm kết mạc, dử mắt, tiêu chảy, viêm đường hô hấp.

Sau đó nổi những hạt nhỏ màu trắng/xám trên niêm mạc má rồi mất nhanh trong vòng 12 - 18 giờ. Sau khi sốt 3 - 4 ngày, trẻ bắt đầu phát ban.

Ban mọc theo thứ tự: Sau tai, hai bên má, cổ, ngực, chi trên, sau lưng, chi dưới, toàn thân. Nốt ban của bệnh sởi có màu hồng nhạt, mịn, khi ấn vào thì biến mất, có xu hướng kết dính lại với nhau, ban xen giữa những khoảng da lành, ban có thể rải rác hoặc dày, có thể ngứa.

Thường 3- 4 ngày sau khi ban mọc, ban mất theo thứ tự như khi mọc và để lại vết thâm trên da, có thể có bong vảy nhẹ, khoảng một tuần sau hết.

Khi bị bệnh, trẻ nên được cách ly ở nhà, chăm sóc, dinh dưỡng thật tốt; hạ sốt, nằm nơi thoáng mát, tránh gió lùa. Nếu bé sốt cao liên tục, khó thở, tiêu chảy mất nước, ho nhiều, có viêm phổi, suy hô hấp... nên đưa đến bệnh viện để tránh biến chứng. Phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi dùng kháng sinh và chỉ dùng khi có biến chứng bội nhiễm vi khuẩn.

“Với bệnh sởi, không nhất thiết phải nhập viện điều trị, đặc biệt là ở tuyến trên để tránh lây chéo, mà có thể được điều trị tại cơ sở y tế tuyến dưới, hoặc chăm sóc ở nhà. Nhưng do nhiều gia đình chưa hiểu biết các chăm sóc về đường hô hấp, những cách thức về cách ly, phòng ngừa, tránh tiếp xúc cho những em bé khác, cho người lớn nên nhiều trẻ biến chứng”, TS Nguyễn Tiến Lâm nói.

Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể mắc các biến chứng như: Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm não tủy, cam tẩu mã, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng (do quá kiêng khem), loét giác mạc do thiếu sinh tố (vitamin) A. Các biến chứng này rất nặng và dễ gây tử vong.

Tiêm vaccine sởi là biện pháp hiệu quả nhất phòng bệnh sởi. Trẻ cần được tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi. Mũi thứ nhất được tiêm cho trẻ từ 9 - 11 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi. Khi trẻ được tiêm đủ 2 mũi vaccine theo lịch tiêm chủng hoặc sau khi mắc sởi, trẻ sẽ có miễn dịch bền vững. Khi trẻ mắc sởi hoặc nghi ngờ mắc sởi cần cách ly trẻ để tránh lây nhiễm cho trẻ khác.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top