Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con sẽ không biết quý trọng tiền bạc nếu bạn dạy con theo cách dưới đây

Thứ năm, 19:00 17/11/2016 |

GiadinhNet – Nếu bạn muốn dạy bé có thái độ đúng đắn về tiền bạc ngay từ khi còn nhỏ thì nên tránh những lỗi sau đây.

Tiền bạc trong cuộc sống của chúng ta như một con dao hai lưỡi có thể mang đến tất cả nhưng cũng có thể làm biến mất đi tất cả. Vì vậy khi bước đầu cho bé tiếp xúc với tiền bạc các bậc cha mẹ nên có một định hướng rõ ràng đúng đắn cho con về cách sử dụng tiền bạc. Để làm được điều đó không hề đơn giản và vẫn còn rất nhiều cha mẹ mắc phải sai lầm khi dạy con về tiền bạc mà vẫn chưa nhận ra.

Không dạy con biết cách quản lý tiền bạc là sai lầm kinh điển của bố mẹ. Ảnh minh họa
Không dạy con biết cách quản lý tiền bạc là sai lầm kinh điển của bố mẹ. Ảnh minh họa

Cho bé quá nhiều tiền

Bé đã chi tiêu không hợp lý, và bạn rất sẵn lòng giúp bé trong tình huống đó: “Đừng lo lắng, mẹ sẽ cho con tiền”. Bạn không nên nói như vậy. Nếu bạn đã giúp bé một lần, thì rất có thể bé sẽ hy vọng bạn lại làm điều này lần nữa.

Nếu bé tiêu hết tiền để mua kẹo hoặc đồ rẻ tiền và sau đó thì không đủ tiền để đi xem phim cùng các bạn, lúc ấy bé sẽ học được bài học thú vị về giá trị của việc dự tính chi tiêu. Bé sẽ biết phải cân nhắc trước khi bỏ tiền ra mua thứ gì.

Không nói chuyện với con về tiền bạc

Những lần con ra ngoài vui chơi, bạn thường dặn đi dặn lại “Đi đường nhớ cẩn thận”, “Đừng nói chuyện với người lạ” v.v… nhưng ít khi bạn đề cập vấn đề tiền bạc. Nhiều bố mẹ hoàn toàn không giải thích tình hình kinh tế của gia đình cho con cái biết, cũng không giúp con hiểu được tác dụng thực sự của đồng tiền, thậm chí có người còn bảo với trẻ rằng tiền là một thứ rất thô tục.

Kỳ thực, dù trẻ còn nhỏ, có thể chưa hiểu hết ý nghĩa của đồng tiền nhưng ít nhất bạn cũng nên để trẻ sớm hiểu được thực trạng tài chính của gia đình, cho trẻ có được một “phạm vi tiền bạc”, để trẻ biết mình nên chi phối số tiền tiêu vặt thế nào cho hợp lý.

Nói dối khi bé đòi mua thứ gì đó

Các chuyên gia tâm lý trẻ em đã thống kê rằng, một bé có thể đòi hơn 100 thứ mỗi ngày với cha mẹ mình. Phụ huynh vì muốn bé chấm dứt đòi hỏi ngay lập tức thường trả lời ngay là: “Mẹ không có đủ tiền” hoặc “Mẹ không đủ khả năng mua thứ này đâu. Nhà mình nghèo lắm”. Khi đó bé sẽ thôi không vòi vĩnh, còn mẹ cũng nhẹ nhõm vì giải tỏa được áp lực.

Tuy nhiên những lời nói dối tưởng như vô hại này về lâu dài lại không có hiệu quả giáo dục với bé. Khi lớn hơn bé có thể biết là cha mẹ luôn có tiền, đủ điều kiện kinh tế chứ không phải không có tiền. Bởi vậy khi còn đòi mua thứ gì đó mà bạn muốn từ chối, bạn hãy trung thực và đơn giản khi trả lời bé: “Mẹ có tiền đây nhưng mẹ không thể mua món đồ chơi này cho con. Nó quá đắt” hoặc “Mẹ còn tiền nhưng tiền này để mua rau, mua thịt, mua sữa... nữa”. Đồng thời, bạn có thể giải thích thêm lý do vì sao bạn không thể mua thứ bé đòi hoặc chỉ cho bé được chọn mua thứ gì cần thiết hơn cả. Điều này giúp bé có thói quen biết cân nhắc khi muốn mẹ mua cho thứ gì.

Không làm gương cho bé về tiền bạc

Nếu bạn quản lý vấn đề tài chính của mình không tốt, thì có thể bé cũng sẽ học theo bạn. Thật vô ích nếu bạn giảng giải cho con cách quản lý tài chính của mình cho thật tốt và sau đó thì làm ngược lại. Trẻ học được bằng cách quan sát cha mẹ của mình và học theo. Bạn đừng hy vọng rằng bé sẽ làm những gì bạn nói mà bé học theo cách bạn làm. Vì thế, bạn hãy kiên nhẫn và làm gương cho con.

Không dạy con biết dành dụm cho lúc nguy cấp

Đây là một sai lầm lớn của bố mẹ. Đừng cho rằng trẻ còn nhỏ thì dù có việc gấp cũng sẽ do bố mẹ chi tiền. Thực ra, khi trẻ đã được khoảng 4 tuổi trở lên, bạn nên dạy trẻ những nguyên tắc sử dụng tiền và tiết kiệm tiền. Chẳng hạn, bạn có thể hướng dẫn trẻ mỗi tháng để dành một số tiền nhỏ để giúp đỡ các bạn nghèo khó, mua quyển sách tô màu mới hay thậm chí lúc đói bụng đột xuất, trẻ vẫn có tiền dành dụm để tự mua chiếc bánh cho mình…

Hãy dạy con biết cách dành dụm. Ảnh minh họa
Hãy dạy con biết cách dành dụm. Ảnh minh họa

Keo kiệt với mọi mong muốn của con

Nếu bé tới bên mẹ và nói thích một chiếc guitar đồ chơi, bạn hãy lắng nghe nguyện vọng của bé cho dù bạn chẳng hề hứng thú với âm nhạc. Nếu đó là mong ước chính đáng, bạn có thể đề nghị bé phải hoàn thành một số việc gì đó trước khi có được phần thưởng này. Khuyến khích bé suy nghĩ tích cực để hoàn thành việc mẹ giao nhanh mà hiệu quả nhất.

Tiền bạc có thể mua được tình cảm

Điều này là không thế. Nếu bạn cố gắng lấp liếm tội lỗi của mình bằng cách cho trẻ nhiều tiền hơn mức cần thiết với lứa tuổi của con, mua những món quà quá đắt tiền hoặc đáp ứng những yêu cầu vô lý của bé. Bạn đang gửi cho con thông điệp nguy hiểm rằng tiền bạc có thể thay thế được tình cảm, sự chấp thuận và yêu thích. Dĩ nhiên tiền là điều cần thiết, nhưng không bao giờ được sử dụng là công cụ để đạt được tình cảm.

Bố mẹ không thống nhất cách dạy con

Nếu cha mẹ không cùng quan điểm dạy con về chi tiêu thì bé có thể biết là đòi mẹ không được thì ra xin bố, chắc chắn sẽ được mua đồ chơi cho. Bởi thế khi dạy con về tiền, đòi hỏi cha mẹ phải thống nhất quan điểm từ trước. Cùng thảo luận xem hàng tháng vợ chồng bạn dành bao nhiêu tiền tiêu vặt cho con? Bé có thể mua bất kỳ thứ bé muốn với số tiền này không? Nếu bé có số tiền khác (ví dụ ông bà, cô bác cho) thì cha mẹ phải làm thế nào?....

Không dám từ chối mọi yêu cầu của con

Nhiều bố mẹ thể hiện tình yêu thương con cái bằng cách luôn đáp ứng mọi nguyện vọng của trẻ, bất chấp việc đó có đi ngược lại nguyên tắc chi tiêu của mình và thậm chí phải chi tiêu vượt quá mức dự tính.

Thói quen này vô tình khiến trẻ lớn lên trở thành một người luôn đòi hỏi phải được thỏa mãn ngay lập tức. Để tránh tình trạng này, phụ huynh nên giúp trẻ phân biệt được giữa “ước muốn” và “cần thiết”, để trẻ có thể kiềm chế thói quen muốn mua thứ này thứ kia, biết lúc nào thì nên tiết kiệm tiền bạc

Chờ bé thật lớn mới dạy cách tiêu tiền

Nhiều cha mẹ nghĩ bé còn nhỏ sẽ chẳng biết gì nên phải đợi khi bé thật lớn (học tiểu học chẳng hạn) thì mới dạy con tiêu tiền. Sự thật là càng “om” lâu thì chuyện dạy con tiêu pha càng kém hiệu quả và khó khăn hơn. Bé cần phải biết tôn trọng đồng tiền và biết cân nhắc chi tiêu từ khi còn bé. Đó là nền tảng vững vàng nhất để bé bước vào đời với kiến thức đúng đắn về sử dụng đồng tiền.

Lily (t/h)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tiết lộ nơi ở của Á hậu Việt vừa được sải bước trên thảm đỏ Cannes 2024

Tiết lộ nơi ở của Á hậu Việt vừa được sải bước trên thảm đỏ Cannes 2024

- 7 giờ trước

GĐXH - Là một mẫu hình phụ nữ hiện đại, thành công sớm trong mọi khía cạnh, rich kid Thảo Nhi Lê khiến nhiều người tò mò về căn nhà cô nàng đang ở.

5 món đồ nhìn thì thích nhưng mua về dùng lại 'rước phiền vào thân', tiện lợi không thấy mà chỉ lãng phí tiền bạc

5 món đồ nhìn thì thích nhưng mua về dùng lại 'rước phiền vào thân', tiện lợi không thấy mà chỉ lãng phí tiền bạc

Mẹo vặt - 10 giờ trước

Bạn có từng bực mình và hối hận vì đã mua 5 món đồ này về nhà?

Sau khi thực hiện lối sống tối giản, tôi quyết định không tích trữ 6 thứ này nữa

Sau khi thực hiện lối sống tối giản, tôi quyết định không tích trữ 6 thứ này nữa

Mẹo vặt - 15 giờ trước

Tôi muốn chia sẻ với các bạn 6 món đồ mà tôi sẽ không bao giờ tích trữ nữa sau khi sống tối giản.

Loài hoa vàng rực nở rộ trên phố vào mùa hè, có cái tên nghe đáng sợ nhưng đẹp rực rỡ và tốt cho phong thủy

Loài hoa vàng rực nở rộ trên phố vào mùa hè, có cái tên nghe đáng sợ nhưng đẹp rực rỡ và tốt cho phong thủy

- 18 giờ trước

GĐXH – Thế giới hoa tươi có loại hoa Bọ cạp (muồng Hoàng yến), trùng tên cung hoàng đạo Bọ cạp, nhưng được coi là "hoàng hậu rực rỡ nhất trong muôn loài hoa", lại tốt cho phong thủy.

Người Nhật có 5 chiêu tiết kiệm điện khi dùng điều hòa: Thao tác nhanh, dễ làm, giảm hóa đơn điện đáng kể vào hè nóng

Người Nhật có 5 chiêu tiết kiệm điện khi dùng điều hòa: Thao tác nhanh, dễ làm, giảm hóa đơn điện đáng kể vào hè nóng

Mẹo vặt - 20 giờ trước

Có 5 cách tiết kiệm điện khi dùng điều hòa mà chúng ta có thể học hỏi từ người dân Nhật Bản.

Cuộc sống tối giản của bà nội trợ 40 tuổi: Dọn dẹp phòng lúc 8 giờ sáng, nhà cửa lúc nào cũng sạch tinh tươm

Cuộc sống tối giản của bà nội trợ 40 tuổi: Dọn dẹp phòng lúc 8 giờ sáng, nhà cửa lúc nào cũng sạch tinh tươm

- 1 ngày trước

Việc sắp xếp đồ đạc trong nhà là điều bắt buộc đối với tôi vào mỗi buổi sáng và là nhiệm vụ quan trọng mà tôi phải hoàn thành thường xuyên.

Căn nhà 16 tỷ của diễn viên Đức Tiến tại Mỹ trước khi qua đời

Căn nhà 16 tỷ của diễn viên Đức Tiến tại Mỹ trước khi qua đời

- 1 ngày trước

GĐXH - Bằng tình yêu và sự nỗ lực vươn lên của cả hai, vợ chồng anh đã sở hữu cơ ngơi khủng tại Mỹ.

Tôi luôn nghĩ rằng luôn để nhiệt độ điều hòa 26 độ C là tiết kiệm điện, đây là một sự hiểu lầm lớn

Tôi luôn nghĩ rằng luôn để nhiệt độ điều hòa 26 độ C là tiết kiệm điện, đây là một sự hiểu lầm lớn

Mẹo vặt - 1 ngày trước

Mùa hè đến rồi, nhiệt độ hầu như ngày nào cũng trên 30 độ C. Tôi thực sự muốn bật điều hòa 24/24.

Mùa sen đến, muốn cắm hoa sen nở đẹp, thân cứng lâu và không bị gục đầu, hãy lưu ngay điều này

Mùa sen đến, muốn cắm hoa sen nở đẹp, thân cứng lâu và không bị gục đầu, hãy lưu ngay điều này

- 1 ngày trước

GĐXH – Hoa sen đầu mùa thời điểm này đã có nhiều. Để cắm hoa sen thân cứng lâu và không bị gục đầu, nở đẹp, bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ dưới đây.

Tôi nhận ra đây là 4 'cạm bẫy' lớn nhất trong trang trí nhà ở, khiến tôi tốn kém hàng trăm triệu đồng

Tôi nhận ra đây là 4 'cạm bẫy' lớn nhất trong trang trí nhà ở, khiến tôi tốn kém hàng trăm triệu đồng

- 1 ngày trước

Bài viết này sẽ chỉ ra 4 kiểu thiết kế nhà từng "làm mưa làm gió", nhưng thực tế sử dụng lại khiến người dùng cảm thấy vô cùng hối hận.

Top