Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con gái 16 tuổi rối loạn kinh nguyệt suốt 4 năm, mẹ trẻ lo lắng không biết vì sao?

Thứ bảy, 15:33 24/09/2022 | Dân số và phát triển

Có tháng kỳ kinh kéo dài 9 ngày nhưng có tháng thì chỉ 3 ngày là tắt, thậm chí có đợt 3 tháng liên tục con tắt kinh. Mẹ bé lo lắng không biết vì sao con rối loạn kinh nguyệt?

Vốn làm chủ một doanh nghiệp nên chị Mai không có nhiều thời gian cho gia đình, con cái. Các con chị quen với việc mẹ bận rộn nên cũng tự lập từ sớm.

Phương Anh, cô con gái chị Mai 16 tuổi dậy thì từ 4 năm trước, trong quãng thời gian này con có nhiều bất ổn trong cả tâm lý lẫn hình thể nhưng chị Mai cũng rất ít khi để mắt tới con.

“Chỉ mới đây tôi mới biết, 4 năm ở giai đoạn nhiều bất ổn nhất cô bé đã phải gồng lên rất nhiều. Có những đêm con khóc vì tủi thân không được mẹ đi họp phụ huynh. Cũng may, con gái tôi cũng hiểu chuyện, nó biết mẹ một mình bươn chải nuôi hai chị em nên con cũng không nổi loạn như những bạn bè cùng trang lứa khác”, chị Mai cho hay.

Con gái 16 tuổi rối loạn kinh nguyệt suốt 4 năm, mẹ trẻ lo lắng không biết vì sao? - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Tuy nhiên, có một điều người mẹ này lo lắng nhất đó là khi con gái kể từ lần đầu tiên có kinh (con nói với mẹ và được mẹ hướng dẫn lần đầu, sau đó mua sách vở về con tự đọc) đến giờ sau 4 năm chu kỳ kinh nguyệt của bé rất thất thường.

“Có tháng kỳ kinh của con kéo dài 9 ngày nhưng có tháng thì chỉ 3 ngày là tắt. Thậm chí có đợt 3 tháng liên tục con tắt kinh. Cháu có biết tình trạng của mình nhưng không để ý, cũng không có cơ hội nói với mẹ nên thời gian cứ trôi đi. Tình trạng phập phù này đến nay vẫn chưa cải thiện là bao. Liệu kinh nguyệt thất thường như vậy có là dấu hiệu cảnh báo con bất thường về nội tiết tố ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản về sau không?”, chị Mai lo lắng.

Trái ngược với tình trạng của chị Mai, chị Hoài (Ba Đình) lại “soi con từng tý”. Con gái mới dậy thì được 2 tháng. Đến tháng thứ 3, con mới chỉ chậm kinh 4 ngày chị đã sốt ruột, chất vấn, tra khảo “có làm gì dại dột không”? Bỏ qua mọi lời biện hộ của con gái, chị Hoài bắt con thử thai. Không yên tâm chị còn đưa con đi viện khám.

Rất chia sẻ với tâm trạng của những bậc phụ huynh có con mới dậy thì kinh nguyệt phập phù như chị Hoài, chị Mai, BS Phan Thị Bích Thuận, chuyên khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, kinh nguyệt là hiện tượng ra máu âm đạo sinh lý tự nhiên ở phụ nữ theo một chu kỳ nhất định.

Theo đó, mỗi chu kỳ, trứng sẽ phát triển trong cơ thể và phóng ra khi trưởng thành, sẵn sàng thụ tinh với tinh trùng và tạo thành phôi thai. Khi đó, lớp niêm mạc ở tử cung sẽ dày lên, chuẩn bị cho sự làm tổ của bào thai. Trong trường hợp trứng phóng ra không gặp và thụ tinh với tinh trùng, lớp niêm mạc không cần thực hiện chức năng làm tổ cho phôi thai sẽ bong ra, tạo thành chu kỳ kinh nguyệt.

“Tuy nhiên, khi bước vào tuổi dậy thì ở độ tuổi 12-16 tuổi, chu kỳ kinh nguyệt của các bạn gái thường có sự biến đổi rất lớn vì cơ thể vẫn đang trong giai đoạn phát triển, nhất là buồng trứng vẫn chưa phát triển toàn diện, dẫn tới nội tiết tố nữ chưa ổn định. Khi đó, trứng không phát triển hoặc không phóng noãn sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt của các bạn gái bị rối loạn”, BS Thuận giải thích.

Với tình huống đến 4 năm mà chu kỳ kinh nguyệt con vẫn không đều, BS Thuận phỏng đoán khả năng cao là rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì vì nồng độ hormone, nội tiết tố, các cơ quan sinh dục chưa ổn định và phát triển hoàn toàn.

Nguyên nhân của tình trạng này có thể do chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý, căng thẳng, áp lực. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì sẽ dần ổn định theo thời gian và không gây ảnh hưởng tới khả năng mang thai.

“Tuy nhiên, chị Mai vẫn nên đưa con đến các bệnh viện chuyên khoa sản để thăm khám và loại trừ các bệnh lý gây rối loạn kinh nguyệt như buồng trứng đa nang, suy buồng trứng, suy tuyến yên… để có biện pháp điều trị, theo dõi kịp thời tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này”, BS Thuận khuyến cáo.

Để giúp điều hoà kinh nguyệt, các bác sĩ sản khoa lưu ý, các bạn gái trẻ nên có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, đủ dưỡng chất. Nên dùng các thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao như thịt bò, thịt gà, gan, nghệ, củ cải, cá, hạt óc chó… có tác dụng thúc đẩy hoạt động tái tạo hồng cầu và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do rong kinh, cường kinh kéo dài.

Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, các loại hạt ngũ cốc… vào trong chế độ ăn. Đặc biệt, đậu nành là một trong những loại thực phẩm giúp tăng cường nội tiết tố ở nữ giới.

Uống đủ nước mỗi ngày tùy theo trọng lượng cơ thể, để cơ thể loại bỏ độc tố, bài tiết, vận chuyển dinh dưỡng vào cơ thể. Đồng thời, giúp điều hòa kinh nguyệt, tăng lượng máu kinh, cải thiện tình trạng ra máu kinh ít.

Đặc biệt các bạn gái trẻ không được sử dụng thuốc lá và các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá, cà phê). Cần ăn uống đủ bữa, đúng giờ, tránh tình trạng nhịn ăn, bỏ bữa. Hạn chế ăn thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng…

Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, thói quen sinh hoạt đối với trẻ nữ trong độ tuổi dậy thì cần phải lành mạnh, tránh căng thẳng. Nên thực hiện và duy trì một số thói quen để giúp kinh nguyệt ổn định hơn như ngủ đủ giấc, đảm bảo 7 – 8 giờ/ngày. Không thức quá khuya, trước khi đi ngủ nên tránh các thiết bị điện tử ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Cuối cùng, cần phải chăm sóc vệ sinh "vùng kín" sạch sẽ, thông thoáng, đặc biệt không dùng bất kể loại thuốc nào, kể cả thuốc điều hòa kinh nguyệt nếu chưa được thăm khám hoặc không có chỉ định của bác sĩ.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Top