Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con 2 tuổi mắc sùi mào gà chỉ vì nụ hôn của mẹ

Thứ bảy, 10:01 10/01/2015 | Sống khỏe

Người mẹ có biểu hiện của sùi mào gà hôn con đã truyền vi rút HPV sang đứa trẻ khiến em bé mới chỉ 2 tuổi đã xuất hiện u nhú ở quanh miệng và lưng.

Mẹ truyền sùi mào gà cho con

Mới đây, phòng khám của bác sĩ nam khoa Nguyễn Khắc Lợi vừa tiếp nhận chữa trị cho trường hợp bệnh nhân là hai mẹ con. Bệnh nhân đến khám với tâm trạng lo lắng. Chị Nguyễn Minh K. trú tại Long Biên, Hà Nội cho biết, gần đây chị thường xuyên xuất hiện các ổ sùi trong miệng và hàm mặt.

Sau khi đi khám tại một bệnh viện, bác sĩ cho biết chị bị sùi mào gà ở khoang miệng. Chị K. về nhà điều trị đã khỏi được một thời gian. Tuy nhiên, gần đây chị thấy con gái nhỏ 2 tuổi cũng có các biểu hiện xuất hiện ổ sùi quanh miệng và phần lưng. Chị K. hoang mang vô cùng vì em bé còn quá nhỏ. Chị đã đưa con đi kiểm tra kết quả dương tính với HPV – vi rút gây ra sùi mào gà ở người.

Hình ảnh sùi mào gà ở khoang miệng.

Ngay sau đó, chị K. đã đưa bé đi khám da liễu và điều trị nhưng bệnh chậm tiến triển. Khi đến phòng khám, bác sĩ cho biết quanh môi và miệng của chị K. vẫn còn xuất hiện ổ sùi li ti. Nguyên nhân khiến con chị bị sùi mào gà có thể do người mẹ hôn con mà không để ý.

Chị K. nghĩ mình đã khỏi sùi mào gà nhưng bác sĩ cho biết chị không thể khỏi mà chỉ mới tiêu diệt u nhú, còn nguyên nhân gây sùi mào gà là vi rút HPV vẫn tồn tại trong cơ thể, cư trú trong máu và không thể tiêu diệt nó.

Trước đó, bác sĩ Lợi cũng từng gặp trường hợp một bé trai 3 tháng tuổi bị sùi mào gà ở nhiều nơi trên cơ thể do lây từ mẹ sang khi đẻ. Mẹ của cháu bé trong thời gian mang bầu đã nhiễm sùi mào gà. Ổ sùi lan sâu vào trong cả âm đạo và bác sĩ chỉ đốt bên ngoài. Không còn ổ sùi, mẹ cháu bé đã chọn phương pháp sinh thường cho bé và trong quá trình sinh đẻ đã lây bệnh cho con mà không hay biết.

Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ rất khó điều trị, nhất là ở khu vực “nhạy cảm”. Theo các bác sĩ da liễu, đốt sùi mào gà chỉ làm ổn định bề mặt còn bên trong vẫn còn và bệnh có nguy cơ tái phát bất cứ lúc nào. Cho đến nay, phòng bệnh sùi mào gà chỉ có biên pháp tiêm phòng vắc xin ngừa HPV nhưng không phải ai cũng tiêm được.

Bệnh xảy ra ở tất cả mọi người

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Khắc Lợi cho biết sùi mào gà là một bệnh lý u nhú ở người lây lan qua đường tình dục, do virus gây ra mang tên HPV (Human Papilloma Virus). Y học thế giới đã công bố tìm thấy có hơn 100 loài vi rút gây u nhú ở người, trong đó hơn 40 loài gây bệnh, đặc biệt type 16 và18 gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới, type 6 và 11 gây sùi mào gà ở nam giới.

Hiện chưa có kháng sinh điều trị, vắc xin phòng bệnh chỉ có giá trị với người dưới 14 tuổi và chưa có quan hệ tình dục. Bệnh gây phiền toái đến đời sống, đến tâm sinh lý, đến tình dục. Trong một điều kiện thuận lợi nào đó có thể dẫn đến vô sinh và ung thư dương vật.

Những người dễ bị nhiễm HPV là những người có nhiều bạn tình, chung chạ bạn tình, quan hệ tình dục đồng giới, quan hệ tình dục thô bạo, vệ sinh kém, không cắt bao quy đầu khi bị chít hẹp, người suy giảm miễn dịch, nạo hút nhiều lần, đẻ nhiều lần.

Theo bác sĩ Lợi đường lây nhiễm chủ yếu của HPV là qua da và niêm mạc (cơ quan niệu - dục, hậu môn …) , quan hệ với người mang mầm bệnh HPV hoặc dịch tiết của người mang mầm bệnh. Điều khiến bác sĩ cũng như người bệnh lo lắng nhất là sùi mào gà còn có thể lây nhiễm qua việc sờ mó, hôn, quan hệ đồng tính, dùng chung khăn tắm, quần lót, đồ dùng cá nhân của người mang mầm bệnh HPV.

Chính vì thế, người trong gia đình bị sùi mào gà có thể lây cho các thành viên khác. Có người thì bị ở da, môi, lưỡi, lợi, họng, hạ họng, thanh quản, mắt, hậu môn, lỗ niệu đao ngoài - trong, bàng quang, bộ phận sinh dục.

Tuy nhiên, có những trường hợp bị ngoài da mà không biết cho rằng thịt thừa hay bệnh da nào đó mà không nhận biết ra đó là ổ sùi mào gà. Để lâu, các ổ sùi đẻ và “nở hoa” như bông hoa mào gà.

Theo Infonet.vn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 28 phút trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 40 phút trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 16 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Top