Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có phải con sinh non thì nên “kiêng” tiêm vaccine?

Chủ nhật, 07:21 26/08/2018 | Y tế

GiadinhNet - Không ít gia đình lo ngại con sinh non tháng, nhẹ cân… nên từ chối mang con đi tiêm vaccine phòng bệnh. Điều này có đúng?


Tiêm vaccine cho trẻ ở Gia Lai. Ảnh: T.Nguyên

Tiêm vaccine cho trẻ ở Gia Lai. Ảnh: T.Nguyên

Nhiều gia đình từ chối tiêm vaccine phòng bệnh

Đầu tháng 8, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận 2 bệnh nhi là cặp song sinh 11 tháng tuổi (quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị bệnh sởi, tiên lượng nặng. Hai ca này được chuyển từ Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) sang. PGS.TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi cho biết, 2 bệnh nhi vào viện trong tình trạng sốt nóng liên tục, kèm theo ho, mắt mũi chảy kèm nhèm, đi ngoài phân nát. Đến ngày thứ tư, trên người 2 bé xuất hiện ban đỏ trên toàn thân, ho tăng nhiều, ăn uống nôn trớ nhiều. Tại đây, các bác sĩ truyền dịch, chống co giật, sử dụng kháng sinh mạnh. Đồng thời, bệnh viện cũng phải dùng phác đồ điều trị viêm phổi nặng.

Ngày 24/8, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, PGS.TS Bùi Vũ Huy cho biết, sau hơn 3 tuần điều trị, may mắn 2 bé đã qua cơn nguy kịch, hồi phục. Một bé đã được ra viện, còn một bé dự kiến sẽ cho ra viện trong vài ngày tới.

“Hai bé có thể trạng còi xương, suy dinh dưỡng, viêm phổi tái diễn nhiều lần. Khi bé nhiễm sởi trên nền bệnh nặng, diễn biến rất nhanh. Trong 3 tuần điều trị, có những lúc tính mạng hai bé bị đe doạ do ngừng thở vì viêm phổi nặng, nguy cơ áp xe phổi”, PGS.TS Bùi Vũ Huy nói.

Điều đáng nói, theo gia đình, cặp song sinh này chào đời khi mới 30 tuần tuổi và bị nhẹ cân nên tới thời điểm nhập viện, cả 2 bé vẫn chưa được tiêm vaccine phòng bệnh sởi (vốn có thể tiêm khi trẻ 9 tháng).

Tại Khoa Nhi (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận và điều trị cho gần 40 ca mắc sởi. Trong số bệnh nhân nhập viện, đa phần là trẻ dưới 5 tuổi. 100% các bé chưa được tiêm vaccine ngừa bệnh sởi. Tính chung trên toàn TP Hà Nội, đến tháng 8/2018, các bệnh viện của thành phố đã tiếp nhận hơn 320 ca mắc sởi, hơn 50 trường hợp mắc ho gà, hàng chục ca mắc viêm não – màng não, viêm não Nhật Bản… Rất nhiều trong số này chung tình trạng chưa tiêm vaccine vì nhiều lý do như: Trẻ hay bị ốm; cứ đến lịch tiêm là trẻ sốt/ho/ốm… hoặc do gia đình lo ngại các phản ứng không mong muốn có thể gặp phải sau khi tiêm vaccine. Bên cạnh đó, trong số những trẻ chưa tiêm vaccine, không ít trẻ có tiền sử sinh non tháng, nhẹ cân. Do suy nghĩ cẩn trọng trong việc tiêm phòng cho con, nên thay vì đến các cơ sở tiêm chủng và bệnh viện để đánh giá, sàng lọc, các bậc cha mẹ thường “giấu” con ở nhà đợi trẻ khỏe mạnh mới đưa đi tiêm chủng.

Quan tâm nhiều hơn việc tiêm vaccine cho trẻ

Theo TS Lê Kiến Ngãi - phụ trách đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ sinh non có sức đề kháng kém hơn bình thường, do đó cần quan tâm cho trẻ đủ khả năng miễn dịch để chống chọi lại với các tác động của môi trường. Trong khi đó, nhiều gia đình là nghĩ trẻ sinh non, thiếu cân, lại từng mắc bệnh nên thường xuyên trì hoãn tiêm chủng cho con. “Khi trẻ bị trễ một mũi tiêm sẽ dẫn tới trễ hàng loạt mũi tiếp theo, mà đó là các loại vaccine cần thiết trong từng giai đoạn phát triển của trẻ”, TS Lê Kiến Ngãi khuyến cáo.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US.CDC) và Bộ Y tế Việt Nam, trẻ dưới 2kg sẽ có cân nhắc khi chỉ định tiêm chủng. Còn với trẻ từ 2kg trở lên vẫn tiêm chủng bình thường, đặc biệt không có chuyện trì hoãn, cộng thêm tháng bị thiếu hay chờ cho trẻ đủ cân mới đi tiêm chủng.

Bên cạnh đó, nhiều người vẫn cho rằng với những trẻ có tình trạng bệnh lý cụ thể, bệnh cấp tính, sốt cao, hay bệnh tiến triển như hô hấp, nhiễm trùng… thì nên “kiêng” tuyệt đối việc tiêm phòng. Về quan điểm này, TS Lê Kiến Ngãi cho hay, khi trẻ hết thời gian điều trị, cha mẹ hoàn toàn có thể cân nhắc để tiêm cho trẻ càng sớm càng tốt.

Một sai lầm khác của các bậc phụ huynh, theo đánh giá của Bệnh viện Nhi Trung ương, phụ huynh của những trẻ mắc bệnh bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa thường trì hoãn việc vaccine cho con mình. Trong khi đó, tại đơn vị tiêm chủng của Bệnh viện Nhi Trung ương, 80% trẻ đến tiêm chủng có bệnh mạn tính, hoặc trong tình trạng phải thận trọng… Với hệ thống cấp cứu, hồi sức và hệ thống sàng lọc như miễn dịch, tim mạch… trẻ vẫn hoàn toàn được tiến hành tiêm chủng khi cân

Tại Hà Nội, theo ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố, mặc dù tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vaccine sởi của Hà Nội luôn đạt so với tỷ lệ chung của quốc gia (từ 95% - 97%), nhưng hàng năm vẫn còn khoảng 3% - 5% trẻ không được tiêm vaccine sởi, là đối tượng dễ mắc bệnh sởi. Hiện nay còn một số bậc phụ huynh không cho con đi tiêm chủng đầy đủ vaccine theo quy định, vì vậy hàng năm sẽ tích lũy một lượng lớn trẻ em không có miễn dịch chủ động phòng bệnh sởi và dễ bị mắc bệnh khi tiếp xúc với người bệnh.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top