Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có ít nhất 19 thực hành có hại đối với phụ nữ và trẻ em gái

GiadinhNet - “Uớc tính mỗi năm Việt Nam sẽ thiếu hụt 40.800 trẻ sơ sinh gái, tức 40.800 bé gái tại Việt Nam mỗi năm sẽ không có cơ hội chào đời chỉ vì mình là con gái”.

Đây là thông tin được đưa ra tại sự kiện Công bố Báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới năm 2020: “Trái với ý muốn của tôi: Xóa bỏ những thực hành làm tổn hại tới phụ nữ và trẻ em gái và gia tăng bất bình đẳng” do Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tổ chức ngày 17/7 tại Hà Nội.

Có ít nhất 19 thực hành có hại đối với phụ nữ và trẻ em gái - Ảnh 1.

Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam phát biểu tại lễ công bố. Ảnh: Minh Quyết


Phát biểu tại sự kiện này, bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cho biết: Báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới năm 2020 được công bố trên toàn thế giới vào ngày 30/6/2020 đã chỉ ra rằng, có ít nhất 19 thực hành có hại đối với phụ nữ và trẻ em gái. Những thực hành này bị cả thế giới lên án là hành vi xâm hại và vi phạm quyền con người.

Tuy nhiên, trong số này, có 3 thực hành vẫn ngang nhiên xảy ra ở nhiều khu vực, đó là: Cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ; tảo hôn; lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới. Tại Việt Nam, báo cáo tập trung vào vấn đề liên quan mật thiết nhất, đó là vấn đề lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới.

Theo Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, tình trạng lựa chọn giới tính dựa trên cơ sở định kiến giới và tư tưởng ưa thích con trai, xem nhẹ con gái tồn tại hàng thập kỷ đã dẫn tới sự thiếu hụt dân số lên tới 140 triệu trẻ em gái.

Khi số lượng nam giới nhiều hơn nữ giới, các vấn đề xã hội có thể nảy sinh, làm trầm trọng hơn các hình thức bạo lực trên cơ sở giới như hiếp dâm, cưỡng ép quan hệ tình dục, bóc lột tình dục, buôn bán người và tảo hôn. Đặc điểm chung của những hành vi có hại này là chúng đều xuất nguồn từ sự bất bình đẳng giới và mong muốn kiểm soát cơ thể và cuộc sống của phụ nữ.

"Những tổn hại đối với từng cá nhân mỗi người phụ nữ và trẻ em gái đã rất nghiêm trọng, nhưng hậu quả mà thế giới và các thế hệ trong tương lại phải gánh chịu thậm chí còn tồi tệ hơn. Một khi sức khỏe của phụ nữ và trẻ em gái giảm sút, một khi họ không được tiếp cận với giáo dục và tiềm năng của họ bị hạn chế, cả nhân loại cũng bị ảnh hưởng", bà Naomi Kitahara nhấn mạnh.

Theo báo cáo của UNFPA, trong nhiều thập kỷ qua, bình đẳng giới tại Việt Nam đã có những bước tiến. Tuy nhiên, lựa chọn giới tính dựa trên cơ sở định kiến giới là một thực hành làm tổn hại tới phụ nữ và trẻ em gái và tình trạng này vẫn còn tồn tại ở Việt Nam.

Có ít nhất 19 thực hành có hại đối với phụ nữ và trẻ em gái - Ảnh 2.

Theo các chuyên gia, cần chấm dứt tình trạng "trọng nam khinh nữ" để thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam. Ảnh minh họa


Tâm lý ưa thích con trai - một truyền thống không lấy gì làm tốt đẹp chính là sản phẩm của hệ thống định kiến giới luôn đặt nam giới và trẻ em trai ở địa vị xã hội cao hơn phụ nữ và trẻ em gái, cũng như ưa thích trẻ em trai hơn trẻ em gái.

Tình trạng lựa chọn giới tính dựa trên cơ sở định kiến giới có thể nhìn nhận trực tiếp qua tỷ số giới tính khi sinh và tỷ số này của Việt Nam thể hiện sự mất cân bằng giới tính khi sinh rất lớn. Tình trạng này được phát hiện lần đầu tại Việt Nam vào năm 2004 và từ năm 2005, tỷ số giới tính khi sinh đã gia tăng nhanh chóng.

Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, tỷ số này ở ngưỡng 111,5 bé trai được sinh ra so với 100 bé gái, trong khi tỷ số "tự nhiên" hoặc "bình thường" dao động khoảng 105-106 bé trai/100 bé gái.

Các bằng chứng cho thấy nguyên nhân dẫn tới mất cân bằng nhân khẩu học là do tình trạng lựa chọn giới tính trước khi sinh, tức là bỏ thai khi thai nhi được xác định là con gái, hay nuôi cấy phôi trước để xác định và lựa chọn được luôn giới tính, hay "lọc tinh trùng" phục vụ thụ tinh trong ống nghiệm.

"Báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới ước tính mỗi năm Việt Nam sẽ thiếu hụt 40.800 trẻ sơ sinh gái, tức 40.800 bé gái tại Việt Nam mỗi năm sẽ không có cơ hội chào đời chỉ vì mình là con gái. Thực trạng này cần phải được thay đổi", Naomi Kitahara khẳng định.

Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam kêu gọi: "Chúng ta phải chấm dứt tình trạng "trọng nam khinh nữ" để thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam. Việt Nam đang đạt được tiến bộ nhưng những tiến bộ ấy cần được đẩy mạnh nhanh hơn nữa trong Thập kỷ thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

Để triển khai nhiệm vụ này, nam giới cần đóng vai trò đặc biệt. Tôi kêu gọi nam giới tại Việt Nam hãy nâng cao giá trị của trẻ em gái và yêu cầu đối xử bình đẳng, quyền bình đẳng cho trẻ em gái. Chúng tôi đặc biệt cần nam giới và trẻ em trai góp sức thực hiện nỗ lực này".

Tại lễ công bố, ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng Vụ bình đẳng giới (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết: Chính phủ Việt Nam luôn coi bình đẳng giới vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển bền vững. Theo đó, Việt Nam đã xây dựng và đang tiếp tục hoàn hiện hành lang pháp lý để thực hiện ngày càng tốt hơn lĩnh vực này. 

"Việc đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên cũng là một trong những mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 mà chúng tôi đang xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2020 này", ông Phạm Ngọc Tiến thông tin. 

N.Mai

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Top