Hà Nội
23°C / 22-25°C

Co giật ở trẻ sơ sinh- Dấu hiệu bệnh gì?

Chủ nhật, 10:00 13/02/2022 | Dân số và phát triển

Co giật ở trẻ sơ sinh thường kín đáo, có thể chỉ là cử động bất thường nhẹ ở cơ mặt, run giật nhẹ ở chi. Co giật sơ sinh biểu hiện rất đa dạng, đôi khi dễ bị bỏ sót. Đây là triệu chứng của của nhiều bệnh, ngoài việc chống co giật, còn phải điều trị nguyên nhân.

1. Co giật ở trẻ sơ sinh do đâu?

Co giật sơ sinh biểu hiện rất đa dạng, đôi khi kín đáo và dễ bị bỏ sót. Co giật ở trẻ sơ sinh được hiểu là cử động bất thường hoặc thay đổi trương lực cơ của thân và chi: Co giật toàn thân hoặc khu trú, gồng cứng kiểu mất vỏ hay mất não hoặc giảm trương lực cơ toàn thân.

- Cử động bất thường ở mặt, miệng, lưỡi: Chu miệng, nhai...

- Cử động bất thường ở mắt: Nhìn một chỗ, giật nhãn cầu kiểu nystamus...

- Hệ thần kinh thực vật: Cơn ngưng thở, thở kiểu tăng thông khí, thay đổi nhịp tim, huyết áp, phản xạ đồng tử.

Co giật ở trẻ sơ sinh có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể do các nhóm nguyên nhân rối loạn chuyển hóa - Hạ đường máu (hạ canxi máu hạ, magie máu); hạ Natri máu; tăng Natri máu; tăng Bilirubine máu (vàng da nhân). Ngoài ra, có thể do nhóm nguyên nhân nhiễm trùng - Nhiễm trùng huyết (viêm màng não, tổn thương não do thiếu máu cục bộ, xuất huyết não - màng não). Hoặc mẹ dùng thuốc chống trầm cảm, ở một số trẻ bị ngạt sau sinh, hội chứng suy hô hấp (màng trong, tràn khí màng phổi)… cũng có thể bị co giật. Các nhà nghiên cứu cho biết có khoảng 10% không rõ nguyên nhân gây co giật ở trẻ sơ sinh.

Co giật ở trẻ sơ sinh bệnh gì? - Ảnh 2.

Co giật sơ sinh biểu hiện rất đa dạng, đôi khi dễ bị bỏ sót.

2. Co giật ở trẻ sơ sinh - Cần phát hiện sớm

Do là ở trẻ sơ sinh nên cha mẹ cần chú ý phát hiện khi trẻ có một hoặc nhiều biểu hiện như: Giật nhẹ cơ mặt, má, môi, run giật các ngón chân, tay… Cơn giật xảy ra tự nhiên hoặc có kích thích. Trương lực cơ tăng hoặc giảm, trường hợp tăng mạnh cơn co cứng sẽ có dấu hiệu cứng hàm… Thời gian kéo dài mỗi cơn giật là bao nhiêu giây. Tần số xuất hiện co giật thưa hay liên tục.

Ngoài ra, trẻ có các triệu chứng kèm theo như: 

  • Dấu hiệu suy hô hấp: Khó thở, tím tái, ngừng thở, thóp phồng. 
  • Dấu hiệu thiếu máu, tổn thương thần kinh khu trú, liệt dây thần kinh sọ não, chi.  
  • Vòng đầu to, nhỏ bất thường. 
  • Sốt, biểu hiện nhiễm trùng.

Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng này ở nhiều trẻ sơ sinh cha mẹ không phát hiện được và có thể nhầm vì nghĩ trẻ bị giật mình. Chính vì vậy, nếu xác định trẻ có co giật thật sự thì phải đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế để xét nghiệm máu, siêu âm não và đo điện não đồ, vì có thể có nguyên nhân là hạ canxi huyết, hạ magne huyết, hạ natri huyết, động kinh, viêm màng não mũ, xuất huyết não, nhiễm khuẩn huyết...

Co giật ở trẻ sơ sinh bệnh gì? - Ảnh 4.

Co giật ở trẻ sơ sinh có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể do các nhóm nguyên nhân rối loạn chuyển hóa.

3. Chẩn đoán và điều trị co giật ở trẻ sơ sinh

Khác với trẻ lớn, co giật trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân rõ ràng, do đó tìm và điều trị các nguyên nhân là rất quan trọng khi xử trí co giật ở trẻ sơ sinh. Sau khi khám lâm sàng để phát hiện co giật thực sự không như: Co giật toàn thân hay khu trú. Cơn ngưng thở. Tìm bướu huyết thanh hoặc bướu huyết xương sọ. Sờ thóp tìm dấu hiệu thóp phồng. Tìm dấu hiệu thiếu máu: Màu sắc da, niêm mạc. Dị tật bẩm sinh não… nhằm phân biệt co giật với run chi lành tính (run chi lành tính không ảnh hưởng mắt, tần số run nhanh hơn co giật, thường khởi phát từ kích thích bên ngoài và chấm dứt khi kìm giữ nhẹ chi…).

Các chỉ định xét nghiệm thường được chỉ định như: Test đường mao mạch để xem có bị rối loạn điện giải hạ Na, hạ Ca, hạ Mg máu hay không. Siêu âm não qua thóp để kiểm tra có tình trạng xuất huyết não, hình ảnh tổn thương não do thiếu oxy do đẻ ngạt hay không. Từ đó mới đưa ra liệu trình điều trị cho phù hơp. Nguyên tắc điều trị là thông đường thở, hỗ trợ hô hấp, điều trị đặc hiệu theo nguyên nhân.

Co giật ở trẻ sơ sinh bệnh gì? - Ảnh 5.

Co giật thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi và không phân biệt giới tính.

Tóm lại: Co giật là một rối loạn thần kinh thường gặp ở trẻ em, tần suất 3 - 5%. Là cấp cứu thần kinh thường gặp ở trẻ em, do nhiều nguyên nhân và có ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, có thể gây thiếu oxy não, tử vong. Co giật thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi và không phân biệt giới tính. Khi co giật xảy ra sẽ làm cho bố mẹ và gia đình trẻ rất lo lắng. Vì vậy, nếu phát hiện ra tình trạng co giật ở trẻ việc gọi điện cho cán bộ y tế để được trợ giúp là rất cần thiết và cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

BS Vũ Văn Hà
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Top