Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô giáo Pa Kô 11 năm truyền lửa đam mê cho học sinh

Thứ bảy, 18:21 19/11/2022 | Giáo dục

GiadinhNet – Bắt đầu ngày mới với không bữa sáng, áo quần lấm lem bùn đất đến trường, khi đông đến chỉ phong phanh chiếc áo trắng. Thế nhưng, suốt hơn 11 năm qua, cô giáo dân tộc Pa Kô ấy vẫn luôn nỗ lực truyền dạy tri thức cho các em.

Nam thanh niên mất hai chân nỗ lực lan tỏa những điều tốt đẹp tới cộng đồngNam thanh niên mất hai chân nỗ lực lan tỏa những điều tốt đẹp tới cộng đồng

GiadinhNet – Từ một người bình thường mất hai chân vì căn bệnh hiểm nghèo, thế nhưng người đàn ông ấy không bỏ cuộc, vực dậy tự nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình và lan tỏa những điều tốt đẹp với cộng đồng với nhiều hoạt động thiện nguyện.

A Lưới – vùng cao của Thừa Thiên Huế, nơi đại ngàn của dãy Trường Sơn hùng vĩ, nơi tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại đi qua ghi dấu bao chiến công lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc hào hùng. Nơi mà đặc sản là sương mù và mưa giông, với những con dốc khúc khuỷu, những đoạn đèo quanh co đầy nguy hiểm.

Chính nơi vùng núi khó khăn này đã thôi thúc cô giáo Trương Thị Khánh Hoà (SN 1988) với những khát khao của tuổi trẻ, niềm đam mê mang con chữ tới các em nhỏ vùng núi khó khăn trên dãy Trường Sơn hùng vĩ. Cô Khánh Hòa hiểu rõ hơn ai hết những khó khăn, thiếu thốn của các em học sinh nơi đây khi chính cô là người con dân tộc thiểu số trên mảnh đất A Lưới này.

Ngay từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, cô ước mong sẽ có ngày trở về giảng dạy ở trên quê hương. Năm 2011, cầm quyết định trên tay trong niềm sung sướng và hạnh phúc, cô giáo Trương Thị Khánh Hòa nhận nhiệm vụ công tác tại ngôi trường mang tên: Trường Trung học phổ thông A Lưới, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Bắt đầu ngày mới với không bữa sáng, áo quần lấm lem bùn đất đến trường, khi đông đến chỉ phong phanh chiếc áo trắng. Thế nhưng, suốt hơn 11 năm qua, cô giáo dân tộc Pa Kô ấy vẫn luôn nỗ lực truyền dạy tri thức cho các em. "Có những con đường khó đi không phải bởi sạt lở hay mưa lũ mà đôi khi nó khó đi bởi người không nhìn thấy đích đến – Dạy học ở nơi vùng cao A Lưới cũng vậy, nhưng chính những người trẻ như chúng tôi đã làm thay đổi điều đó" - Cô giáo Hoà bày tỏ.

Cô giáo PA KÔ 11 năm “gieo chữ” cho học sinh trên dãy núi Trường Sơn - Ảnh 2.

Cô Hòa trong tiết dạy Văn cho học sinh. Ảnh NVCC

Cô Khánh Hòa chia sẻ, khó khăn lớn nhất trong công tác giảng dạy nơi đây chính là địa bàn cư trú của đa số học sinh ở các xã, các em có hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong mọi hoạt động giáo dục gặp nhiều khó khăn. Số học sinh thuộc diện nghèo, cận nghèo còn quá nhiều. Nhiều em phải nghỉ học để đi kiếm tiền phụ giúp gia đình, có em nghỉ học để đi làm ăn xa. Các thầy cô giáo như cô Khánh Hòa đều hiểu và thương các em hơn ai hết, cùng các bạn trong lớp đến nhà động viên, nói chuyện với bố mẹ, với các em để các em có thể đến trường. Đi qua bao con suối, nhìn thấy bao nhiêu núi, mới đến nhà các em. Con đường từ nhà đến trường rất xa, nhưng nếu không học cái chữ, thì con đường đi đến ước mơ còn xa hơn nữa.

Cô giáo Trương Thị Khánh Hoà đã mạnh dạn tham mưu với Đảng bộ, BGH nhà trường, Đoàn trường trong việc giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, nhất là trong đợt dịch Covid 19 vừa qua, nhiều gia đình học sinh vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Đồng thời phát huy tinh thần tình nguyện bằng nhiều cách làm mới, sáng tạo, triển khai có hiệu quả phong trào hành động cách mạng tại trường học.

Và cứ thế, nhiều chương trình thiết thực, có ý nghĩa lần lượt ra đời như: "Tiếp sức đến trường", "Triệu túi an sinh", "Mỗi ngày chủ nhật là một sự san sẻ yêu thương"… để giúp đỡ, động viên phần nào cho các em đến trường. Là một cán bộ đoàn nhiệt huyết, cô Hoà luôn suy nghĩ và hành động để tổ chức Đoàn trong nhà trường thực sự là môi trường lý tưởng rèn luyện ý chí lẫn kỹ năng cho Đoàn viên thanh niên.

photo-1668853245736

Cô giáo Trương Thị Khánh Hòa trong công tác Đoàn. Ảnh NVCC

Vốn là người đồng bào thiểu số, hiểu rằng các em học sinh ở đây nhiều em kĩ năng sống còn thiếu, các em còn rụt rè, hay mặc cảm. Chính vì thế, cô giáo Khánh Hoà cùng các tổ chức Đoàn, Hội trong trường mạnh dạn tổ chức các cuộc thi, các hoạt động, các buổi sinh hoạt Chi đoàn để giúp các bạn học sinh hòa nhập, tiến bộ, sống có ích và biết yêu thương, san sẻ.

"Bản thân luôn muốn truyền ngọn lửa đam mê nghiên cứu khoa học cho các em học sinh trong trường, nhất là các em học sinh dân tộc thiểu số. Định hướng, nhen lên ngọn lửa cho các em, để các em mày mò, sáng tạo ra những sản phẩm mang tính ứng dụng thực tiễn của chính mình. Có nhiều đêm cô trò cùng thức trắng, bát mì tôm úp vội, để hoàn thiện công trình nghiên cứu còn dang dở" - Cô Hoà chia sẻ.

photo-1668853248808

Cô giáo Trương Thị Khánh Hoà luôn cố gắng để các bạn học sinh hòa nhập hơn. Ảnh NVCC

Cô Hòa nói rằng, mình vất vả quen rồi, chỉ tội cho học sinh phải học tập trong điều kiện thiếu thốn, phòng học tạm bợ. Như vậy, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Nhưng trước mọi khó khăn, thầy và trò đều phải khắc phục, cố gắng vượt qua. Việc dạy học ở những nơi "thâm sơn, cùng cốc" dẫu phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả, các thầy, cô giáo như cô Hòa vẫn hết mực tận hiến cho sự nghiệp "trồng người", vì mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương.

Với những cống hiến liên tục trong 11 năm 1 tháng, cô giáo Khánh Hoà đã vinh dự nhận được nhiều thành tích như Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh "Đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác giáo dục và đào tạo từ năm 2018 – 2019 đến năm 2020 - 2021" của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế; giấy khen vì đã có thành tích dạy giỏi trong nhiều năm và thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn… Mới đây nhất cô vinh dự là 1 trong 68 gương giáo viên tiêu biểu được vinh danh trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" 2022 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Vinh danh những người Thầy không trồng cây trên đất nhưng lại nở cho đời những đóa hoa thơmVinh danh những người Thầy không trồng cây trên đất nhưng lại nở cho đời những đóa hoa thơm

GiadinhNet – Tối 16/11, 68 thầy, cô giáo tiêu biểu với những sáng kiến, thành tích nổi bật đã được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” 2022. Các thầy cô là những người không trồng cây trên đất nhưng lại nở cho đời những đóa hoa thơm.

Phương Thuận
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chỉ cần có tiêu chí này, thí sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào các trường đại học bao người mơ ước

Chỉ cần có tiêu chí này, thí sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào các trường đại học bao người mơ ước

Giáo dục - 6 giờ trước

GĐXH - Trúng tuyển vào các trường đại học top đầu là mong muốn của đa số các thí sinh trong mỗi kì thi THPT Quốc gia, đặc biệt là những thí sinh có tiêu chí này, cơ hội trúng tuyển đầu vào các trường top đầu càng cao.

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Giáo dục - 21 giờ trước

Sau khi một học sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo được phát hiện, Phòng GD-ĐT huyện Minh hoá đã chỉ đạo các trường tiểu học, THCS rà soát chất lượng học sinh yếu kém.

Các trường y dược hàng đầu cả nước công bố mức điểm xét tuyển đại học bằng IELTS mới nhất năm 2024

Các trường y dược hàng đầu cả nước công bố mức điểm xét tuyển đại học bằng IELTS mới nhất năm 2024

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Các trường y dược hàng đầu cả nước công bố mức điểm xét tuyển đại học bằng IELTS năm 2024 như thế nào?

Nam sinh Bách khoa TPHCM tiết lộ áp lực 'đã học vượt lại còn xuất sắc'

Nam sinh Bách khoa TPHCM tiết lộ áp lực 'đã học vượt lại còn xuất sắc'

Giáo dục - 1 ngày trước

Là sinh viên duy nhất "đã học vượt lại còn xuất sắc" trong đợt tốt nghiệp tháng 4/2024 của Trường Đại học Bách khoa TPHCM, nam sinh viên Thái Tài chủ động chọn… áp lực.

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Giáo dục - 1 ngày trước

Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ vừa công nhận đăng ký nhãn hiệu HSA kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) theo quyết định số 17203/QĐ-SHTT ngày 21/02/2024.

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Nếu biết tận dụng lợi thế của thế giới kỹ thuật số, công nghệ, xu hướng với các chiến lược Digital Marketing hoàn hảo thì bạn có thể dễ dàng kiếm từ 50 - 100 triệu đồng mỗi tháng.

Tuyên dương 200 'Chiến sĩ nhỏ Điện Biên' toàn quốc lần thứ V năm 2024

Tuyên dương 200 'Chiến sĩ nhỏ Điện Biên' toàn quốc lần thứ V năm 2024

Giáo dục - 1 ngày trước

Tuyên dương 200 “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V nhằm biểu dương, tôn vinh và nhân rộng các điển hình thiếu nhi tiêu biểu trong các phong trào của Đội.

Vụ trẻ mầm non bị cô giáo tát, đè lên bụng: Sở GD&ĐT TP.HCM lên tiếng

Vụ trẻ mầm non bị cô giáo tát, đè lên bụng: Sở GD&ĐT TP.HCM lên tiếng

Giáo dục - 1 ngày trước

Qua vụ bạo hành xảy ra ở nhóm trẻ Tí Bo, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM xin rút kinh nghiệm và nhận trách nhiệm.

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Dưới đây là danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Top