Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô giáo khuyết tật với lớp học miễn phí dành cho học sinh nghèo

Thứ năm, 10:43 21/06/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Với thân hình gầy gò, ốm yếu, đôi chân khuyết tật, nhưng hơn 7 năm qua, cô giáo Rmah H’Blao đã tự mở lớp “gieo chữ” cho hơn 50 em học sinh. Ngôi nhà của cô giờ đây đã trở thành lớp học tình thương rộn rã tiếng cười đùa của trẻ thơ.


Lớp học tình thương của cô H’Blao lúc nào cũng đông học sinh.     Ảnh: N.Huy

Lớp học tình thương của cô H’Blao lúc nào cũng đông học sinh. Ảnh: N.Huy

Cô giáo hết lòng với học sinh

Một buổi trưa hè oi ả trung tuần tháng 6/2018, chúng tôi ghé thăm làng Chao Pông (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai). Dưới con đường đất đỏ chạy dài, xung quanh là những căn nhà sàn đã cũ, sập sệ, không khó lắm để chúng tôi tìm đường vào nhà của cô giáo Rmah H’Blao (30 tuổi) người khuyết tật nhưng vẫn hết lòng truyền dạy kiến thức cho các em có hoàn cảnh khó khăn.

Ngay từ đầu cổng, những tiếng “ê, a” học bài của trẻ nhỏ làm cho không khí ngày hè trở nên rạo rực hơn. Khi vừa bước chân vào lớp học, chúng tôi đã thấy thấp thoáng bóng hình nhỏ thó của một cô gái đang miệt mài nắn nót từng con chữ trên bảng. Mặc dù ở tuổi 30 nhưng thân hình cô H’Blao chỉ nhỏ bằng một cô gái 15 tuổi. Nhận thấy có khách đến thăm, cô H’Blao tạm nghỉ dạy, cho các em giải lao tại chỗ. Nở nụ cười trìu mến, cô H’Blao kéo ghế mời chúng tôi ngồi rồi rót nước mời khách.

H’Blao tâm sự, năm lên 3 tuổi, do bị một cơn sốt kéo dài dai dẳng nên đôi chân cô trở nên teo tóp và bị bại liệt hoàn toàn. Tuy nhiên, không chịu khuất phục trước số phận, nhờ sự cố gắng và sự giúp đỡ của người thân trong gia đình, H’Blao đã có thể đi lại dù rất khó khăn. Mặc dù đôi chân bị bại liệt, di chuyển chật vật, nhưng ngay từ nhỏ, H’Blao đã mơ ước lớn lên sẽ trở thành cô giáo để dạy chữ cho những trẻ em trong làng. Để ước mơ của mình có thể trở thành hiện thực, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường H’Blao đã cố gắng rất nhiều.

Sau khi tốt nghiệp THPT với tấm bằng khá, H’Blao thi vào Trường CĐ Sư phạm Gia Lai (chuyên ngành Công nghệ thông tin). H’Blao như vỡ òa trong hạnh phúc khi nhận được giấy báo trúng tuyển vào trường. Tuy nhiên, trúng tuyển đồng nghĩa với việc hàng ngày H’Blao phải cố gắng đến trường bằng đôi chân khiếm khuyết của mình.

Sau gần 2 năm miệt mài lên giảng đường, sức khỏe của H’Blao dần giảm sút. Bên cạnh đó do nhà xa, di chuyển khó nên H’Blao không thể theo kịp các bạn. Cuối cùng, do sức khỏe không đảm bảo, H’Blao đành nghỉ học giữa chừng với bao nhiêu ước mơ và hoài bão đang còn dang dở. "Những ngày đầu xa trường, xa thầy cô, xa các bạn em buồn lắm. Trở về quê, em thấy tự ti, không muốn ra khỏi nhà, chẳng muốn làm bất cứ công việc gì cả. Nhưng rồi, nhờ sự động viên của bố mẹ, bạn bè nên em nhận ra rằng nếu mình cứ như vậy sẽ chẳng giải quyết được gì. Sau nhiều đêm trăn trở muốn làm điều gì đó có ích cho xã hội, cộng đồng, em quyết định mở một lớp học miễn phí dạy cho trẻ em nghèo không có điều kiện đến trường", cô giáo H’Blao chia sẻ.

Lớp học tình thương của cô giáo tật nguyền


Cô H’Blao tận tình chỉ dạy cho các em.

Cô H’Blao tận tình chỉ dạy cho các em.

Sau vài phút trầm ngâm, hồi tưởng nhớ lại chuyện cũ, H’Blao kể: “Khi nhận được tấm giấy báo nhận trúng tuyển, em hy vọng sẽ tốt nghiệp cao đẳng rồi tìm một công việc ổn định, đủ nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình. Tuy nhiên, vì sức khỏe yếu nên việc học của em đành phải bỏ lửng. Những ngày ở quê, thấy làng còn nghèo, các bậc cha mẹ bận bịu trên rẫy kiếm cái ăn cái mặc, không có thời gian chăm sóc, lo lắng việc học cho con mình nên em thấy thương các cháu vô cùng. Và rồi trong em bỗng nảy lên ý định mở lớp học tình thương, dạy học miễn phí cho các cháu tại địa phương”.

H’Blao tâm sự: “Lúc bị bệnh phải nghỉ học em buồn lắm, phấn đấu cả chục năm trời mới được đi học, học chưa đâu vào đâu đã phải nghỉ giữa chừng. Nhưng vì sức khỏe không cho phép nên bắt buộc em phải về nhà. Về được 3 tháng, nhìn những đứa trẻ trong làng nghịch ngợm nô đùa ở sân, chân tay thì đen nhẻm, đứa thì ê a đánh vần từng chữ, đứa lại cặm cụi nắn nót từng chữ trên bậc thềm nhà, bỗng thấy thương các em. Lúc đó, niềm đam mê dạy học trỗi dậy nên em đã gom góp được chút tiền tiết kiệm và xin thêm bố mẹ để xây dựng lên lớp học tình thương cho các em. Em muốn dành tình yêu thương để san sẻ, muốn truyền dạy kiến thức để các em học tập tốt hơn”.

Lớp học của cô giáo Rmah H’Blao đã duy trì được 7 năm nay với 100% học sinh là người dân tộc thiểu số từ lớp 1 đến lớp 5. Bên cạnh đó, có một số trường hợp các em chuẩn bị vào lớp 1 cô cũng nhận dạy dỗ để các em có thêm kiến thức, vững vàng bước vào ngưỡng cửa mới. H’Blao cho biết, hiện nay lớp học của cô đã có 50 em, vào dịp hè con số đó tăng lên đến 60-70 em. Lớp học giảng dạy trong khung giờ từ 7h - 10h sáng và 13h - 15h chiều. Để các em có thể tiếp thu bài một cách tốt nhất, cô H’Blao đã chia lớp học thành 2 nhóm, theo từng độ tuổi và khả năng. Những học sinh học ở trường buổi sáng, cô sẽ kèm ở nhà vào buổi chiều và ngược lại. Hiện tại, cô đang đặc biệt chú trọng việc dạy cho các em đọc thông viết thạo tiếng Việt và biết làm toán.


Lớp học của cô giáo Rmah H’Blao 100% học sinh là người dân tộc.

Lớp học của cô giáo Rmah H’Blao 100% học sinh là người dân tộc.

Không chỉ dạy kiến thức trên lớp, tranh thủ thời gian rảnh rỗi, cô H’Blao còn lên mạng tải các bài hát về dạy cho các em vào những buổi sinh hoạt đầu tuần. Còn những buổi cuối tuần cô thường kể cho các em nghe về những câu chuyện mang tính nhân văn, qua đó truyền đến các em lối sống đẹp. “Sợ các em quên đi truyền thống văn hóa của quê hương, những giờ ra chơi rảnh rỗi, tôi cũng thường kể cho các em nghe truyện cổ dân gian của người Jrai. Nghe kể chuyện các em vui lắm. Có em còn bảo người lớn bận lên nương rẫy nên chưa bao giờ được nghe kể truyện cổ dân gian cả”, cô H’Blao tâm sự với ánh mắt rạng ngời nói.

Đáp lại ân tình của cô giáo, kỳ học vừa qua lớp học của cô giáo H’Blao đã có 19 em đạt học sinh giỏi và tiên tiến. “Được chứng kiến thành tích học tập của các em tăng lên sau mỗi kì học bản thân tôi vui lắm. Các em học sinh ở đây rất ngoan, nhưng bố mẹ đi làm rẫy nên không có thời gian quan tâm đến con cái, cũng như việc học còn nhiều thiếu thốn. Do đó, tôi muốn dành tất cả niềm yêu thương này đến với các em và cũng hy vọng tương lai các em sẽ tốt hơn. Nhìn thấy các em lớn lên, học tập khá hơn và biết yêu thương, quý trọng mọi người đó là điều tuyệt vời nhất với tôi”, cô H’Blao rưng rưng nước mắt.

Thời gian ban ngày cô dành để dạy kiến thức cho các em, tối đến cô H’Blao lại nhận tranh về nhà thêu để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Trải lòng cùng chúng tôi, cô cho hay, cuộc sống hiện tại của cô rất tốt khi có các em học sinh bên cạnh. Mặc dù bệnh tình khiến cô khó khăn trong việc di chuyển, ảnh hưởng sức khỏe nhưng cô không muốn đi điều trị bệnh vì sợ gián đoạn, ảnh hưởng đến việc học của các em. “Tôi mong rằng các em có được cái chữ và ngày càng học cao hơn nữa để trở thành người có ích cho xã hội. Bên cạnh đó, tôi mong muốn nhiều em sau khi học xong sẽ đồng hành cùng tôi tiếp tục đem con chữ đến với trẻ em nghèo”, cô giáo H’Blao bộc bạch.

Ông Trần Hoàng - Chủ tịch UBND xã Ia Phang cho biết, mặc dù cô H’Blao bị khuyết tật từ nhỏ, sống nương tựa vào bố mẹ nhưng cô vẫn dốc lòng mở lớp học tình thương để truyền dạy kiến thức cho các em học sinh. Cũng theo ông Hoàng, các em học sinh đến đây chủ yếu có hoàn cảnh khó khăn, không có tiền để đi học thêm bên ngoài. Lớp học của cô H’Blao mở ra đã giúp các em củng cố thêm kiến thức trên trường lớp.

Nhật Huy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin sáng 1/5: Loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024, Công an lên tiếng về thông tin 'Đà Lạt xảy ra biến lớn'

Tin sáng 1/5: Loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024, Công an lên tiếng về thông tin 'Đà Lạt xảy ra biến lớn'

Xã hội - 33 phút trước

GĐXH - Nhiều chính sách liên quan kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2024. Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh các trường hợp lan truyền, phát tán thông tin sai sự thật và sẽ xử lý nghiêm.

Hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TPHCM xem pháo hoa

Hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TPHCM xem pháo hoa

Xã hội - 8 giờ trước

Nhiều tuyến ở đường trung tâm TPHCM ùn tắc kéo dài vì người dân đổ về khu vực bờ sông Sài Gòn (quận 1) xem pháo hoa chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tránh nóng, người dân đổ xô đến các Trung tâm Thương mại trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Tránh nóng, người dân đổ xô đến các Trung tâm Thương mại trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tại Hà Nội, do nắng nóng oi bức, nhiều người dân đã đổ xô đến các trung tâm thương mại, siêu thị... thay vì đến các điểm vui chơi, giải trí ngoài trời.

Nam Định: 'Ám ảnh' vỏ thuốc bảo vệ thực vật vứt tràn lan bờ ruộng, kênh mương

Nam Định: 'Ám ảnh' vỏ thuốc bảo vệ thực vật vứt tràn lan bờ ruộng, kênh mương

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Việc lạm dụng thuốc diệt cỏ, trừ sâu để bảo vệ cây trồng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, cần tuyên truyền người dân thực hiện phong trào thu gom, xử lý bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng để bảo vệ môi trường, sức khỏe con người.

Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Xã hội - 14 giờ trước

Nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM sẽ bị hạn chế, phân luồng và cấm xe nhằm phục vụ chương trình bắn pháo hoa trong tối nay (30/4). Do đó, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP.HCM vừa đưa ra một số khuyến cáo đề nghị người dân.

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Đang đi trên đường, người phụ nữ ở Thừa Thiên Huế bị sét đánh trúng vào người rồi tử vong.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Xã hội - 15 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 30/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P cuối): Cuộc truy đuổi dọc đất nước

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P cuối): Cuộc truy đuổi dọc đất nước

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Qua khai thác chủ nhân chiếc xe ô tô màu đỏ đã xuất hiện tại nơi anh H bị sát hại vào tối 6/4/2017, Công an tỉnh Nam Định thấy nổi lên đối tượng Nguyễn Hoàng Linh (SN 1987, trú tại Nam Định). Linh là kẻ có tiền án cùng nhiều mối quan hệ xã hội rất phức tạp. Sau khi anh H tử vong, Linh cũng "biến mất" khỏi Nam Định.

Nhận biết 3 mối đe dọa khiến bạn đuối nước khi tắm biển

Nhận biết 3 mối đe dọa khiến bạn đuối nước khi tắm biển

Đời sống - 15 giờ trước

Tắm biển khác xa với bể bơi, hay khi tắm sông. Đó là bởi sóng và các dòng chảy có thể khiến bạn dễ mất sức, dẫn tới đuối nước, hoặc bị cuốn ra xa bờ.

Những tình huống gây ùn ứ trên cao tốc dịp nghỉ lễ

Những tình huống gây ùn ứ trên cao tốc dịp nghỉ lễ

Xã hội - 17 giờ trước

Đôi khi ùn tắc trên cao tốc dịp nghỉ lễ không phải do tai nạn giao thông, lưu lượng phương tiện gia tăng mà lại từ nguyên nhân chủ quan của các tài xế.

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Pháp luật

GĐXH - Theo chuyên gia, pháp luật hiện nay có quy định về những trường hợp tuy không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế. Việc không phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung của di chúc giúp bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế, đặc biệt là khi di chúc có thể không được lập một cách công bằng và minh bạch.

Top