Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô giáo 24 năm gắn đời vào kim tiêm và bịch máu

Thứ ba, 08:00 12/07/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - “Hiện nay, nước ta có khoảng 10 triệu người mang gen bệnh và 20.000 – 30.000 người mang bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia). Tuy nhiên, con số này không dừng lại ở đó nếu chúng ta không hành động. Do vậy, để hướng tới một tương lai không còn trẻ em sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh, đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng”, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ chia sẻ tại cuộc tọa đàm (do VTV vừa tổ chức) về cách phòng tránh căn bệnh này.

Cô giáo Hoàng Thị Thanh (áo trắng) tại buổi tọa đàm về bệnh tan máu bẩm sinh.
Cô giáo Hoàng Thị Thanh (áo trắng) tại buổi tọa đàm về bệnh tan máu bẩm sinh.

24 năm “sống chung” với bệnh tật

Gặp cô giáo Hoàng Thị Thanh (ở Nam Đàn, Nghệ An) tại buổi tọa đàm về bệnh tan máu bẩm sinh, chúng tôi vô cùng khâm phục trước nghị lực chống chọi bệnh tật của cô gái trẻ này. Bước sang tuổi 24, đồng nghĩa với việc Thanh đã có 24 năm “sống chung” với bệnh tật. Thanh kể: “Khi em được 3 tháng tuổi, bố mẹ thấy em ngày càng yếu đi, da xanh xao, bú kém nên cho em vào bệnh viện để khám. Lúc đó, mới phát hiện em bị mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Kể từ đó đến giờ, em phải thường xuyên vào viện truyền máu để duy trì sự sống”.

Thanh chia sẻ, cả bố và mẹ em đều là người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh nhưng không hề hay biết. Đến khi Thanh được sinh ra và phát hiện bị bệnh, bố mẹ em mới biết đến căn bệnh này. Tuổi thơ của Thanh lớn lên gắn liền với kim truyền và… bịch máu. Hết điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Thanh lại được chuyển sang Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương rồi đến bệnh viện ở địa phương. Thanh bảo, tổng thời gian em ở bệnh viện có khi nhiều hơn thời gian em được ở nhà.

Thường xuyên phải truyền máu, sức khỏe của Thanh yếu hơn rất nhiều so với người bình thường. Tuy nhiên, không chịu “đầu hàng” trước bệnh tật, cô gái Hoàng Thị Thanh vẫn luôn lạc quan sống tốt để thành người có ích cho xã hội. Thanh chia sẻ: “Biết mình bệnh tật là thiệt thòi hơn người khác, nhưng không vì thế mà em chán nản. Lúc còn nhỏ, em cũng tự ti với bạn bè, nhưng khi lớn lên, có hiểu biết, em đã xác định tư tưởng là phải “sống chung” với căn bệnh này cả đời. Vì thế, em luôn tự động viên mình phải lạc quan để “át” hết bệnh. Mình phải cố gắng gấp đôi, thậm chí gấp ba người khác thì bệnh tật cũng không phải điều gì ghê gớm lắm”.

Do hay phải nằm viện điều trị dài ngày nên việc học tập của Thanh đôi khi cũng bị gián đoạn. Thế nhưng, ngay cả khi đi truyền máu, em vẫn tranh thủ đọc sách, ôn lại bài cũ để không quên kiến thức. Sau mỗi lần điều trị, em lại nhờ các bạn giảng lại bài để theo kịp tiến độ. Với sự chăm chỉ, miệt mài học tập, sau 12 năm đèn sách, Thanh thi đỗ vào trường Cao đẳng Sư phạm ở Nghệ An với ước mơ trở thành một cô giáo. Cuối cùng, ước mơ của em cũng trở thành hiện thực. Hiện tại, Thanh đang là giáo viên dạy môn Sinh học và Hóa học của một trường cấp hai tại địa phương. Trên cương vị là một cô giáo, Thanh luôn tâm niệm phải cố gắng truyền đạt kiến thức thật tốt để thế hệ trẻ có nhiều hiểu biết không chỉ trong sách vở mà còn ứng dụng trong cuộc sống.

Đề cập đến hạnh phúc riêng, Thanh bảo, hiện tại chưa có dự định gì, em chỉ muốn tập trung vào công việc để san sẻ bớt gánh nặng nợ nần cho gia đình. “Nếu sau này gặp ai yêu thương thật lòng thì em sẽ tính chuyện lâu dài. Tuy nhiên, em sẽ động viên người đó đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra sức khỏe. Sống chung với bệnh tật hơn 20 năm nên em biết, khám sức khỏe tiền hôn nhân rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cho con cái sau này”, Hoàng Thị Thanh tâm sự.

Cần khám sức khỏe trước khi kết hôn

Các khách mời chia sẻ tại buổi tọa đàm về bệnh tan máu bẩm sinh. Ảnh N.Mai
Các khách mời chia sẻ tại buổi tọa đàm về bệnh tan máu bẩm sinh. Ảnh N.Mai

Chia sẻ về căn bệnh tan máu bẩm sinh, ThS.BS Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Thalassemia (Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương) cho biết: Tan máu bẩm sinh là bệnh thiếu máu di truyền do hồng cầu bị vỡ sớm hơn bình thường làm cho người bệnh bị thiếu máu. Nguyên nhân gây bệnh là do đột biến của các gen quy định tổng hợp các thành phần cấu tạo của hồng cầu. Các gen này khi bị đột biến sẽ gây ra bệnh tan máu bẩm sinh và sẽ di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

ThS.BS Nguyễn Thị Thu Hà cho biết thêm, bệnh tan máu bẩm sinh có thể điều trị được, nhưng phải tuân thủ chế độ điều trị thường xuyên, liên tục suốt đời bằng truyền máu kết hợp với thải sắt cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Ngoài ra, theo BS Thu Hà, do đây là bệnh của gen quy định nên có thể điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc. Tuy nhiên, việc khó tìm được tế bào gốc phù hợp cộng với chi phí phẫu thuật tốn kém khiến số lượng người được điều trị bằng phương pháp này vẫn còn hạn chế.

Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cho biết: Tan máu bẩm sinh cũng như nhiều bệnh khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số của nước ta hiện nay. Theo số liệu thống kê, nước ta có khoảng 10 triệu người mang gen bệnh và 20.000 – 30.000 người mang bệnh tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, con số này không dừng lại ở đó nếu chúng ta không hành động. Khi số lượng người bị bệnh tăng lên sẽ khiến công tác điều trị gặp nhiều khó khăn. Do vậy, để hướng tới một tương lai không còn trẻ em sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh, đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng.

Theo ông Nguyễn Văn Tân, việc cần thiết đầu tiên trong việc đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh là phải làm cho người dân hiểu về bệnh và cách thức phòng bệnh. Ông Nguyễn Văn Tân nhấn mạnh: “Đây hoàn toàn là căn bệnh có thể phòng và điều trị được. Chúng ta phải tăng cường tổ chức các chương trình tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân. Đây được coi là giai đoạn dự phòng bậc một để ngăn ngừa việc gia tăng bệnh tan máu bẩm sinh cũng như nhiều nguy cơ bệnh khác cho thế hệ sau này. Tiếp đó, tổ chức sàng lọc trước sinh và sơ sinh để có thể phát hiện và điều trị bệnh một cách sớm nhất và hiệu quả nhất”.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Tân cho biết thêm, mô hình can thiệp giảm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các đề án, chương trình nâng cao chất lượng dân số đang được Tổng cục DS-KHHGĐ triển khai từng bước có hiệu quả và sẽ được đầu tư hơn nữa, hướng tới mục tiêu giảm bệnh tật, nâng cao chất lượng giống nòi trong tương lai.

Mất con vì bệnh tan máu bẩm sinh

Chị Nguyễn Thị Thêm (ở Trực Ninh, Nam Định) là bà mẹ có hai đứa con gái bị bệnh tan máu bẩm sinh, một cháu lên 5, cháu còn lại năm nay tròn 4 tuổi. Bản thân chị Thêm và chồng đều là người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh nhưng không hề hay biết. Điều đáng nói, do thiếu hiểu biết về bệnh, sau khi sinh hai con gái đầu mắc bệnh, vợ chồng chị vẫn có ý định sinh tiếp đứa con thứ ba. Tuy nhiên, cháu bé này không được chào đời do thai chết lưu trong bụng mẹ. Nguyên nhân là do trong quá trình mang thai, chị Thêm bị phù thai dẫn đến sự việc đau lòng trên.

Bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được

Theo các chuyên gia, bệnh tan máu bẩm sinh không có thuốc đặc trị nên không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu cặp vợ chồng tham gia tầm soát bệnh trước khi sinh con, vì đây là bệnh do di truyền từ cặp vợ chồng cùng mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Hiện nay, những người mang gen bệnh trong cộng đồng rất nhiều, nhưng nhận thức về sự nguy hiểm của căn bệnh tan máu bẩm sinh chưa nhiều nên vẫn chưa hạn chế được số trẻ sinh ra mang bệnh tan máu bẩm sinh. Những người có nguy cơ cao mang gen bệnh tan máu bẩm sinh là có người thân trong gia đình mắc bệnh.

Những trẻ sinh ra nếu thiếu máu nên đi tầm soát. Biểu hiện trẻ bị tan máu bẩm sinh là: Da xanh, lòng bàn tay nhợt nhạt, hay mệt, kém ăn, kém vận động. Nếu kết quả xét nghiệm máu thấy có thiếu máu, hồng cầu nhỏ nhược sắc thì cần nhập viện để theo dõi và điều trị. Hiện nay, tại nhiều bệnh viện địa phương đã triển khai điều trị tan máu bẩm sinh với các phương pháp như: Truyền hồng cầu lắng, thải sắt và các phương pháp nâng thể trạng. Bệnh tan máu bẩm sinh nếu tuân thủ phác đồ điều trị, bệnh nhân vẫn có thể sống vài chục năm nhưng chi phí điều trị rất lớn, những nhà chưa nghèo rồi cũng nghèo, chất lượng sống thấp. Do đó, việc tư vấn đầy đủ về tiền sản và di truyền trước khi quyết định sinh con đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sinh thêm những trẻ mang gen bệnh...

T.H

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Top