Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có cần đun nóng thịt hộp, cá hộp trước khi ăn để ngừa ngộ độc Botulinum?

Thứ ba, 16:52 30/05/2023 | Sống khỏe

Một số người lo lắng trước nguy cơ ngộ độc thực phẩm nên khi ăn đồ hộp như cá hộp, thịt hộp thường đun kỹ lại. Độc tố Botulinum tiềm ẩn trong thực phẩm đóng hộp (nếu có) liệu có còn gây nguy hiểm cho sức khỏe khi thực phẩm đã được đun lên?

1. Đun kỹ thực phẩm đóng hộp trước khi ăn để ngừa ngộ độc Botulinum ?

Con gái chị Th.V (Cầu Giấy, Hà Nội) dù không thích ăn cá nhưng riêng món cá sốt cà chua, cá ngừ ngâm dầu… đóng hộp lại là món yêu thích của con nên chị Th.V thường mua về cho con ăn.

Kể cả là ăn trực tiếp hay trộn cá với cơm và thêm chút sốt mayonnaise, rong biển thì chị V. vẫn cẩn thận đun kỹ cá hộp trước khi con ăn. Chồng con chị thắc mắc là sao phải làm thế, đun lên thì mất ngon nhưng chị V. cho rằng đun nóng lên mới an toàn.

Thắc mắc này cũng là của nhiều người có thói quen ăn cá hộp, thịt hộp. Vậy cách làm của chị V. có cần thiết không khi mà thực phẩm đóng hộp còn hạn sử dụng, hộp không có dấu hiệu phồng, móp, hoen gỉ và việc đun nóng có tác dụng phòng ngộ độc Botulinum hay không?

Có cần đun lại thực phẩm đóng hộp trước khi ăn để ngừa ngộ độc Botulinum? - Ảnh 1.

Lựa chọn và bảo quản thực phẩm đóng hộp đúng cách để ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Theo TS. Phạm Thùy Dương, Giảng viên khoa Công nghệ sinh học, Đại học Phương Đông : Thực phẩm đóng hộp là một dạng thực phẩm phổ biến hiện nay bởi tính tiện dụng, đa dạng của nó. Phương pháp đóng hộp thực phẩm cho phép lưu trữ thực phẩm trong một thời gian dài bằng quy trình phù hợp với từng loại thực phẩm và được chia làm ba giai đoạn: Chế biến, đóng hộp, làm nóng. Cả ba giai đoạn này đều đòi hỏi rất cao về việc ngăn ngừa và phòng tránh sự lây nhiễm của vi khuẩn gây bệnh.

Có cần đun nóng thịt hộp, cá hộp trước khi ăn để ngừa ngộ độc Botulinum? - Ảnh 3.

TS. Phạm Thùy Dương, Giảng viên khoa Công nghệ sinh học, Đại học Phương Đông.

Ở công đoạn làm nóng - khi thực phẩm được đóng hộp và khép kín, người ta sử dụng kỹ thuật thanh trùng phù hợp để tiêu diệt các vi sinh vật có hại trong đó đồng thời đảm bảo các chất dinh dưỡng bị tổn thất ít nhất, cho sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Một trong những loại vi sinh vật thường xâm nhiễm vào đồ hộp và gây tác động lớn tới sức khỏe của người dùng là vi khuẩn C.Botulinum.

Việc người tiêu dùng đun thực phẩm sau khi mở hộp là để tránh độc tố có thể phát sinh sau đó, nhưng đun thực phẩm đóng hộp ở nhiệt độ cao không phân giải được độc tố, do đó gần như không có ý nghĩa để ngừa ngộ độc Botulinum nếu trong quá trình bảo quản đồ hộp đã nhiễm độc tố này. Vì nếu thực phẩm nhiễm Botilinum thì độc tố này đã sinh sôi, phát triển từ khi chưa mở hộp và sinh độc chất.

Đun sôi ở nhiệt độ cao, thời gian 8-10 phút có thể tiêu diệt bào tử nhưng không phân giải được độc tố có sẵn. Bào tử Botulinum có khả năng chịu nhiệt rất cao và có thể sống sót trong vài giờ ở nhiệt độ 100°C. Do vậy, việc đun lại vài phút trước khi ăn như chị Th.V làm không có tác dụng phá hủy độc tố nếu thực phẩm đã bị nhiễm Botulinum.

Mặc dù việc đun kỹ thịt hộp, cá hộp trước khi ăn ở nhiệt độ cao trong thời gian dài (120°C trong 30 phút) có thể phá hủy các độc tố nhưng trên thực tế, nếu thực phẩm đóng hộp bảo đảm các tiêu chuẩn về hạn sử dụng, hộp không bị méo, phồng, hoen gỉ, được bảo quản tốt thì việc đun quá kỹ này có thể làm mất hương vị, độ ngon của thực phẩm.

Có cần đun lại thực phẩm đóng hộp trước khi ăn để ngừa ngộ độc Botulinum? - Ảnh 2.

Bảo quản thực phẩm đóng hộp ở nơi khô ráo, thoáng mát với nhiệt độ dưới 30 độ C.

2. Một số lưu ý khi dùng thực phẩm đóng hộp

Để bảo quản thực phẩm đóng hộp một cách tốt nhất, hãy bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát với nhiệt độ dưới 30 độ C, tốt nhất từ 10 - 21 độ C, nhưng không ở trong môi trường đóng băng. Không bảo quản ở những nơi tiếp xúc với độ ẩm quá mức như trên bếp hoặc bên dưới bồn rửa.

Không bảo quản thực phẩm đóng hộp trong hộp sắt sau khi đã mở mà nên đun lại, chuyển thực phẩm vào hộp nhựa hoặc hộp thủy tinh kín khí và bảo quản trong tủ lạnh, sử dụng tối đa trong vòng 2-3 ngày.

Lưu ý, trước khi sử dụng thực phẩm đóng hộp cần làm sạch phần trên của đồ hộp để chúng không bị nhiễm vi khuẩn.

Luân phiên thức ăn để thức ăn cũ nhất được sử dụng trước, không sử dụng thực phẩm đóng hộp quá hạn sử dụng ghi trên hộp, lon... Thực phẩm đóng hộp có hàm lượng axit cao như cà chua, trái cây và thực phẩm ngâm chua có thời hạn sử dụng ngắn hơn và có xu hướng giữ được chất lượng tốt nhất trong 12 đến 18 tháng. Trong khi đó, thực phẩm đóng hộp có hàm lượng axit thấp như thịt và rau có thể giữ được từ 2 đến 5 năm. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng tốt nhất không giữ thực phẩm đóng hộp quá 1 năm.

Loại thực phẩm

Thời gian bảo quản trên kệ

Thời gian lưu trữ sau khi mở

Giăm bông đóng hộp

2-5 năm

3-4 ngày trong tủ lạnh

Thực phẩm đóng hộp có hàm lượng axit thấp (thịt đóng hộp, thịt gia cầm, món hầm, súp, ngô, cà rốt, rau bina, đậu, củ cải đường, đậu Hà Lan, bí ngô...)

2-5 năm

3-4 ngày trong tủ lạnh

Thực phẩm đóng hộp có hàm lượng axit cao (nước trái cây, táo và các sản phẩm từ táo, trái cây hỗn hợp, đào, lê, mận, tất cả các loại quả mọng, dưa chua và dưa cải bắp...)

12-18 tháng

5-7 ngày trong tủ lạnh

Có cần đun lại thực phẩm đóng hộp trước khi ăn để ngừa ngộ độc Botulinum? - Ảnh 4.

Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.

3. Khuyến cáo phòng ngộ độc Botulinum của Cục An toàn thực phẩm , Bộ Y tế

1. Trong sản xuất, chế biến phải dùng những nguyên liệu bảo đảm an toàn thực phẩm, tuân thủ theo đúng yêu cầu quy định về vệ sinh trong quy trình sản xuất. Trong sản xuất đồ hộp, phải chấp hành chế độ khử khuẩn một cách nghiêm ngặt;

2. Chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.

3. Thực hiện ăn chín, uống sôi. Ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín.

4. Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá. Với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối...) cần đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.

5. Khi xuất hiện các triệu chứng ngộ độc Botulinum, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.


DS. Hoàng Vân
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 35 tuổi đột quỵ sau giác hơi, những ai không nên thực hiện phương pháp này?

Người đàn ông 35 tuổi đột quỵ sau giác hơi, những ai không nên thực hiện phương pháp này?

Sống khỏe - 29 phút trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, nếu lạm dụng giác hơi hoặc thực hiện giác hơi sai cách có thể gây hại cho người dùng. Bên cạnh đó, một số người được khuyến cáo không nên sử dụng phương pháp này.

Đang cắt rau ngoài đồng, người phụ nữ ở Hà Nội bị sét đánh nguy kịch

Đang cắt rau ngoài đồng, người phụ nữ ở Hà Nội bị sét đánh nguy kịch

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH – Hiện tại, bệnh nhân vẫn đang hôn mê sâu, thở máy, tiên lượng nguy kịch.

Đang chơi, bé gái 11 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ bị chó hàng xóm cắn trọng thương vùng đầu, gáy

Đang chơi, bé gái 11 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ bị chó hàng xóm cắn trọng thương vùng đầu, gáy

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Đang chơi cùng bạn ở gần nhà thì bị chó nhà hàng xóm bất ngờ lao ra cắn tới tấp vào sau đầu, tai, lưng và vai, gây nhiều vết thương nghiêm trọng.

Thông tin mới nhất về sức khoẻ 3 bệnh nhân trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

Thông tin mới nhất về sức khoẻ 3 bệnh nhân trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

Y tế - 3 giờ trước

Cặp vợ chồng trong vụ cháy nhà trọ ở ngõ 119 Trung Kính (Cầu Giấy, Hà Nội) đã được ra viện, tuy nhiên vẫn phải theo dõi những nguy cơ di chứng muộn về thần kinh, tâm thần.

Quạt chém đứt 2 ngón tay bé trai khi sang hàng xóm chơi

Quạt chém đứt 2 ngón tay bé trai khi sang hàng xóm chơi

Y tế - 4 giờ trước

Bé A. sang nhà hàng xóm chơi và cho tay vào quạt đang hoạt động khiến 2 ngón tay đứt lìa. Bác sĩ đánh giá, phần đứt lìa có nguy cơ hoại tử nếu không kịp thời khâu nối để tái tưới máu trong vòng 6 tiếng sau tai nạn.

Đổ mồ hôi nhiều vào mùa hè có phải là giải độc?

Đổ mồ hôi nhiều vào mùa hè có phải là giải độc?

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Đổ mồ hôi là nỗi khổ của nhiều người khi thời tiết nắng nóng, nhưng chắc bạn không biết rằng điều này có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư thực quản

Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư thực quản

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Dinh dưỡng trong và sau điều trị là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị cho bệnh nhân ung thư thực quản.

Người bệnh ung thư tinh hoàn cần lưu ý gì về chế độ ăn?

Người bệnh ung thư tinh hoàn cần lưu ý gì về chế độ ăn?

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong và sau điều trị ung thư tinh hoàn. Mọt chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp người bệnh khỏe hơn, tiếp nhận các phương pháp điều trị tốt hơn, qua đó giúp nhanh phục hồi hơn.

Người đàn ông 40 tuổi bị ung thư da do thường xuyên giặt quần áo theo cách này

Người đàn ông 40 tuổi bị ung thư da do thường xuyên giặt quần áo theo cách này

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông phát hiện ung thư da thừa nhận mình thường xuyên thay đồ sau đó gom tất cả các loại quần áo vào để giặt 1 lần. Để tiết kiệm, anh thường mua nước giặt rẻ tiền để giặt.

12 câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư lưỡi

12 câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư lưỡi

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Ung thư lưỡi thường gặp nhất trong các ung thư vùng khoang miệng và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Dưới đây là những câu hỏi nhiều độc giả quan tâm về căn bệnh này.

Top