Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có 3 kiểu béo bụng không phải do thừa cân, béo phì mà là ngầm cảnh báo một vài căn bệnh khác

Thứ bảy, 21:02 22/01/2022 | Bệnh thường gặp

Không phải cứ bụng to là do bạn ăn uống thả phanh nên tăng cân đâu nhé! Nguyên nhân đôi khi lại đến từ lối sống sinh hoạt thiếu lành mạnh của bạn.

Bạn có biết rằng, mỗi một dáng béo bụng lại ngầm cảnh báo những vấn đề sức khỏe khác nhau chứ không đơn thuần chỉ là do bạn tăng cân. Trong số đó, nó có thể là do bạn đi đứng với tư thế sai hay gặp nhiều căng thẳng, áp lực từ công việc.

Do vậy, cần phân biệt rõ 3 kiểu béo bụng dưới đây để tìm cách khắc phục hiệu quả bạn nhé!

Mỡ tập trung ở vùng rốn

Đây là kiểu béo bụng thường có nhiều mỡ tập trung ở quanh rốn, mỡ chắc chứ không bị chảy nhão.

Có 3 kiểu béo bụng không phải do thừa cân, béo phì mà là ngầm cảnh báo một vài căn bệnh khác - Ảnh 1.

*Nguyên nhân hình thành:

- Căng thẳng quá mức (hormone cortisol tiết ra nhiều).

- Hay bỏ bữa.

- Uống nhiều cà phê.

- Mắc hội chứng ruột kích thích.

- Ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh (đồ chiên rán, đường ngọt).

*Cách cải thiện:

- Hình thành thói quen đi ngủ sớm, hạn chế stress.

- Kiêng uống rượu bia, dùng chất kích thích.

- Tránh tập luyện quá căng sức.

- Tăng lượng magie trong chế độ ăn (các loại hạt, lúa mì...).

Mỡ tích thành nhiều ngấn trên bụng

Đây là kiểu béo bụng thường có nhiều lớp mỡ, tạo thành từng tầng ngấn trên thành bụng.

Có 3 kiểu béo bụng không phải do thừa cân, béo phì mà là ngầm cảnh báo một vài căn bệnh khác - Ảnh 2.

*Nguyên nhân hình thành:

- Lười vận động, hay ngồi một chỗ.

- Thích ăn đồ ngọt.

- Uống quá nhiều rượu bia.

- Ăn nhiều đường ngọt, tinh bột.

*Cách cải thiện:

- Hạn chế tiêu thụ đồ uống chứa cồn.

- Xem lại chế độ ăn hàng ngày, chọn tiêu thụ nhiều protein từ trứng, thịt nạc, quả bơ, cá...

- Dành thời gian tập luyện nhiều hơn, có thể kết hợp giữa các bài tập như gập gối (lunges), ngồi xổm (squat), đi bộ và những bài tập làm săn chắc cơ bụng.

Mỡ tích nhiều, làm to bụng dưới

Đây là kiểu béo bụng điển hình dễ nhận thấy ở những người gầy nhưng lại có phần bụng dưới phình ra.

Có 3 kiểu béo bụng không phải do thừa cân, béo phì mà là ngầm cảnh báo một vài căn bệnh khác - Ảnh 3.

*Nguyên nhân hình thành:

 

- Do gen di truyền.

- Do tập luyện quá nhẹ nhàng hoặc tập quá sức với cơ thể.

- Do tư thế đi đứng và ngồi không đúng cách, thường khom lưng, võng eo.

*Cách cải thiện:

- Chuyển sang chế độ dinh dưỡng thu nạp nhiều chất xơ từ rau xanh.

- Xem lại cách tập luyện hàng ngày, hãy nhờ huấn luyện viên sửa lại tư thế tập. Bởi có thể bạn đã squat chưa đúng cách, làm tăng độ cong của xương sống và khiến bụng dưới phình ra.

- Cố gắng tập đều ở nhiều vùng cơ thể chứ đừng chỉ tập trung ở một khu vực.

- Uống nhiều nước để giúp cơ thể trao đổi chất và chuyển hóa mỡ nhanh hơn.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Diễn viên kiêm người mẫu Đức Tiến qua đời vì nhồi máu cơ tim khi đang đi show ở Atlanta, bang Georgia khiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp bàng hoàng, tiếc thương.

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn táo nên chọn táo xanh, không nên ăn quá 1 quả táo/ngày và nên chia vào 3 thời điểm: bữa phụ sau buổi sáng, buổi trưa (sau ăn chính khoảng 1 giờ), và bữa chiều.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Ho rất thường gặp và là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe hô hấp khác nhau. Khi ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Bún tuy mềm và dễ ăn nhưng một số đặc điểm trong quá trình sản xuất khiến nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là trong mùa nắng nóng.

10 thảo dược trị ho hiệu quả

10 thảo dược trị ho hiệu quả

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Ho có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cơ thể mệt mỏi, học tập, làm việc giảm sút. Sử dụng thảo dược trị ho là một trong những biện pháp hiệu quả và an toàn.

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện có sỏi nhỏ trong niệu quản nhưng vì chủ quan, không điều trị dứt điểm dẫn đến thận bị mất chức năng, phải phẫu thuật cắt bỏ thận một cách đáng tiếc.

Top