Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện về những người ngừng thở vẫn được cứu sống

Thứ sáu, 10:43 12/06/2015 | Y tế

GiadinhNet - “Chỉ chờ một vài tiếng nữa là đưa người nhà về nhà lo hậu sự, nhưng với tài năng và tâm huyết của các bác sĩ Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai), người thân của chúng tôi đã được cứu sống, trở lại với cuộc sống bình thường”, bà Phạm Thị Thanh Trà (Yên Bái) đã chia sẻ như vậy trong lễ thông báo thành công kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy cứu sống bệnh nhân hôn mê sâu, ngừng tuần hoàn tại Bệnh viện Bạch Mai ngày 10/6.

 

Bà Nguyễn Thị Xuyên sau khi được cứu sống bằng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy. 	Ảnh: T.ÂN
Bà Nguyễn Thị Xuyên sau khi được cứu sống bằng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy. Ảnh: T.ÂN

 

10 bệnh nhân ngừng thở được cứu sống

Bệnh nhân Nguyễn Thị Xuyên (82 tuổi, ở thành phố Yên Bái), được chuyển đến Khoa Cấp cứu A9 (Bạch viện Bạch Mai) vào 20h ngày 24/4/2015 trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim.

Các bác sỹ, điều dưỡng của Khoa Cấp cứu đã nhanh chóng tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn cho bệnh nhân. Sau khi cấp cứu, mặc dù cụ Xuyên được phục hồi nhịp tim và huyết áp nhưng vẫn hôn mê sâu do thương tổn não sau ngừng tuần hoàn. Ngay lập tức, các bác sỹ đã tiến hành kỹ thuật hạ thân nhiệt để bảo vệ não của bệnh nhân. Sau liệu trình 24h hạ thân nhiệt chỉ huy, huyết áp của cụ đã ổn định hơn, có nhịp tự thở, ý thức cải thiện tốt hơn. Ngày thứ ba sau can thiệp kỹ thuật, cụ đã mở mắt và há miệng theo lệnh. Đến nay, tình trạng sức khỏe của cụ Xuyên đã ổn định, tỉnh táo, tiếp xúc tốt, phục hồi vận động.

Bà Phạm Thị Thanh Trà, người thân của cụ Xuyên cho biết: “Khi bà tôi được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa Yên Bái xuống đến cổng bệnh viện thì tim đã ngừng. Gia đình nghĩ chắc chỉ vài tiếng nữa là đưa về nhà lo hậu sự, nhưng nhờ sự nhiệt tình, tận tâm và tài năng của các y, bác sĩ, nhờ kỹ thuật mới nên bà tôi đã được cứu sống. Những gì chúng tôi được chứng kiến chẳng khác nào một phép màu, một niềm vui khôn tả đối với gia đình…”.

TS.BS Đỗ Ngọc Sơn – Phó khoa Cấp cứu cho biết, khi ngừng tim  sau 5 phút là não bị ảnh hưởng. Kỹ thuật hạ thân nhiệt sẽ giúp não được bảo vệ, không để lại di chứng sau khi bệnh nhân được cứu sống. Ngoài ra, tim, phổi, thận cũng được bảo vệ bởi kỹ thuật này.

Đây là một kỹ thuật hiện đại, lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam. Ngoài máy móc, trang thiết bị thì vấn đề con người điều khiển cũng phải có chuyên môn cao vì kỹ thuật cần sự tinh tế của người điều khiển và tiên lượng về tình trạng của bệnh nhân để có sự điều chỉnh phù hợp nhất. Hạ thân nhiệt chỉ được thực hiện tối đa trong vòng 24h, sau đó phải quay lại nhiệt độ bình thường của bệnh nhân. Hạ thân nhiệt thì phải hạ xuống tối đa, nhưng khi nâng thân nhiệt lại phải rất từ từ.

Trong những trường hợp đã áp dụng phương pháp hạ thân nhiệt, 75% các ca bệnh là do bệnh tim. Với phương pháp này, điều kiện là phải được áp dụng sớm sau khi ngừng tuần hoàn. Vì vậy, cấp cứu cộng đồng hết sức cần thiết. Sau khi bệnh nhân ngừng tim, phải tiến hành ép tim và đưa đến bệnh viện ngay.

“Ngừng thở, ngừng tim (còn gọi là ngừng tuần hoàn) là hậu quả của nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau (như ngạt và thiếu oxy ở trẻ sơ sinh, chấn thương sọ não đột quỵ thiếu máu lớn, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, suy hô hấp…). Tình huống nguy hiểm này có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi (như đang làm việc trên cánh đồng, đang tập thể dục buổi sáng hoặc đang làm việc ở công sở, ở sân vận động, trong bệnh viện…). Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong”, TS.BS Ngọc Sơn cho biết.

Lần đầu tiên được áp dụng thành công ở Việt Nam

Theo bác sỹ Nguyễn Hữu Quân, (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai), về mặt lý thuyết, việc ngừng tim trên 3 phút mà không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Với những bệnh nhân bị ngừng tim, dù cấp cứu ngừng tim thành công, tim đập trở lại, phục hồi được mạch huyết áp thì tỉ lệ sống sót cũng chỉ dưới 10% (ngay cả những nước có hệ thống y tế hiện đại). Còn ở Việt Nam, tỉ lệ cứu sống bệnh nhân ngừng tim ngoài cộng đồng thấp hơn rất nhiều (cơ hội cứu sống có thể chỉ từ 1-2%). Nguyên nhân, bởi vì trong khi ngừng tim, não không có máu nuôi dưỡng nên bị tổn thương nặng nề. Các phản ứng có hại do thiếu máu não gây ra tiếp tục gây hủy hoại tế bào não mặc dù đã phục hồi được máu lên não. Hậu quả là não sẽ bị phù nề, viêm và hoại tử dẫn tới chết não và tử vong.

Đối với các bệnh nhân được cứu sống sau ngừng tuần hoàn thường để lại di chứng tổn thương não rất nặng nề. Mức độ nhẹ là mất trí nhớ, liệt nửa người, co giật, động kinh. Mức độ nặng là liệt toàn thân, nằm tại chỗ, hôn mê (sống thực vật). Hậu quả sẽ làm tăng gánh nặng chăm sóc, chi phí cho gia đình và xã hội.

Sau khi bị ngừng tim, bệnh nhân đã được cấp cứu thành công, tim đập trở lại, có mạch và huyết áp nhưng bệnh nhân vẫn chưa tỉnh. Các bác sỹ sẽ tiến hành biện pháp làm hạ nhiệt độ cơ thể bệnh nhân như chườm đá, truyền nước lạnh. Tuy nhiên, biện pháp này sẽ không kiểm soát được nhiệt độ một cách chính xác, hiệu quả rất hạn chế. Tốc độ làm lạnh và tốc độ làm ấm bệnh nhân là cực kỳ quan trọng mà chúng ta không thể làm bằng phương pháp thông thường mà phải làm bằng một thiết bị đặc biệt để kiểm soát thân nhiệt.

Tại Khoa Cấp cứu A9, các bác sỹ đã sử dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt nội mạch tiên tiến, với một thiết bị hạ thân nhiệt đặc biệt, đưa một ống thông chuyên biệt vào mạch máu của bệnh nhân và từ đó tiến hành hạ thân nhiệt điều trị. Thông thường, quá trình điều trị sẽ đưa nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân xuống 33oC (ở người bình thường 36,5 – 37oC). Sau đó, máu sẽ duy trì ở nhiệt độ này trong vòng 24 giờ để giúp cho các tế bào não hồi phục. Sau 24 giờ, máy sẽ làm ấm bệnh nhân theo chương trình rất chặt chẽ, nâng dần nhiệt độ bệnh nhân từ 0,25 oC/giờ cho tới khi đạt nhiệt độ bình thường. Khi nhiệt độ bệnh nhân hạ xuống, não sẽ bớt phù hơn, bớt viêm và tưới máu não, cung cấp oxy tốt hơn, cải thiện tình trạng độc tế bào não. Từ đó, các tế bào não sẽ hồi phục rất ngoạn mục.

“Thời gian vàng cho người bệnh để tiến hành kỹ thuật hạ thân nhiệt là trước 6 giờ. Nếu bệnh nhân đưa vào cấp cứu sau 6 tiếng thì hiệu quả sẽ không như mong muốn”, bác sỹ Nguyễn Hữu Quân chia sẻ.

 

TS Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu A9 (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Từ đầu tháng 5/2015, Khoa Cấp cứu A9 đã áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt cho trên 10 bệnh nhân. Nhờ kỹ thuật này, các bệnh nhân ngừng tim sẽ có nhiều cơ hội sống sót hơn, khả năng phục hồi ý thức và vận động tốt hơn. Đây là một hướng điều trị nhiều triển vọng, có thể áp dụng cho nhiều bệnh nhân rơi vào tình huống nguy hiểm liên quan đến thương tổn não cấp như thương tổn não sau ngừng tuần hoàn, sau thương tổn não nặng do bị chấn thương hoặc tai biến mạch não…

Theo chứng minh trên thế giới, dùng phương pháp này giảm tỉ lệ tử vong xuống 14% và giảm độ di chứng tàn phế xuống là 11%.

Thiện Ân/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Cụ bà 94 tuổi ngã chân biến dạng và bất lực vận động, xuất hiện nhiều vết loét vùng mông và lưng đã được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Giao thông vận tải vừa thay khớp háng nhân tạo.

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Y tế - 2 giờ trước

Các sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2 phải vượt qua được cuộc bình chọn với các tiêu chí và quy trình bình chọn khắt khe. Chỉ những sản phẩm nào được 75% số phiếu bầu của Hội đồng Bình chọn mới được báo cáo Bộ Y tế xem xét.

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 5 giờ trước

Vào lúc 20h tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Y tế - 17 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa nội soi thành công lấy dị vật xương gà nhiều ngạnh phức tạp cắm vào thực quản, cứu sống cụ ông 75 tuổi.

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rách một phần vùng da bìu và dương vật, vỡ bao trắng thể hang, mất nhiều máu.

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Y tế - 1 ngày trước

Công nghiệp dược phẩm ở nước ta những năm gần đây có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngành dược Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... để phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Y tế - 2 ngày trước

Một trong những nội dung được các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu dược phẩm rất quan tâm trong Luật Dược sửa đổi liên quan đến việc đơn giản hoá thủ tục, đẩy nhanh tiến độ gia hạn về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc...

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Y tế - 2 ngày trước

Thị trường dược phẩm có liên quan chặt chẽ đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người. Cùng tìm hiểu bức tranh toàn cảnh và những xu hướng mới nổi của thị trường dược phẩm toàn cầu.

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau ăn nấm khoảng 2 tiếng, bốn cháu nhỏ từ 4-7 tuổi có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo đau bụng, đau đầu, chóng mặt...

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Y tế - 3 ngày trước

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học...

Top