Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện "thánh vật" được lý giải dưới giác độ khoa học từ 5 năm trước

Thứ hai, 15:48 23/04/2007 | Xã hội

Giadinh.net - Sau khi nhận được lá đơn của ông Nguyễn Hùng Cường, PV GĐ&XH đã tỏa các mũi đi tìm hiểu thông tin. Câu trả lời chúng tôi nhận được là những thông tin xuất phát từ giác độ khoa học của những nhà nghiên cứu hàng đầu.

>> Chuyện "thánh vật" và lá đơn cầu cứu cách đây 5 năm
>> Thánh vật hay... "người vật"?
>> Xuyên tạc về cái chết của Thượng tọa Thích Viên Thành và GS Trần Quốc Vượng
>> 10 người ở Hà Nội, 7 người biết chuyện "thánh vật"

Các mũi tìm hiểu thông tin được chia ra như sau: gặp GS Trần Quốc Vượng, GS Đỗ Văn Ninh, nhà sử học Dương Trung Quốc... để hỏi về các vấn đề khoa học lịch sử; gặp Thiếu tướng Chu Phác, Chủ nhiệm Bộ môn cận tâm lý (Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người) để hỏi về các vấn đề tâm linh...

Sau khi tổng hợp tất cả các thông tin từ nhiều nguồn, chúng tôi tiếp tục gặp ông Vũ Duy Thông, Vụ trưởng Vụ Báo chí - Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, để nhờ ông Thông thẩm định và cho ý kiến báo GĐ&XH có nên đăng tải loạt bài này hay không?

Lời kể của ông Nguyễn Hùng Cường

Khi các mũi tìm kiếm thông tin đang toả đi thực hiện thì sáng 19/9/2002, ông Nguyễn Hùng Cường gọi điện đề nghị đến ngay lán thi công để chứng kiến một việc mà họ đương lo sợ. Khi PV đến, anh Trần Văn Dũng, công nhân của đội, quê ở Yên Khánh, Ninh Bình đang nằm trong lán. Anh vừa tỉnh lại sau một giờ đồng hồ hoàn toàn mất ý thức.

Những người làm bên cạnh anh Dũng kể lại rằng, khi anh đang đứng nắn ghi, tự nhiên ngã lăn ra đất, chân tay co rúm cứng đờ, lưỡi thè ra ngoài. Anh em xung quanh sau khi lấy tre ngáng vào miệng để tránh tình trạng cắn phải lưỡi, đã đi tìm bác sĩ, nhưng khi về đến lán thì anh đã tỉnh lại. Anh Dũng chưa bao giờ gặp phải hiện tượng này (theo lời kể của anh em công nhân).

Đội trưởng Nguyễn Hùng Cường cho biết, hiện tượng anh Dũng vừa gặp phải rất giống hiện tượng anh Hùng lái máy xúc gặp phải trong ngày đầu tiên phát hiện ra cổng thành cổ, chỉ có điều anh Hùng mất ý thức lâu hơn, trong khoảng thời gian chừng 6 tiếng.

Ông Cường kể lại những chuyện bất thường có liên quan đến anh em trong đội kể từ mấy tháng trở lại, và đều là những người đã từng trực tiếp liên quan đến việc tìm thấy hài cốt và các đồ tuỳ táng. Như vậy, chỉ có anh Dũng và anh Hùng đến thời điểm đó là có các biểu hiện bất thường về sức khỏe, còn lại những bất hạnh khác đều là nghe kể từ người thân thiết và những người ở quê xa.

Cũng theo ông Cường kể, ngày 24/9/2001 cả đội ngăn đoạn đầu tiên bơm nước, ngay tối hôm ấy, máy xúc Komasu lao xuống sông. Chưa ai biết gì. Hôm sau, khi móc xuống cao trình, vỡ âm 3m chỉ trong vòng 3 phút, nước luồn xuống mặt bùn trồi lên, mọi người bắt đầu nghi ngờ có gì đó dưới lòng sông. Hai ngày sau, tấm cừ ngăn ngước tụt xuống, bắt đầu thấy xương và cổ vật.

Ông Cường một mặt thông báo cho nhà thầu chính, phụ, Sở VHTT, UBND TP. Hà Nội... đến quan sát những gì đội tìm thấy, mặt khác vẫn quyết tâm làm đến cùng. Nhưng làm đến đâu sập đến đấy, có khi bơm cạn 5h chiều, 8h tối vỡ, đóng đến 4h sáng hôm sau, gần trưa lại vỡ tiếp. Có những lỗ rò âm tới 6m, xử lý mất 14 triệu, đến khi xong thì... vừa ném bao đất xuống bên này đã lại thấy nổi sang bên kia bờ chắn. Địa tầng khu vực rất phức tạp, không giống như những khảo sát ban đầu. Một năm trời công việc của đội vẫn chưa tiến triển được là bao - ông Cường kể. 

Câu chuyện ông Cường kể với chúng tôi rất dài, nhưng chúng tôi quan tâm tới một chi tiết, đã thử đưa la bàn đến khu vực này, và kim la bàn quay tít, có thể từ trường nơi phát hiện cổ vật không bình thường, từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy tiếp theo. Cho đến lúc đó, chưa có thêm một nghiên cứu hiện trường nào. Mọi chuyện đang cần tới các nhà khoa học, nếu GĐ&XH lên tiếng.

Các nhà khoa học nói gì?

Thiếu tướng Chu Phác, Chủ nhiệm Bộ môn cận tâm lý (Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người) và các đồng nghiệp tại hiện trường. Ảnh tư liệu của GĐ&XH

Còn nhớ cái đêm chúng tôi gõ cửa nhà GS Trần Quốc Vượng tại căn nhà chung cư cũ ở phố Kim Liên, GS nhìn chúng tôi qua khe cửa và tủm tỉm hỏi trước: “Nhà cháu giúp quý báo được gì đây?”. GS có thói quen hay dùng từ “nhà cháu” và với cán bộ của GĐ&XH, ông coi như người nhà. GS vốn là một người điềm đạm, có chút gì đó hơi lạnh lùng, nói ít, nói thẳng, sắc sảo, đôn hậu, đi đến tận cùng sự việc.

Sau khi hỏi chúng tôi các mũi thông tin khác đến buổi tối hôm đó đã có những thông tin gì, GS hỏi câu quan trọng nhất: Các bạn nếu đăng tải các bài viết này là với mục đích gì? Chúng tôi đưa ra những lý do về lịch sử.

Lúc đó, GS mới trả lời: “Trước đây, cổng Hoàng thành ngoài lính còn có “thần” trấn giữ 4 cửa (Thăng Long tứ trấn) và có yểm bùa hay còn làm lễ hiến sinh. Như vậy, đây là cổng thành phía Tây của La Thành. Thông qua tính tương đối thống nhất giữa niên đại của tiền và đại đa số đồ gốm: bát, hòn kê... cho thấy niên đại của địa điểm này trong khoảng thế kỷ XI cho đến đầu XIV, thuộc vào thời Lý – Trần Việt Nam hay thời Tống của Trung Quốc.

Hiện tượng có dải cát dài khoảng 200m, khác hẳn so với những đoạn sông khác có thể là vào thời Lý, do sự hợp lưu của sông Tô và sông Nhuệ đã làm đổi dòng chảy của sông Tô và đây có thể là nơi mà con sông Tô đổi dòng, vì vậy, đã tạo cho địa tầng nơi đây bị tụ cát thành một dải dài như vậy. Sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa hiện tượng sông Tô bị lở do đổi dòng và mắt nhà vua bị đau, đã tạo nên một lễ trấn yểm, trong đó có những bộ xương người cùng những hiện vật khác chăng (?).

Bước đầu tôi đưa ra những kiến nghị sau: UBND thành phố có quy hoạch khảo cổ (giao cho Bảo tàng Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử, Đại học Quốc gia, Viện Khảo cổ thực hiện); giữ lại vị trí nơi đây, tiến hành khai quật khảo cổ học “chữa cháy”; phải giữ lại Ủng thành, nghiên cứu, tôn tạo lại Ủng thành – cổng thành phía Tây của thành Đại La – đây là một công trình thiết thực để kỷ niệm Thăng Long tròn tuổi 1.000 vào năm 2010; Ban giám đốc Sở Văn hoá Thông tin, Bảo tàng Hà Nội phải có biện pháp khẩn trương, thiết thực giữ lại khu vực này. Trong ủng môn hiện có nhà dân đang ở lấn chiếm, đề nghị phải xử lý”.

Ông chỉ nói vậy, những điều thuần về sử học và tiễn chúng tôi khi đêm đã khuya khoắt ánh đèn. Thật khó tin rằng, 5 năm sau, cái chết của ông lại trở thành lời đàm tiếu, gán ghép đầy nghi vấn!

Nhà sử học Dương Trung Quốc khi đó cũng đến hẳn tòa soạn để gặp chúng tôi về vấn đề này. Có chút gì đó đắn đo, thận trọng trong suy nghĩ của ông, nhưng rút cục, ông đồng ý giúp báo đứng ra tổ chức một cuộc hội thảo khoa học hoàn toàn nghiêm túc.

Tìm đến nhà GS Đỗ Văn Ninh phía sau khách sạn Deawoo, chúng tôi ghi được một nghi vấn khoa học: Đây là một trong 6 “ủng môn” còn sót lại duy nhất, khá rõ nét, đáng tin cậy để nghiên cứu về những ủng thành khác đã được nhắc và ghi lại trong một số bản đồ cổ; coi hiện tượng này là một hiện tượng trấn yểm mà bất kỳ công trình xây dựng nào lớn thời xưa cũng phải có lễ trấn yểm, động thổ, đặc biệt là đối với một vị trí quan trọng như cổng phía Tây của La Thành.

Còn TS Phạm Quốc Quân – Bảo tàng Lịch sử VN thì có ý kiến ban đầu rằng, vấn đề được đặt ra là sự kết hợp giữa Bảo tàng Hà Nội và Bảo tàng Lịch sử để xem xét, chỉnh lý khoa học hiện vật. Đồng thời, là sự kết hợp giữa kinh tế và khoa học, khảo sát theo dõi công trường, đào thám sát nhỏ, để đánh giá đúng giá trị của di tích này.

KS Trần Mạnh Linh - Bộ GTVT - thì cho rằng, một hiện tượng có thể gọi là “trận đồ”. “Theo như tôi được biết, đây là một cái vực cát, và theo dự định của tôi thì cách một khoảng không xa trong vòng từ 70 – 140m sẽ có một hiện tượng tương tự nhỏ hơn. Vì vậy, phía công trình thi công phải hết sức cẩn thận” - KS Linh đã cảnh báo.

Và TS Phạm Như Hồ – Viện Khảo cổ học - thì cho rằng: Vấn đề trước mắt là phải tiến hành khai quật tại địa điểm hiện đang nằm dưới lòng sông. Bởi vì, chỉ có như thế mới có những cơ sở kết luận xác đáng được. Tất cả đều là các ý kiến thuần tuý về mặt khoa học.

Cẩn thận hơn nữa, chúng tôi đã lên gặp Vụ trưởng Vụ Báo chí Vũ Duy Thông, với một bản thảo đánh máy sẵn. Ông Thông còn suy nghĩ lâu hơn cả GS Trần Quốc Vượng và ông Dương Trung Quốc. Cũng vẫn là những câu hỏi đầy cẩn trọng: “Các bạn đăng loạt bài này với mục đích gì? Theo các bạn liệu có ảnh hưởng gì xấu nào tới dư luận xã hội không?”.

Sau khi nghe chúng tôi trình bày “ý kiến phản biện”, ông Vũ Duy Thông hạ bút ký vào góc trái tập bản thảo... 

(Còn nữa)

Nhóm PV Xã hội

giang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Từ ngày 1/7 tới, 6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng

Từ ngày 1/7 tới, 6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng

Đời sống - 3 phút trước

GĐXH - Theo đề xuất của Bộ LĐ,TB&XH, từ ngày 1/7/2024 tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% theo đó tiền lương, tiền trợ cấp sẽ tăng theo. Đó là những khoản nào?

Đỗ ô tô giữa đường để chụp ảnh cưới, 4 người bị khởi tố

Đỗ ô tô giữa đường để chụp ảnh cưới, 4 người bị khởi tố

Pháp luật - 40 phút trước

Phạm Đức Hải (tức Hải idol) đã xúi giục một số người khác cùng đỗ ô tô giữa đường, chạy xe dàn hàng ngang trên đường để chụp ảnh.

Hà Nội trang hoàng cờ hoa rực rỡ kỷ niệm 134 năm ngày sinh Bác Hồ

Hà Nội trang hoàng cờ hoa rực rỡ kỷ niệm 134 năm ngày sinh Bác Hồ

Xã hội - 45 phút trước

Nhiều tuyến phố Thủ đô được trang hoàng rực rỡ cờ hoa, áp phích, băng rôn chào mừng 134 năm ngày sinh của Bác Hồ kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2024).

Điểm danh những khu vực xảy ra mưa rất to trong ngày hôm nay

Điểm danh những khu vực xảy ra mưa rất to trong ngày hôm nay

Thời sự - 57 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp miền Bắc bước vào đợt mưa dông mới. Dự báo có những nơi mưa rất to đến 150mm, cần đề phòng hiện tượng lũ quét và sạt lở đất.

Tin sáng 19/5: Thông tin mới nhất về nữ bác sĩ gặp tai nạn ở The Coffee House; Sự thật về hình ảnh Thùy Tiên vui vẻ facetime với Quang Linh Vlog

Tin sáng 19/5: Thông tin mới nhất về nữ bác sĩ gặp tai nạn ở The Coffee House; Sự thật về hình ảnh Thùy Tiên vui vẻ facetime với Quang Linh Vlog

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Theo thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nữ bác sĩ Hoàng Minh Lý có thể ra viện trong 5-7 ngày tới, chuyển tuyến tập phục hồi chức năng; Thời gian qua, Hoa hậu Thùy Tiên và Quang Linh Vlog liên tục được cư dân mạng gán ghép "đẩy thuyền" nhiệt tình, tuy nhiên mọi thứ không như lời đồn.

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Chị N đang lúi húi làm trong bếp của trạm dừng nghỉ thì bất ngờ có người đàn ông tiếp cận. Chỉ trong tích tắc, người đàn ông kia hất một thứ chất lỏng lên mặt chị N. Một cảm giác bỏng rát như bào vào da thịt lan tỏa khắp khuôn mặt chị N. Nạn nhân gục xuống, mọi thứ trở nên tối đen như mực.

Trung ương giới thiệu Đại tướng Tô Lâm để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Trung ương giới thiệu Đại tướng Tô Lâm để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Thời sự - 12 giờ trước

Lúc 10h sáng nay (18/5), tại Văn phòng Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc cùng các đồng chí lãnh đạo chủ chốt.

Đến năm 2030 ở Hà Nội sẽ có 5 huyện nào sẽ được lên quận

Đến năm 2030 ở Hà Nội sẽ có 5 huyện nào sẽ được lên quận

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội, lộ trình từ nay đến năm 2025 huyện Đông Anh, huyện Gia Lâm sẽ lên quận, từ năm 2025 - 2030 thêm 3 huyện sẽ được tiếp bước.

Mâu thuẫn trong sinh hoạt, một thuyền viên bị chém trọng thương

Mâu thuẫn trong sinh hoạt, một thuyền viên bị chém trọng thương

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Trên tàu cá, do mâu thuẫn sinh hoạt, Tô Văn Riểu đã dùng một con dao phay chém nhiều lần vào vùng đầu ông Suất khiến nạn nhân bị tổn hại 29% sức khỏe.

Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai 19/5/2024: Ngày nghỉ vẫn có nơi mất điện gần 10 tiếng/ngày

Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai 19/5/2024: Ngày nghỉ vẫn có nơi mất điện gần 10 tiếng/ngày

Xã hội - 14 giờ trước

GĐXH – Theo lịch cúp điện của Tổng công ty Điện lực miền Trung thông báo, ngày mai một số quận, huyện thuộc Đà Nẵng sẽ không có điện để dùng.

Top