Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia phân tích những bất thường trong vụ hủy hợp đồng giữa Mobifone với AVG

Thứ năm, 10:00 15/03/2018 | Xã hội

GiadinhNet – “Phải có “một sự kiện nào đó” khiến Mobifone và các cổ đông lựa chọn phương án “hủy hợp đồng chuyển nhượng mà hai bên đã ký” để giải quyết vấn đề đang tranh cãi gây tổn hại cho cả hai bên hoặc để tránh một hậu quả có thể xảy ra”, Chuyên gia Kinh tế La Văn Thái nhận định.

Thanh tra kiến nghị giao hồ sơ vụ MobiFone mua AVG cho cơ quan điều tra Thanh tra kiến nghị giao hồ sơ vụ MobiFone mua AVG cho cơ quan điều tra

Theo kết luận thanh tra, dự án MobiFone mua 95% cổ phần của AVG là vụ việc kinh tế rất nghiêm trọng.

Ngày 12/03/2018, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo Hội đồng quản trị, ban Tổng giám đốc Công ty Viễn thông Mobifone cùng 3 đại diện của nhóm các cổ đông Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) đã bàn bạc, thoả thuận về Hợp đồng mua cổ phần AVG của Mobifone trong đó các bên đã thỏa thuận về việc “hủy bỏ hợp đồng mua bán 95% cổ phần của Mobifone với các nhóm cổ đông AVG”. Theo quan điểm của tôi điều này “vô cùng bất thường” bởi lẽ:

Mobifone cùng 3 đại diện của nhóm các cổ đông AVG thống nhất hủy hợp đồng chuyển nhượng khi đang bị Thanh tra Chính Phủ thanh tra và sắp công bố Kết luận thanh tra và đặc biệt là ngay sau khi có ý kiến của Ban bí thư chỉ đạo liên quan đến vụ việc trên thì chỉ sau 4 ngày các bên liên quan ngay lập tức họp để thống nhất “hủy việc chuyển nhượng cổ phần”.

MobiFone và AVG thống nhất huỷ việc chuyển nhượng 344,66 triệu cổ phần, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo thoả thuận. Ảnh: HTD

MobiFone và AVG thống nhất huỷ việc chuyển nhượng 344,66 triệu cổ phần, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo thoả thuận. Ảnh: HTD

Việc này khiến dư luận có quyền đặt câu hỏi là nếu không có việc bị thanh tra và không có sự chỉ đạo quyết liệt của Ban bí thư và việc vào cuộc của các cơ quan nhà nước khác thì liệu Mobifone và các cổ đông có tự họp để hủy hợp đồng chuyển nhượng đã được mua bán xong rồi không?

Việc mua bán cổ phần này đã được các bên thực hiện từ cuối năm 2015, đầu năm 2016, thực tế là Mobifone đã thanh toán 95% giá trị hợp đồng tương đương số tiền 8.890 tỷ đồng, các cổ đông AVG đã nhận tiền chuyển nhượng và cũng đã phải nộp thuế thu nhập cá nhân cho việc chuyển nhượng (nộp 0.1% giá trị chuyển nhượng với số tiền khoảng 8,89 tỷ đồng). 

Mobifone đã hoàn tất thủ tục chuyển nhượng (đã sang tên cổ phần) tức là về pháp lý Mobifone đã chính thức sở hữu 95% cổ phần của AVG và phải chịu trách nhiệm pháp lý trong việc quản lý điều hành suốt hơn 2 năm qua. Nếu không có gì bất thường thì sao lại phải “hủy”?

Các cổ đông AVG thực hiện việc chuyển nhượng công ty đang lỗ với giá cao gấp gần 3 lần vốn điều lệ là “thành công” lớn, giờ chỉ vì Mobifone chậm thanh toán 5% giá trị còn lại mà lại đồng ý hủy hợp đồng, không yêu cầu Mobifone bồi thường, đồng ý trả lại số tiền đã nhận và sẵn sàng trả thêm lãi suất và các chi phí liên quan; đồng ý nhận lại công ty lỗ để mang gánh nặng vào thân. 

Theo lý thuyết thì thông thường không ai làm điều này trừ khi hiện tại AVG đang hoạt động kinh doanh có lãi và việc hủy hợp đồng là có lợi ngay lập tức hoặc lâu dài cho các cổ đông AVG.

Chuyên gia Kinh tế La Văn Thái - Tác giả bài viết.

Chuyên gia Kinh tế La Văn Thái - tác giả bài viết.

Lý do cho việc hủy hợp đồng mà các bên đưa ra là do “Mobifone chưa thanh toán 5% giá trị hợp đồng còn lại cho các cổ đông AVG”. Lý do đưa ra như vậy là hoàn toàn không thuyết phục vì thông thường 5% giá trị mà Mobifone chưa thanh toán là khoản nợ chậm thanh toán của Mobifone. 

Với việc chậm thanh toán 5% này thì các cổ đông AVG có quyền phạt hợp đồng hoặc yêu cầu Mobifone phải trả thêm một khoản lãi chậm thanh toán theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật chứ không phải là cơ sở để hủy hợp đồng chuyển nhượng một cách dễ dàng như vậy được.

Hơn nữa, việc hủy hợp đồng chuyển nhượng với thỏa thuận như vậy là hoàn toàn bất lợi cho các cổ đông AVG, có lợi cho Mobifone. Liệu bình thường người có quyền quyết định lại tự nhận bất lợi về mình?

Trên thực tế, sau khi thanh toán xong 95% giá trị cổ phần và làm xong thủ tục sang tên số cổ phần đã mua thì Mobifone đã trực tiếp tham gia quản lý điều hành từ đó đến nay, tức là mọi hoạt động kinh doanh kể từ khi tiếp quản đến nay là hơn 2 năm, kết quả kinh doanh và hậu quả pháp lý đã và đang tồn tại cần phải xử lý như thế nào? Ai chịu trách nhiệm?.

Với những lập luận trên thì rõ ràng phải có “một sự kiện nào đó” khiến Mobifone và các cổ đông thấy “phương án tối ưu mà các bên lựa chọn trong thời điểm này là cùng nhau thống nhất việc “hủy hợp đồng chuyển nhượng mà hai bên đã ký” để giải quyết vấn đề đang tranh cãi gây tổn hại cho cả hai bên. 

Hoặc việc làm này là để tránh “một hậu quả nào đó có thể xảy ra” khiến cả hai bên phải chịu hậu quả nặng nề hơn việc “hủy hợp đồng chuyển nhượng và trả lại cho nhau những gì đã nhận”?

Theo quy định của pháp luật thì việc chuyển nhượng cổ phần giữa các bên liên quan là một giao dịch dân sự thông thường. Kể cả Nhà nước khi tham gia cũng chỉ là một bên giao dịch dân sự. 

Theo nguyên tắc thì các bên đều bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền tự quyết, tự định đoạt việc có tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng hay không là điều hoàn toàn bình thường và hợp pháp. 

Tuy nhiên, trong trường hợp này, do Mobifone là doanh nghiệp Nhà nước nên việc hai bên hủy hợp đồng như trên lại là không bình thường. Trường hợp này không đơn giản là hai bên hủy hợp đồng và hoàn trả lại cho nhau là xong, coi như không có chuyện gì xảy ra. Còn phải xem xét trách nhiệm của các bên liên quan xem có dấu hiệu làm trái hoặc chiếm đoạt, làm thất thoát, mất vốn của Nhà nước hay không?

Một trong những cơ sở của AVG trên đường Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Nam Trần

Một trong những cơ sở của AVG trên đường Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Nam Trần

Nhìn ở góc độ pháp lý thì thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng như nêu trên không đảm bảo tính pháp lý bởi lẽ:

Một là, do Mobifone là doanh nghiệp nhà nước nên phải tuân thủ theo các quy định liên quan đến doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, thẩm quyền phê duyệt đầu tư trong trường hợp này thuộc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vì có mức đầu tư lớn, khoảng 8.900 tỷ. 

Mobifone ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần khi chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là không đảm bảo điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, tức là hợp đồng bị vô hiệu vì chủ thể ký kết không đủ thẩm quyền ký và do đó hậu quả pháp lý của nó phải giải quyết theo các quy định của pháp luật về “giao dịch dân sự vô hiệu” mới đảm bảo tính pháp lý và mới giải quyết được triệt để, toàn diện các vấn đề liên quan.

Hai là, nếu Mobifone và các cổ đông AVG chỉ thỏa thuận với nhau về việc khi hủy bỏ hợp đồng “phía các cổ đông AVG nhận lại cổ phần công ty và hoàn trả các chi phí đã nhận từ Mobifone, trong khi phía Mobifone làm các thủ tục huỷ bỏ Hợp đồng” thì thỏa thuận như vậy là chưa toàn diện, chưa giải quyết hết các vướng mắc, các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến bên thứ ba.

Trong thời gian Mobifone tham gia quản lý điều hành AVG đã ký các giao dịch dân sự hoặc làm nảy sinh sự kiện pháp lý với bên thứ ba thì bây giờ giải quyết ra sao? Tức là việc hủy hợp đồng này chưa đảm bảo đến quyền lợi của các chủ thể khác đã ký kết các giao dịch hoặc các sự kiện pháp lý phát sinh trong giai đoạn Mobifone giữ quyền quản lý, điều hành AVG.

Ba là, giả sử sau này cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định rõ một trong hai bên hoặc cả hai bên liên quan khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng này là không vô tư, khách quan, không vì quyền lợi của Nhà nước; việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng nêu trên là vi phạm pháp luật, cố ý làm trái các quy định nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của nhà nước thì khi đó hợp đồng chuyển nhượng này phải bị tuyên vô hiệu thì mới giải quyết triệt để các vấn đề pháp lý liên quan và hậu quả của nó. 

Còn nếu hai bên liên quan tự thỏa thuận hủy thì không đảm bảo tính pháp lý vì có thể xâm phạm đến quyền lợi của Nhà nước hoặc bên thứ ba.

Bên cạnh đó, việc hủy như vậy có thể gây thiệt hại cho Nhà nước vì thực tế Mobifone đã thanh toán 8.890 tỷ đồng cho các cổ đông AVG và liệu khi thỏa thuận trả lại cho nhau những gì đã nhận thì ngoài tiền gốc, tiền lãi có đảm bảo thu đủ theo lãi suất huy động thông thường của các Ngân hàng TMCP trả hay không?

Hơn nữa, Mobifone đã cử nhân sự tham gia quản lý, điều hành AVG. Trong thời gian đó có tiếp tục tiến hành đầu tư cho các hoạt động kinh doanh không, có bị lỗ trong giai đoạn đó không?

Đấy là chưa tính đến toàn bộ các chi phí mà Mobifone đã bỏ ra trong thương vụ chuyển nhượng này như chi phí nghiên cứu, đánh giá dự án đầu tư, chi phí nhân lực phục vụ cho toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc chuyển nhượng, chi phí thuê đơn vị tư vấn giá, thẩm định giá và chi phí khác có liên quan…

Đây là thương vụ chuyển nhượng có giá trị lớn, có nhiều dấu hiệu bất thường, được dư luận đặc biệt quan tâm do đó để đảm bảo tính công khai, minh bạch và để đảm bảo mọi giao dịch phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật, tránh làm thất thoát vốn của Nhà nước và nhân dân thì đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải nhanh chóng vào cuộc điều tra, làm rõ bản chất sự việc trên.

Nếu phát hiện các vi phạm thì phải có biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo thu hồi vốn của Nhà nước không để bị tẩu tán tài sản làm thất thoát vốn Nhà nước. 

Trường hợp phát hiện các tổ chức, cá nhân liên quan có hành vi vi phạm pháp luật hình sự thì phải xử lý nghiêm minh để răn đe, ngăn ngừa các vi phạm tương tự, đảm bảo kẻ phạm tội phải bị trừng trị thích đáng, nghiêm minh.

Không làm oan người vô tội nhưng nhất định không bỏ sót kẻ phạm tội, đảm bảo công bằng xã hội bất kỳ ai vi phạm pháp luật đều bị trừng phạt, để nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đúng với khẩu hiệu “sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật”.

Chuyên gia Kinh tế, Luật sư La Văn Thái

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mượn xe máy người khác tham gia giao thông phải bắt buộc mang theo những giấy tờ gì?

Mượn xe máy người khác tham gia giao thông phải bắt buộc mang theo những giấy tờ gì?

Đời sống - 9 phút trước

GĐXH - Người dần cần mang theo những loại giấy tờ sau khi mượn xe máy của người khác tham gia giao thông để tránh bị phạt.

Vụ thi thể đôi nam nữ dưới ao ở Bắc Giang: Hoàn cảnh cô gái đặc biệt khó khăn

Vụ thi thể đôi nam nữ dưới ao ở Bắc Giang: Hoàn cảnh cô gái đặc biệt khó khăn

Thời sự - 1 giờ trước

Do gia đình V. luôn có người ốm đau, phải lo tiền thuốc thang và chữa trị nên hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn.

Dùng thủ đoạn huy động vốn để lừa gần 8 tỉ đồng

Dùng thủ đoạn huy động vốn để lừa gần 8 tỉ đồng

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nạn nhân, Huệ đưa ra thông tin gian dối về việc bản thân ký được hợp đồng với đại lý mua hàng hóa của 1 tập đoàn lớn và được chiết khấu phần trăm cao. Do tin tưởng đối tượng, nhiều người đã sập bẫy với số tiền hàng tỉ đồng.

Rủ nhau đi tắm, nam sinh lớp 9 gặp nạn dẫn đến tử vong

Rủ nhau đi tắm, nam sinh lớp 9 gặp nạn dẫn đến tử vong

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Vào chiều qua, một nam sinh lớp 9 ở Hải Phòng cùng bạn rủ nhau đến khu vực hồ chứa Nhà máy nước Vật Cách tắm và không may bị đuối nước tử vong.

Ném đá văng vào nhà hàng xóm, 5 cháu nhỏ bị đánh bầm tím

Ném đá văng vào nhà hàng xóm, 5 cháu nhỏ bị đánh bầm tím

Thời sự - 3 giờ trước

Năm cháu nhỏ trong lúc đùa nghịch ném đá không may văng vào nhà hàng xóm. Lúc này người phụ nữ cùng con trai trong nhà đi ra chửi, đánh đập các cháu nhỏ.

Lễ Quốc khánh 2/9/2024 được nghỉ mấy ngày?

Lễ Quốc khánh 2/9/2024 được nghỉ mấy ngày?

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Dịp Lễ Quốc khánh năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ từ thứ Bảy ngày 31/8 đến hết thứ Ba ngày 3/9, kéo dài 4 ngày.

Nắng nóng sắp quay lại miền Bắc sau không khí lạnh gây mưa dông

Nắng nóng sắp quay lại miền Bắc sau không khí lạnh gây mưa dông

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 10/5, nắng nóng có thể quay trở lại miền Bắc sau đợt mưa dông do ảnh hưởng không khí lạnh, tuy nhiên chưa đến mức độ gay gắt.

Đồng Nai: Hàng chục cảnh sát xuống giếng tìm bé trai mất tích

Đồng Nai: Hàng chục cảnh sát xuống giếng tìm bé trai mất tích

Thời sự - 6 giờ trước

Bé trai đi chơi với bạn rồi bất ngờ mất tích. Gia đình cùng lực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm.

Tin sáng 5/5: Thông tin mới nhất vụ tạt sơn 6 ô tô ở Hà Nội; tiết lộ doanh thu khủng 'Lật mặt 7' sau một tuần công chiếu

Tin sáng 5/5: Thông tin mới nhất vụ tạt sơn 6 ô tô ở Hà Nội; tiết lộ doanh thu khủng 'Lật mặt 7' sau một tuần công chiếu

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã bắt giữ nhóm đối tượng gây ra vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn tại chung cư; sau 7 ngày công chiếu “Lật mặt 7: Một điều ước” của đạo diễn Lý Hải đã đạt doanh thu vượt mốc 200 tỷ đồng.

3 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/7/2024

3 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/7/2024

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Bộ LĐ,TB&XH đã đưa ra phương án đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thực hiện từ ngày 1/7/2024 cùng với chính sách tiền lương mới. Ba nhóm đối tượng nào được điều chỉnh tăng lương hưu khi cải cách tiền lương?

Top