Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia lý giải F0 đã khỏi bệnh vẫn không được chủ quan, nhất là nhóm người có nguy cơ tái nhiễm cao, để lại hệ luỵ xấu đến sức khỏe

Thứ tư, 13:55 09/03/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet – Các chuyên gia nhận định, những người chưa tiêm vaccine, người cao tuổi, sức khỏe yếu, người có bệnh nền sẽ dễ bị tái nhiễm COVID-19 hơn so với những người khác.

F0 vừa khỏi bệnh, đi làm vô tình tiếp xúc với F0 mới có bị lại luôn không?F0 vừa khỏi bệnh, đi làm vô tình tiếp xúc với F0 mới có bị lại luôn không?

GiadinhNet – Các chuyên gia nhận định, F0 mới khỏi bệnh thì khả năng tái nhiễm ngay sau đó là rất thấp. Song vẫn có khả năng (dù rất nhỏ) sẽ bị tái nhiễm khi tiếp xúc với các F0 khác nhất là tiếp xúc trực tiếp (ăn chung, nói chuyện không đeo khẩu trang).

Hiện nay, trên thế giới, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, biến thể Omicron có thể vượt qua hàng rào miễn dịch tạo ra bởi vaccine làm gia tăng số ca tái nhiễm COVID-19.

Cụ thể, theo báo cáo của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh, trong những tháng gần đây, có sự gia tăng mạnh mẽ về số ca tái nhiễm COVID-19 sau khi lấy mẫu ngẫu nhiên các hộ gia đình trên khắp đất nước.

Theo đó, nguy cơ tái nhiễm cao hơn 16 lần trong khoảng thời gian từ tháng 12/2021 đến đầu tháng 1/2022 khi Omicron trở thành chủng thống trị so với biến thể Delta.

Tương tự, dữ liệu thu thập được từ Nam Phi cũng cho thấy đặc tính tấn công hệ miễn dịch của Omicron, với tỷ lệ tái nhiễm cao hơn so với những làn sóng dịch trước đó.

Chuyên gia lý giải F0 đã khỏi bệnh vẫn không được chủ quan, nhất là nhóm người có nguy cơ tái nhiễm cao, để lại hệ luỵ xấu đến sức khỏe - Ảnh 2.

Theo các chuyên gia, những người chưa được tiêm vaccine, người cao tuổi, người có bệnh nền... thuộc nhóm nguy cơ cao dễ tái nhiễm COVID-19. Ảnh minh hoạ

Các chuyên gia nhận định, khi nhiễm COVID-19 cơ thể sẽ tạo ra miễn dịch, nhưng không phải miễn dịch nào cũng có tính chất bền vững vì sẽ luôn có sự suy giảm nồng độ kháng thể trong máu. Chưa kể với những biến chủng mới của COVID-19 gần đây sẽ thâm nhập vào các tế bào trong cơ thể rất nhanh mà kháng thể chưa kịp đáp ứng lại được.

Theo TS Phạm Quang Thái, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 biến đổi không ngừng, càng lây nhiễm nhiều thì tốc độ biến đổi càng nhanh và chủng mới có thể né tránh được miễn dịch đã có trước đó trong cơ thể người bệnh.

Do đó, các chuyên gia y tế cho rằng, ai cũng có khả năng tái nhiễm COVID-19, thậm chí tái nhiễm nhiều lần nếu không tuân thủ nguyên tắc phòng ngừa dịch bệnh. 

Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, những đợt tái nhiễm sẽ nhẹ hơn so với lần mắc bệnh đầu tiên, dù F0 trước đó gặp bất cứ biến chủng nào. Hoặc ngay cả khi kháng thể không đủ mạnh để bảo vệ người bệnh khỏi lần lây nhiễm thứ hai nhưng cũng vẫn có tác dụng ngăn ngừa bệnh chuyển nặng và giảm nguy cơ tử vong.

Tuy nhiên, vẫn có tỷ lệ nhỏ bệnh nhân gặp biến chứng nghiêm trọng sau tái nhiễm COVID-19, điều này phụ thuộc vào thời điểm mắc bệnh quá gần nhau và cơ địa bệnh nền của mỗi bệnh nhân.

Theo BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội truyền nhiễm TP.HCM, với những người chưa tiêm vaccine hoặc sức khỏe yếu, miễn dịch yếu sẽ dễ bị tái nhiễm COVID-19 hơn so với những người khác.

Bên cạnh đó, nhóm người trên 65 tuổi, người hay sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và người có nhiều bệnh lý nền, đặc biệt là bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cũng thuộc nhóm nguy cơ cao tái nhiễm COVID-19.

Theo các bác sĩ, dù tỷ lệ tái nhiễm COVID-19 không cao và thường có triệu chứng nhẹ hơn nhưng không nên xem thường vì những người bị tái nhiễm là người có cơ địa miễn dịch giảm, tuổi cao, nhiều bệnh nền. Đây là cơ hội để các bệnh này tái phát gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, những người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh cũng không được chủ quan, âm tính không có nghĩa là đã "thoát", đã tạo được miễn dịch suốt đời. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể vẫn cần hồi phục sau đợt tấn công của virus. Do đó, cần tăng cường miễn dịch bằng tập luyện sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và đặc biệt là cần tuân thủ nguyên tắc 5K để chống lại các đợt tấn công mới của virus gây bệnh.

Nguyễn Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?

Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Người ngủ ngáy thường nói họ không ngáy, phải chăng do họ không hề nghe thấy tiếng ngáy của mình? Các nhà khoa học đã đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.

10 thực phẩm làm chậm lão hóa sau tuổi 40

10 thực phẩm làm chậm lão hóa sau tuổi 40

Sống khỏe - 10 giờ trước

Một số nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể sẽ khác biệt cùng với quá trình lão hóa, vì vậy việc đưa một số thực phẩm cụ thể vào chế độ ăn uống có thể giúp mọi người làm chậm quá trình lão hóa.

Ca sĩ Quách Thành Danh bất ngờ nhập viện, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Ca sĩ Quách Thành Danh bất ngờ nhập viện, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Ở tuổi U50, ca sĩ Quách Thành Danh không còn như xưa. Lần gần nhất khám tổng quát, giọng ca 7X bị cảnh báo vì chỉ số cholesterol vượt ngưỡng nên vợ bắt ăn kiêng. Gần đây, nam ca sĩ phải nhập viện do rối loại tiền đình.

6 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ

6 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có khả năng tự hồi phục nếu bạn có chế độ ăn uống khoa học, điều trị tốt các bệnh như tiểu đường, mỡ máu cao hay béo phì... nếu có.

Tập thể dục hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích

Tập thể dục hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích

Sống khỏe - 16 giờ trước

Hoạt động thể chất là lựa chọn đầu tay được khuyến cáo ở những người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích, giúp cải thiện triệu chứng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn qua đời

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn qua đời

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn biến đổi gien vừa qua đời, bệnh viện thực hiện ca phẫu thuật này ở Mỹ cho biết.

Ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 12/5, tại Hà Nội diễn ra lễ ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Loại quả khiến người đàn ông bị hoại tử, phải cắt bỏ hơn một nửa ruột non đó là quả ổi.

4 triệu chứng sau khi uống nước là 'lời cầu cứu' từ thận của bạn

4 triệu chứng sau khi uống nước là 'lời cầu cứu' từ thận của bạn

Sống khỏe - 1 ngày trước

Uống nước là việc chúng ta làm hàng ngày rất nhiều lần, và chỉ cần để ý một chút khi làm, bạn có thể biết được sức khỏe của thận.

Cách nào để tăng tốc độ đi bộ?

Cách nào để tăng tốc độ đi bộ?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tăng tốc độ đi bộ có thể giúp bạn đốt cháy nhiều calo hơn, cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp việc đi bộ hiệu quả hơn, nhưng làm thế nào để tăng tốc độ đi bộ đúng cách?

Top