Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện của trưởng khoa đẻ để vợ vượt cạn tại nhà

Thứ bảy, 15:00 27/02/2016 | Y tế

Theo Trưởng khoa Đẻ A2, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sản phụ có người giàu, người nghèo, còn bác sĩ không phải ai cũng có thể làm ngơ trước sức mạnh đồng tiền.

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội từ năm 1991, bác sĩ Lưu Quốc Khải, Trưởng khoa Đẻ A2 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã có 25 năm kinh nghiệm làm “bà đỡ”.

Anh luôn cho rằng đó là sự may mắn khi được chứng kiến hàng nghìn em bé chào đời. Chính sự “may mắn” ấy lại khiến bác sĩ Khải sự bận rộn, thậm chí là những tình huống khiến anh không thể nào quên.

Bác sĩ Lưu Quốc Khải thăm khám cho bệnh nhân.
Bác sĩ Lưu Quốc Khải thăm khám cho bệnh nhân.

Chiếc phong bì trong đêm mưa gió

Đó là câu chuyện về một bệnh nhân mang thai lần thứ 9 sau 8 lần không thể giữ con. Lúc này, anh vẫn là một bác sĩ trẻ học việc không lương. Biết được hoàn cảnh đặc biệt của nữ sản phụ nên hàng ngày anh luôn thăm hỏi, nghiên cứu bệnh án, dù không phải là bác sĩ điều trị trực tiếp.

"Sau khi sản phụ mẹ tròn con vuông, bất ngờ, vào đêm trời mưa rất to, người chồng của bệnh nhân này đã đến nhà đưa cho tôi một chiếc phong bì và nói lời cảm ơn", bác sĩ Khải chia sẻ.

Qua câu chuyện từ thửa còn khó khăn ấy, anh cho rằng: "Nghề bác sĩ sản khoa rất dễ kiếm tiền nhưng cũng dễ đánh mất y đức. Không phải ai cũng có thể làm ngơ trước sức mạnh của đồng tiền".

Sản phụ có người giàu, người nghèo, người đẻ dễ, đẻ khó, song nguyên tắc làm việc của anh là phải đối xử bình đẳng với tất cả bệnh nhân, tuyệt đối không để đồng tiền chi phối. Hơn ai hết anh hiểu chỉ cần một quyết định của bác sĩ, có ít nhất 2 mạng người bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, anh cũng thừa nhận, bản thân có phần thiên vị với thai phụ là vợ các chiến sĩ, bộ đội, những người nghèo khó, văn hóa thấp. "Có người nghèo đến mức đi đẻ với đôi bàn tay trắng, thậm chí sinh con một mình trong trạng thái nguy kịch vì chồng là bộ đội phải trực không được về... Họ chính là đối tượng cần sự quan tâm, động viên từ các y, bác sĩ", bác sĩ Khải chia sẻ.

Hai lần phơi nhiễm HIV

Năm 2015, câu chuyện về 19 y bác sĩ phơi nhiễm HIV sau khi cấp cứu bệnh nhân có H đã khiến dư luận rất quan tâm. Trong ê-kíp này, bác sĩ Khải chính là người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật.

Ít ai biết rằng, trước đó anh cũng đã từng phải điều trị phơi nhiễm HIV cũng do cấp cứu cho một bệnh nhân có H từ tuyến dưới chuyển lên.

Anh tâm sự: “Đó là những điều rất bình thường, chúng tôi đã chọn nghề này, con đường này nên không được phép thờ ơ trước tính mạng của bệnh nhân, chỉ một chút ích kỷ thôi cũng có thể dồn họ vào con đường chết”.

Bác sĩ Khải cho biết, nếu như các chuyên ngành khác, kết quả điều trị phải lâu dài thì với nghề đỡ đẻ, kết quả đó chỉ được phép có trong 1-3 tiếng và không chỉ với một người mà tới 2, thậm chí 3-4 người. Điều đó đòi hỏi sự đấu trí, quyết đoán, nhanh nhẹn và chính xác.

Bác sĩ không nhớ mình đã đỡ đẻ cho bao nhiêu sản phụ, có bao nhiêu đứa trẻ đã cất tiếng khóc chào đời trên đôi tay anh. Nhưng đó là hành trình giúp anh chứng kiến rất nhiều giọt nước mắt mừng vui và có cả những giọt nước mắt nghẹn ngào sinh ly tử biệt của tình mẫu tử.

Bác sĩ Khải nhớ mãi thời điểm cách đây hơn chục năm, anh từng bất lực khi nhìn một thai phụ 41 tuần thai chết lưu, bị tắc mạch ối trong quá trình chuyển dạ. Đau xót hơn, trước đó, gia đình này đã mất một đứa con vì tai nạn giao thông.

Đỡ đẻ cho vợ tại nhà

Nhớ lại kỷ niệm này, bác sĩ Khải không giấu nổi niềm vui xen lẫn nỗi xót xa.

Anh cho biết, khi vợ mang thai lần đầu, anh chỉ là một bác sĩ mới ra trường, còn non nớt từ tay nghề tới kinh nghiệm. Anh phải trau dồi kỹ năng bằng việc làm không lương tại bệnh viện, còn đêm về làm bảo vệ cho một cơ quan khác để tăng thu nhập.

Vào đêm tháng một, thời tiết Hà Nội rất lạnh, lại mưa, vợ anh trở dạ tại căn phòng chỉ rộng 4m2, trong tình trạng thai ngược. Đêm đó, chính tay bác sĩ Khải đun dầu luộc chiếc kéo và cuộn chỉ lanh - hai dụng cụ duy nhất để đỡ đẻ cho vợ. 1h20, cậu con trai đầu của bác sĩ Khải chào đời trong niềm hạnh phúc.

Nhớ lại kỷ niệm ấy, bác sĩ Khải tâm sự: "Tự đỡ đẻ cho vợ không phải là quyết định sáng suốt của tôi, thậm chí còn rất mạo hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con. Nhưng chính những tình huống khó đã giúp tôi rèn luyện bản lĩnh khi làm nghề".

(Theo Zing)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 2 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 5 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 5 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 1 tuần trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top