Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện của 4 Tổng Biên tập xuất thân từ Báo Gia đình & Xã hội

Thứ bảy, 16:00 04/10/2014 | Xã hội

GiadinhNet - Thời gian đầu làm Báo Gia đình & Xã hội chúng tôi đối diện với muôn vàn khó khăn. Cái khó lớn nhất là về nhân sự. Nhân lực làm báo thiếu hụt khá trầm trọng.

Ngày đầu muôn vàn khó khăn, vẫn thắp được lửa nghề

 

Nguyên Phó TBT  Báo Gia đình & Xã hội Nguyễn Tiến Thanh (bìa phải) trong buổi phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp (năm 1999). Bài phỏng vấn sau đó được đăng trên số báo đầu tiên của Báo Gia đình & Xã hội. Ảnh: TL
Nguyên Phó TBT Báo Gia đình & Xã hội Nguyễn Tiến Thanh (bìa phải) trong buổi phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp (năm 1999). Bài phỏng vấn sau đó được đăng trên số báo đầu tiên của Báo Gia đình & Xã hội. Ảnh: TL

 

Anh Trần Quang Quý vừa là Tổng biên tập vừa kiêm Trưởng ban Trị sự. Tôi vừa giữ chức Phó Tổng biên tập phụ trách Thư ký tòa soạn vừa là Trưởng ban Nội dung. Tuy nhiên, Ban thư ký ngoài tôi thì… không còn ai, vậy nên đọc morat tôi cũng kiêm nốt. Ban Nội dung thì cũng không có nhân sự chính mà chỉ có hai cộng tác viên là Quỳnh Hương (hiện là Trưởng văn phòng đại diện Báo Phụ nữ TP HCM tại Hà Nội) và Huy Minh (hiện đang công tác tại Báo Lao động) vốn đang là sinh viên thực tập chưa ra trường. Lúc đó, tính tổng cộng tòa soạn chỉ có 6 người. Máy in khổ A3 không có, tôi phải đi mượn ở Thông tấn xã.

Sau khi cơ bản ổn về nhân sự, cộng tác viên thì Ban biên tập tính tới thời gian ra số báo đầu tiên. Lúc đó rơi vào dịp cuối năm, nếu ra báo sẽ gặp nhiều khó khăn bởi cuối năm thường là “Mùa giáp hạt của báo chí” nên Ban biên tập quyết định ra báo đúng vào Tết năm 1999. Đây là quyết định khá táo bạo, anh em ai nấy đều lo. Bài cho số báo này gần như phải đặt toàn bộ, chỉ có 3 bài là do người của Báo viết, một bài của tôi và hai bài của hai cộng tác viên thân thiết nêu trên. Không ngờ, chính số báo Tết đó lại gây được tiếng vang lớn trong cả làng báo. Báo in 30.000 bản, sau một thời gian ngắn đã bán sạch veo đến “cháy sạp”. Số báo đó tôi có một bài khá đặc biệt viết về 3 tiếng đồng hồ trò chuyện với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Tết xong, Ban biên tập mới tổ chức, sắp xếp vận hành tòa soạn một cách thực thụ. Trong đó việc quan trọng nhất là tuyển đội ngũ phóng viên. Khi Ban biên tập thông báo thi tuyển phóng viên thì số lượng đăng ký thi tuyển cũng đông đến… kinh ngạc với gần 600 người. Trải qua 3 vòng thi viết, phỏng vấn rồi viết chỉ lọc ra được có… 7-8 người.

Sau khi kiện toàn đội ngũ phóng viên, Báo vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt. Tới năm 2001, Báo Gia đình & Xã hội đã vươn lên vị trí phát hành số một trong làng báo ở khu vực miền Bắc. Phát hành thời điểm này đã cán mốc 80.000 bản chỉ riêng thị trường miền Bắc.

Để có sự thành công nêu trên, nhân tố con người mang tính chất quyết định. Thứ nữa là tình yêu cơ quan, tinh thần hăng say làm việc của cán bộ, anh chị em phóng viên. Ngày đó, anh chị em sống và làm việc ở cơ quan cả ngày, thậm chí cả đêm. Chúng tôi làm báo và luôn sục sôi với “lửa nghề”. Mặt khác, sự thành công cũng đến từ các chuyên mục gần gũi với độc giả. Tôi nhớ có chuyên mục mang tính chất kết bạn với tên gọi “Một nửa đi tìm một nửa” và nhiều đôi đã nên duyên từ sự kết nối của chuyên mục này. Thậm chí tòa soạn còn trở thành điểm đến của các đôi rồi từ đó họ hẹn hò, tổ chức các cuộc picnic, tạo nên không khí sôi động. Hoặc chuyên mục “Người khác giới nhìn nhau” cũng thu hút một lượng lớn bạn đọc quan tâm và số đông cộng tác viên gửi bài. Thời đó, dung lượng tư vấn chiếm một phần ba và số còn lại là thông tin thời sự.

Sự thành bại của một tờ báo mới ra đời cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc lãnh đạo tòa soạn có tạo được “lửa nghề” cho phóng viên hay không. Trong thời điểm phải đối diện với muôn vàn khó khăn nhưng khi cán bộ, phóng viên được “thắp lửa nghề” thì mọi khó khăn, vất vả, gian lao đều không còn là trở ngại. Tôi vẫn nhớ câu nói “Nếu tờ báo không có “lửa” thì nên cho tờ báo đó vào… lửa”.

Thời gian 9 năm làm ở Báo Thanh niên, từ một phóng viên, biên tập viên lên phó Ban biên tập nhưng tôi cũng chỉ dừng lại với tư cách của một người viết báo. Báo Gia đình & Xã hội là cơ quan đầu tiên tôi “làm báo”, làm người quản lý. Tôi và anh chị em tự học rất nhiều và thu được rất nhiều kinh nghiệm tổ chức hoạt động nội dung của một tòa soạn.

Để nói một vài lời với anh chị em phóng viên Báo Gia đình & Xã hội thì tôi cho rằng mọi người phải quyết giữ bằng được lửa nghề, sự đam mê nghề nghiệp và phải có tình yêu với nơi mình công tác. Phải quan niệm cơ quan không đơn thuần là nơi làm việc, được hưởng lương mà cơ quan còn là một mái nhà. Ở đó có sự sẻ chia, cảm thông và thậm chí là cả sự cạnh tranh.

 

Nhà báo Nguyễn Tiến Thanh hiện là Tổng Biên tập Báo Đời sống & Pháp luật. Ông là một trong những người đầu tiên “khai sơn phá thạch” để tạo dựng Báo Gia đình & Xã hội. Ông công tác tại Báo Gia đình & Xã hội từ ngày đầu mới manh nha thành lập đến cuối năm 2001.

 

Nhà báo Nguyễn Tiến Thanh

(Tổng Biên tập Báo Đời sống & Pháp luật)

 

Những tháng ngày xanh

 

Nguyên Phó TBT Nguyễn Thành Phong (bên phải) và Phó TBT Nguyễn Văn Tam tại một cuộc họp của Báo Gia đình & Xã hội năm 2006. Ảnh: NĐ
Nguyên Phó TBT Nguyễn Thành Phong (bên phải) và Phó TBT Nguyễn Văn Tam tại một cuộc họp của Báo Gia đình & Xã hội năm 2006. Ảnh: NĐ

 

Một ngày cuối tháng 11/2003, khi đó tôi đang là Phó Tổng biên tập Tạp chí Gia đình và Trẻ em, anh Lương Thế Khanh ở Vụ Tổ chức cán bộ, Ủy ban Dân số, Gia đình Trẻ em, đến tòa soạn gặp tôi, thông báo: “Lãnh đạo đã quyết định điều động anh sang làm nhiệm vụ Phó Tổng biên tập Báo, trực tiếp phụ trách công tác nội dung. Anh có một ngày chuẩn bị!”. Trong đời công tác của mình, tôi hay có những dịp phải nhận nhiệm vụ khá bất ngờ như vậy nhưng đây quả là một bất ngờ lớn!

Một ngày chuẩn bị cho nhiệm vụ quan trọng như vậy thì làm được gì? Tôi hình dung những gì tôi đã đọc, đã biết về tờ báo. Đó là một tờ báo ngay từ khi ra đời, đã nhanh chóng có dấu ấn với bạn đọc. Các tên tuổi phóng viên dưới những loạt phóng sự, các bài báo còn rất lạ lẫm, nhưng nội dung “ăm ắp” hơi thở của đời sống và hấp dẫn. Tờ báo cũng có một số nhà văn mà tôi đã quen tên, biết mặt, với Võ Thị Hảo, Hoàng Hữu Các, Bùi Hoàng Tám... Cuộc công bố quyết định điều động tôi đến báo được thực hiện tại phòng họp khá chật chội và đông đủ mọi người. Không có những tràng vỗ tay, phát biểu chào mừng và hoa đón. Tôi nói vài lời ngắn gọn. Sau đó cuộc họp giải tán. Xe của Ủy ban đã rời tòa soạn. Xe của cơ quan cũ đưa tôi sang nhận nhiệm vụ cũng đã ra về.

Tôi quay vào phòng họp. Bộ phận nội dung đang chuẩn bị cho cuộc họp bàn về số báo sẽ ra vào hôm sau. Nhà văn Võ Thị Hảo, Trưởng Ban Thư ký tòa soạn nói với tôi: “Mời anh họp cùng nhé!”. Tôi cười: “Vâng, tôi cũng định như vậy! Chị cứ chủ trì họp, tôi sẽ cùng nghe, nếu cần, sẽ có ý kiến!”. Và cuộc họp nội dung bắt đầu với những sôi nổi từ những khuôn mặt và ý kiến của rất nhiều người trẻ...

Tôi đã bắt đầu thời gian kéo dài 3 năm 5 tháng, từ 12/2003 đến 5/2007 làm việc tại Báo Gia đình & Xã hội như thế. Và đó là những tháng ngày xanh, là một quãng đời làm báo nhiều trải nghiệm thật đáng nhớ!

Báo Gia đình & Xã hội sau một thời gian ra đời và phát triển, vào thời đoạn đó, đã bộc lộ một số “trục trặc” và phải trải qua một quãng đường không “êm thuận” để trở lại quỹ đạo như ngày hôm nay.

Trên quãng đường không “êm thuận” đó, đã có bao nhiêu đầu việc phải triển khai, nhiều khi không muốn, không đành lòng, đôi khi có vẻ “nghiệt ngã”, vẫn cứ phải triển khai. Có nhiều giá trị mới được hình thành, được vun đắp và có cả những ấn tượng cũ, thật tốt đẹp, đã mất đi...

Khi nhớ lại giai đoạn này, thường tôi có cảm giác “nôn nao” trước những khuôn mặt nhà báo trẻ ở tờ báo khi ấy. Tôi nhớ đến Ngọc Đức tận tụy và kiên trì, Ngọc Cải “máu nghề” và bất chấp, Triệu Ngọc Lâm lãng tử và chu đáo... Rồi Huy Minh, Vũ Đặng Hùng, Huy Hoàng, Hoàng Long, Lê Hồng Sơn... các phóng viên nữ thật “nữ tính”: Thúy Nga, Mai Thúy, Quỳnh Hương... Một dàn nhà báo trẻ. Họ là những gương mặt của tương lai - Tôi nghĩ như thế vào lúc đó - Dàn trẻ này sẽ chịu được mọi va đập, sẽ làm cho tờ báo phát triển và chính họ sẽ phát triển.

Những người lãnh đạo báo giai đoạn này, TBT Ngô Khang Cường và TBT Lê Cảnh Nhạc, có lẽ cũng có những suy nghĩ như vậy về các nhà báo trẻ tôi nhắc đến ở trên, nên dù mỗi người mỗi cách xử lý, đều đã tập hợp lại, để họ, bằng cách này hay cách khác, lại tiếp tục phát triển.

Bây giờ, Ngọc Đức đã là Phó Tổng biên tập của Báo Gia đình & Xã hội. Ngọc Cải chủ trì một tờ điện tử rất đình đám, Triệu Ngọc Lâm là Phó Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại. Huy Minh, Huy Hoàng, Quỳnh Hương... là những nhân tố chủ chốt ở một số cơ quan báo chí lớn khác.

Sau giai đoạn củng cố này, nhiều người đã đến Báo Gia đình & Xã hội công tác, đã phát triển, rồi chuyển đi, trở thành người đứng đầu các tờ báo hoặc tạp chí khác. Có lẽ con số tập hợp lại, cũng thành một kỷ lục vui!

Không có một ngày nào trong đời có thể mất đi, nếu ta sống hết mình để có những trải nghiệm. Với tôi, ngôi nhà thân thương, có bóng cây bàng mát rượi ở 138A Giảng Võ, trụ sở của Báo Gia đình & Xã hội là một địa chỉ mình còn “ngoái lại” nhiều lần trong đời.

 

Nhà báo Nguyễn Thành Phong hiện là Tổng Biên tập Báo Lao động & Xã hội. Năm 2003, ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng biên tập Báo Gia đình & Xã hội. Trước đó, ông từng công tác ở Tạp chí Gia đình và Trẻ em với cương vị Phó Tổng biên tập.

Nhà báo Nguyễn Thành Phong

(Tổng Biên tập Báo Lao động và Xã hội)

 

Vẫn nhớ sự quyến túm của một “gia đình”

 

Nguyên Phó TBT Báo Gia đình & Xã hội Nguyễn Ngọc Nam (bìa phải) trong buổi giao lưu trực tuyến về  Đề án 1816.	 Ảnh: Chí Cường
Nguyên Phó TBT Báo Gia đình & Xã hội Nguyễn Ngọc Nam (bìa phải) trong buổi giao lưu trực tuyến về Đề án 1816. Ảnh: Chí Cường

Lúc đó tôi nhận nhiệm vụ như “tư lệnh” của mảng Báo Điện tử Giadinh.net.vn. Tuy nhiên, ở phạm vi của mảng nên chưa nhận rõ diện quản lý của một Tổng Biên tập. Sau này khi đảm nhiệm chức vụ Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại mới thấm nhiều nỗi lo. Đặc biệt là nỗi lo thường trực “Thực túc, binh cường” trong bối cảnh kinh tế nói chung và kinh tế báo chí đang rất khó khăn.

Từ một phóng viên, tới biên tập viên, trải qua các vị trí khác nhau, giờ trên cương vị của người đứng đầu tòa soạn mới thấy áp lực của Tổng Biên tập lớn đến nhường nào. Khi làm phóng viên, nhu cầu chỉ xoay quanh chuyện được giao đúng việc, hoàn thành tốt và nhận đủ nhuận bút, lương và các khoản chế độ khác. Nay làm Tổng Biên tập phải lo lắng, chỉ đạo trên mọi “mặt trận”. Lo xây dựng, định hướng chiến lược, lo công ăn việc làm, thu nhập cho cả trăm con người…

Và để có “sức”, có bản lĩnh lo được tất thảy các thứ nêu trên thì chính những kinh nghiệm đúc rút từ công tác quản lý ở Báo Gia đình & Xã hội là tiền đề khá quan trọng. Ở Báo Gia đình & Xã hội tôi học và thấm được câu “Lạt mềm buộc chặt”. Người đứng đầu tòa soạn phải luôn mềm dẻo, linh hoạt và cứng rắn lúc cần thiết thì mới góp phần xử lý hài hòa các vấn đề trong tòa soạn.

Về phụ trách mảng Báo điện tử trong khi Báo đã có 2 Phó tổng Biên tập phụ trách nội dung, hành chính cho thấy tầm nhìn của Tổng Biên tập Lê Cảnh Nhạc trong chiến lược phát triển mảng này.

Lúc đó, Báo điện tử đã xác định được rõ đối tượng bạn đọc và đối tượng “bán hàng” quảng cáo. Anh chị em vẫn nói nôm na là “Làm cho phụ nữ thích”. Nghĩa là tất cả những gì phụ nữ cần thì mình đều có để đáp ứng. Mọi hệ thống chuyên mục, cách thức chọn bài phải hướng vào nhu cầu của phụ nữ.

Với việc xác định rõ “Kim chỉ nam”, sự nỗ lực của cả tập thể cán bộ lãnh đạo, phóng viên đã dần được đền đáp. Về nghiệp vụ, lúc tôi rời khỏi vị trí Phó Tổng biên tập Báo thì đội ngũ Biên tập viên và Phóng viên đã khá chuyên nghiệp khi tổ chức Giao lưu trực tuyến, Tường thuật trực tuyến, có thể nói đây là những món “Đặc sản” của Báo điện tử Giadinh.net.vn. Doanh thu từ quảng cáo đã tăng gần gấp 5 lần. Mở rộng được “đất canh tác” cho anh chị em phóng viên làm báo giấy vượt ra khỏi khuôn khổ 16 trang, 4 số/tuần của báo in.

Rời khỏi Báo Gia đình & Xã hội tôi vẫn rất nhớ tạp chí “Cây bàng” lưu hành nội bộ trong báo. Nhớ cuộc sống ở đó, có sự đồng thuận, quyến túm của một gia đình và chính những điều đó đã đảm bảo cho sự phát triển của Báo.

Hiện tại, trong phòng của mình ở Báo Giáo dục và Thời đại, tôi cũng chỉ xin treo một chữ, đó là chữ “Thuận”. Anh, chị, em thuận hòa, mọi sự tạo được sự đồng thuận chung thì sẽ vượt qua được tất cả khó khăn. Tôi vẫn nhớ hình ảnh của tất cả anh chị em công tác ở Báo Gia đình & Xã hội, đặc biệt là nhóm làm điện tử, trong đó có BTV Thanh Loan với kỉ niệm, sáng đi học cảm tình Đảng, trưa về tổ chức lễ thành hôn, chiều lại tiếp tục lên lớp học cảm tình Đảng.

 

Nhà báo Nguyễn Ngọc Nam hiện là Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại. Ông từng có thời gian công tác, đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng biên tập phụ trách Báo điện tử Giadinh.net.vn của Báo Gia đình & Xã hội từ ngày 21/6/2010 đến ngày 1/3/2013.

 Nhà báo Nguyễn Ngọc Nam

(Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại)

 

Học làm quản lý từ Báo Gia đình & Xã hội

 

Ông Nguyễn Bá Thủy, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ trao quyết định bổ nhiệm Phó TBT Báo Gia đình & Xã hội cho ông Phùng Quốc Việt năm 2009. 	Ảnh: Chí Cường
Ông Nguyễn Bá Thủy, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ trao quyết định bổ nhiệm Phó TBT Báo Gia đình & Xã hội cho ông Phùng Quốc Việt năm 2009. Ảnh: Chí Cường

 

Tôi công tác ở Báo Gia đình & Xã hội gần 4 năm. Thời gian tuy không dài nhưng đó lã quãng đời chứa đựng trong tôi nhiều tình cảm, kỷ niệm khó quên. Trước đó, gần 20 năm công tác chuyên môn ở Báo Biên phòng, khi chuyển ngành từ quân đội ra dân sự, nhận công tác mới ở Tạp chí Gia đình và Trẻ em, tiếp đó về Báo Gia đình & Xã hội, tôi được giao trọng trách trên cương vị của một Phó Tổng biên tập phụ trách khối hành chính trị sự, phát hành, quảng cáo.

Từ một người làm chuyên môn chuyển sang cơ quan mới được lãnh đạo giao phó đảm nhiệm quản lý một mảng khá quan trọng, thời gian đầu khó tránh khỏi những khó khăn, bỡ ngỡ. Tuy nhiên, với vốn sống, vốn kinh nghiệm của cá nhân, cũng như sự chỉ đạo nhất quán của lãnh đạo tòa soạn và sự ủng hộ về tinh thần của anh, chị, em cán bộ, phóng viên đã giúp tôi dần dần hòa nhập với mảng công việc được giao. Đó là thời gian chập chững bước chân “vào nghề” của một người làm công tác quản lý nên tôi luôn tâm niệm về tinh thần học hỏi, xem học là chủ đạo.

Quá trình học hỏi, kinh qua trên cương vị quản lý ở Báo Gia đình & Xã hội đã giúp tôi tích lũy được ít nhiều kinh nghiệm. Vậy nên, khi được tổ chức phân công làm Tổng Biên tập ở một đơn vị mới, tôi đón nhận trên tâm thế tự tin.

Tuy nhiên, khi bước chân ra khỏi một đơn vị đã có bề dày hoạt động, có uy tín trong làng báo và trong lòng độc giả trên toàn quốc, có tiềm lực tài chính ổn định tới một đơn vị mới, bản thân tôi cũng phải đối mặt với không ít khó khăn.

Nhờ những kinh nghiệm học hỏi tích lũy được từ các đơn vị cũ đã được trải nghiệm và các thế hệ đi trước đã tạo “nền tảng” để phần nào giúp tôi vượt qua những thời khắc "khó nói" để chỉ đạo, điều hành ở đơn vị mới sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh nơi công tác mới với tâm nguyện, mong muốn đơn vị phát triển bền vững.

Dù ở trên cương vị nào, Báo Gia đình & Xã hội mãi là một tổ ấm mang đến cho tôi nhiều tình cảm khó phai. Thời gian công tác ở Báo cũng là quãng đời chứa đựng nhiều sóng gió, mất mát của bản thân và gia đình, nhưng chính tình cảm, sự sẻ chia của tập thể lãnh đạo, anh chị em cán bộ, phóng viên đã giúp tôi gượng dậy để đi tiếp đến ngày hôm nay.

Tình cảm đó không dễ gì để có, càng không tự nhiên đến được với mình. Nó lớn lên từ sự chân thành, từ tình yêu công việc, sự gắn bó của các cá nhân trong một tòa soạn vì mục đích chung là xây dựng tờ báo ngày càng phát triển.

Sau hơn 1 năm chuyển công tác khỏi tòa soạn nhưng tình cảm của anh chị em dành cho tôi vẫn ấm cúng như ở “mái nhà” xưa. Mỗi lần có dịp quay trở lại, chính tấm lòng chân tình của mọi người trong tòa soạn Gia đình & Xã hộivà hình bóng thân thương của cây bàng khiến ai bước chân đi đều lưu luyến nhìn lại.

 

Nhà báo Phùng Quốc Việt hiện là Tổng Biên tập Tạp chí Gia đình và Trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH). Từ 1/7/2009 đến 1/6/2013 ông Việt đảm nhiệm cương vị Phó Tổng Biên tập của Báo Gia đình & Xã hội. Ngoài hoạt động chuyên môn, ông Việt được đông đảo bạn đọc biết đến là một nhà báo tích cực tham gia các hoạt động xã hội do Báo Gia đình & Xã hội triển khai. Được Lãnh đạo Báo phân công, ông thường xuyên có mặt tại các “điểm nóng” cần sự hiện diện của các tấm lòng nhân ái.

Nhà báo Phùng Quốc Việt

(Tổng Biên tập Tạp chí Gia đình và Trẻ em)

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nam: 2 nữ sinh không may bị trượt chân ngã xuống hồ đuối nước thương tâm

Hà Nam: 2 nữ sinh không may bị trượt chân ngã xuống hồ đuối nước thương tâm

Thời sự - 29 phút trước

GĐXH - Một nhóm học sinh ở xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam rủ nhau ra hồ nước sau chân núi Mâm Xôi chơi. Không may, 2 em bị trượt chân dẫn đến đuối nước thương tâm.

Video: Thót tim cảnh người phụ nữ đi xe máy bất ngờ trượt ngã đúng lúc xe tải đi tới

Video: Thót tim cảnh người phụ nữ đi xe máy bất ngờ trượt ngã đúng lúc xe tải đi tới

Đời sống - 39 phút trước

GĐXH - Xe máy do người phụ nữ điều khiển khi đang tăng tốc vượt qua xe đạp phía trước thì bất ngờ trượt ngã ra đường, đúng lúc một xe tải từ hướng ngược lại tiến tới.

Truy tố người đàn ông hành hạ cụ già 86 tuổi

Truy tố người đàn ông hành hạ cụ già 86 tuổi

Pháp luật - 41 phút trước

Theo cáo buộc của VKS, Huỳnh Văn Giỏi nhiều lần quát tháo, chửi bới và dùng tay kéo lê, dùng chân đá vào người cụ T.

Học phí đắt đỏ, phụ huynh ‘đau đầu’ lựa chọn trường cho con

Học phí đắt đỏ, phụ huynh ‘đau đầu’ lựa chọn trường cho con

Xã hội - 44 phút trước

GĐXH - Việc chọn trường công hay tư cho con khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Để tìm được một môi trường giáo dục tốt, phù hợp với các em học sinh và điều kiện của từng gia đình là điều không đơn giản.

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Pháp luật - 44 phút trước

GĐXH - Theo Luật Đất đai 2024, việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất. Quy định này giúp người dân có đất bị thu hồi sớm "an cư, lạc nghiệp" để tiếp tục phát triển kinh tế.

6 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam lọt bảng xếp hạng châu Á

6 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam lọt bảng xếp hạng châu Á

Giáo dục - 1 giờ trước

6 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng châu Á năm 2024 của Times Higher Education.

Cô gái 'ngáo đá' cầm dao xông vào trụ sở công an, tấn công 2 người

Cô gái 'ngáo đá' cầm dao xông vào trụ sở công an, tấn công 2 người

Pháp luật - 1 giờ trước

Sau khi sử dụng ma túy, Bích có biểu hiện "ngáo đá" và cầm dao xông vào trụ sở công an phường ở TPHCM, tấn công 2 người.

Hà Nội: Sau va chạm, ô tô Mercedes nằm 'phơi bụng'

Hà Nội: Sau va chạm, ô tô Mercedes nằm 'phơi bụng'

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Ô tô nhãn hiệu Mercedes di chuyển đến địa phận huyện Thanh Oai, Hà Nội bất ngờ lao vào xe máy đi cùng chiều, sau đó tiếp tục lao lên vỉa hè, đâm vào cột đèn chiếu sáng và bật ngửa “phơi bụng”.

Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai khiến 6 người tử vong

Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai khiến 6 người tử vong

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Liên quan đến vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai khiến 6 người tử vong, cơ quan công an đã tiến hành làm việc với các đơn vị liên quan để phục vụ công tác điều tra.

Tiết lộ 5 'bí kíp' ôn thi thần tốc dễ đạt điểm cao tối đa

Tiết lộ 5 'bí kíp' ôn thi thần tốc dễ đạt điểm cao tối đa

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Trong giai đoạn gấp rút, làm thế nào để tóm tắt và 'ôm gọn' kiến thức một cách hiệu quả cao đang là vấn đề được nhiều bạn học sinh cuối cấp tìm đến.

Top