Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chung tay chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi

Thứ bảy, 13:29 01/10/2022 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Các chuyên gia nhận định, để người cao tuổi sống khỏe, sống vui, sống có ích, không chỉ là sự nỗ lực của mỗi gia đình mà còn là nỗ lực chung của Nhà nước, cộng đồng và chính bản thân người cao tuổi.

Tốc độ già hóa dân số nhanh

Năm 2011, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số, với tỷ lệ người cao tuổi trên 60 là 10%. Năm 2021, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, cả nước có 11,99 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 12% dân số. Theo dự báo tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng lên 16,66% vào năm 2029 và lên 26,10% vào năm 2049.

Thông tin tại buổi Giao lưu trực tuyến "Quan tâm chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi - Chủ động thích ứng với già hóa dân số" do Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống tổ chức mới đây, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) cho biết, số người cao tuổi Việt Nam sẽ tăng nhanh trong thời gian tới, thời gian quá độ từ "già hóa dân số" sang "dân số già" ngắn hơn nhiều nước trên thế giới.

Chung tay chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi - Ảnh 1.

Các chuyên gia tham gia Giao lưu trực tuyến "Quan tâm chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi - Chủ động thích ứng với già hóa dân số". Ảnh Chí Cường

Nước ta là một trong số những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Trong khi các nước phát triển mất nhiều thập kỷ, có nước hàng thế kỷ mới chuyển đổi từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn dân số già như: Pháp: 115 năm; Australia: 73 năm …nhưng ở Việt Nam chỉ khoảng 26 năm.

Về đặc điểm người cao tuổi Việt Nam, theo Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Ngọc Lan, phần lớn người cao tuổi sống ở nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp, đời sống vật chất còn gặp nhiều khó khăn.

Năm 2009, tỷ lệ người cao tuổi sống ở nông thôn là 72,1% (tương ứng là 5,53 triệu người) gấp 2,6 lần khu vực thành thị và chủ yếu là làm nông nghiệp. Người cao tuổi ở nước ta phân bố không đều, tập trung ở 3 vùng là Đồng bằng sông Hồng (28,6%), Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (25,4%) và Đồng bằng sông Cửu Long (18,7%). Tây nguyên là vùng có tỷ lệ người cao tuổi thấp nhất (3,7%).

Bên cạnh đó, dân số cao tuổi nước ta có sự chênh lệch lớn về cơ cấu giới tính. Ở nhóm tuổi càng cao sự chênh lệch giới tính càng lớn. Năm 2009, tính chung trong dân số cao tuổi (60+) cứ 1,5 cụ bà có 1 cụ ông nhưng ở nhóm tuổi 80+ cứ 2 cụ bà có 1 cụ ông và ở nhóm tuổi 85+ cứ 2,5 cụ bà có 1 cụ ông .

Chênh lệch giới tính của dân số cao tuổi của Việt Nam cũng theo quy luật chung: tỷ số giới tính của dân số càng ở các nhóm tuổi cao càng giảm, do tuổi thọ của nam giới thấp hơn nữ. Điều này dẫn đến hiện tượng "nữ hóa trong dân số cao tuổi".

Cũng theo bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, người cao tuổi Việt Nam chủ yếu sống với con cháu trong khi xu hướng cấu trúc gia đình có thay đổi. Mô hình gia đình ở Việt Nam đang thay đổi theo xu hướng mà ở đó người cao tuổi ngày càng sống độc lập với con cái; số phụ nữ cao tuổi sống ly hôn, ly thân hoặc góa chồng cao gấp nhiều lần so với nam giới cao tuổi.

"Việc phải sống một mình là điều rất bất lợi đối với người cao tuổi, bởi gia đình luôn là chỗ dựa cả về tinh thần và vật chất rất quan trọng đối với người cao tuổi", bà Nguyễn Thị Ngọc Lan cho biết.

Một đặc điểm khác của người cao tuổi Việt Nam được nhiều nghiên cứu chỉ ra đó là người cao tuổi đang đối diện với gánh nặng "bệnh tật kép" và thường mắc các bệnh mạn tính, bình quân mỗi người cao tuổi có 3 bệnh, đối diện với nguy cơ tàn phế do quá trình lão hóa, chi phí điều trị lớn khi người cao tuổi có những biến chứng của các bệnh mãn tính.

Theo lãnh đạo Tổng cục Dân số, ở nước ta, chăm sóc cho người cao tuổi để đảm bảo về mặt vật chất và tinh thần luôn là những định hướng chính sách mà Đảng và Chính phủ Việt Nam thực hiện trong mọi giai đoạn phát triển đất nước. Tuy nhiên, do tốc độ già hóa dân số tăng nhanh, với số lượng và tỷ lệ người cao tuổi tăng cao sẽ làm tăng gánh nặng kinh tế, xã hội để duy trì ổn định cuộc sống khoẻ mạnh của nhóm người cao tuổi.

Đẩy mạnh chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi

Các chuyên gia nhận định, để thích ứng với già hóa dân số ở Việt Nam, cần xây dựng các mô hình chăm sóc sức khỏe phù hợp với người cao tuổi, đồng thời cần chuyển trọng tâm từ việc đơn thuần giúp tiếp cận với tuổi già sang giúp tiếp cận với một tuổi già vui vẻ, hạnh phúc và tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Chung tay chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Trên phương diện chính sách, ông Nguyễn Xuân Lập, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Chăm sóc Người cao tuổi Việt Nam, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam cho biết, hiện nay, với xu thế già hóa dân số, nhằm tiếp tục bảo vệ chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi ngày càng tốt hơn, nước ta cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội nói chung và chính sách trợ giúp, trợ cấp đối với người cao tuổi như Luật Người cao tuổi, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Khám chữa bệnh, Luật Dân số, các chính sách về xã hội hóa...

Bên cạnh đó, các chính sách, pháp luật được tiến hành theo tinh thần xã hội hóa, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong hoạt động bảo vệ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.

Cũng đề cập đến công tác chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi trong bối cảnh hiện nay, GS Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội cho biết, để người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích cần có sự tham gia của nhiều bên. Trước hết là vai trò của chính người cao tuổi. 

Người cao tuổi phải phấn đấu chủ động đảm bảo được tài chính đủ chi trả cho hàng hóa sản phẩm và dịch vụ phục vụ đời sống của mình. Người cao tuổi nêu cao tinh thần tự phục vụ, hợp tác đón nhận sự hỗ trợ của môi trường xã hội và tích cực đóng góp cho gia đình và cộng đồng, nếu có thể.

Theo GS Nguyễn Đình Cử, đối với Nhà nước, cần tạo ra khuôn khổ, luật pháp, chính sách nhằm tạo điều kiện hỗ trợ người cao tuổi có việc làm, có trợ cấp, được bảo vệ thân thể, danh dự, tài sản, quyền quyết định nơi ở sao cho thuận lợi với họ… Nhà nước cần bố trí đủ nguồn lực để thực hiện pháp luật và chính sách về người cao tuổi; khen thưởng hoặc xử lý vi phạm.

Về phía gia đình, vai trò chủ yếu của gia đình là đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho người cao tuổi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cần cung cấp hàng hóa và dịch vụ thích hợp với người cao tuổi; tạo việc làm sử dụng lao động cao tuổi; hỗ trợ nguồn lực đóng góp cho việc chăm sóc người cao tuổi.

Cuối cùng là vai trò của cộng đồng, cần truyền thông giáo dục, đặc biệt giáo dục thế hệ trẻ để tạo quan hệ thân thiện giữa các thế hệ; tổ chức các hoạt động nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho người cao tuổi; theo dõi sức khỏe người cao tuổi và huy động nguồn lực hỗ trợ người cao tuổi.

"Để người cao tuổi sống khỏe, sống vui, sống có ích, không chỉ là sự nỗ lực của mỗi gia đình mà còn là nỗ lực chung của Nhà nước, cộng đồng và chính bản thân người cao tuổi", GS Nguyễn Đình Cử nhấn mạnh.

Mai Thùy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Top