Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chữa táo bón bằng lá lộc mại, 2 trẻ suýt tử vong

Thứ hai, 10:55 13/12/2021 | Y tế

Dùng lá lộc mại chữa táo bón, bệnh nhi V. nhập viện trong tình trạng đe dọa tử vong.

Sáng 13/12, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, vừa cứu sống 2 bệnh nhi bị ngộ độc do dùng lá lộc mại chữ táo bón.

Cụ thể, ngày 10/12, bệnh nhi L.T. V. (5 tuổi, dân tộc Thái, trú tại huyện Quế Phong) phải nhập viện trong tình trạng đe dọa tử vong do ngộ độc loại lá nguy hiểm này.

Theo lời kể của gia đình, bé V. có tiền sử bệnh táo bón tái phát nhiều lần và đã hái lá lộc mại, sắc trong ấm để lấy nước uống hằng ngày. Tuy nhiên, sau 3 ngày, trẻ có biểu hiện vàng mắt, vàng da, mệt mỏi, đi kèm triệu chứng chóng mặt, chán ăn, nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng. Gia đình đưa trẻ đi cấp cứu tại bệnh viện huyện Quế Phong và nhanh chóng được chuyển tuyến lên Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.

Nguy hiểm khi dùng lá lộc mại chữa táo bón cho trẻ - Ảnh 1.

Trẻ ngộ độc do dùng lá lộc mại chứa táo bón.

Trẻ nhập viện trong tình trạng bệnh ngày thứ 3 với biểu hiện suy hô hấp, đái ít, nước tiểu màu đỏ sẫm toàn bãi, kèm đau bụng âm ỉ, đại tiện phân lỏng nhiều lần, không ăn uống được, vàng da toàn thân, sốt nhẹ. Các chỉ số cận lâm sàng cho thấy: Số lượng hồng cầu chỉ còn 1.56 T/L, huyết sắc tố hạ thấp ở mức 33 g/L, Bilirubin máu toàn phần tăng cao 159.8 umol/L, trong đó Bilirubin gián tiếp là 174.3 umol/L.

Tại khoa Cấp cứu, các bác sĩ đã nhanh chóng tổng lực cấp cứu cho trẻ. Trẻ được chỉ định thở máy, truyền máu, bù dịch điện giải, sử dụng kháng sinh chống bội nhiễm, truyền bù máu. Đặc biệt nguy hiểm, bệnh nhi có nhóm máu AB+, là 1 trong những loại máu hiếm, nguồn dự trữ trong kho máu không nhiều.

Khoa Huyết học của Bệnh viện, phối hợp cùng Trung tâm Huyết học truyền máu khẩn trương tìm cách huy động 2 đơn vị khối hồng cầu từ 250ml máu toàn phần để truyền cho trẻ. Sau khi được cấp cứu, tình trạng của trẻ đã ổn định, qua cơn nguy kịch và đang được các bác sĩ tiếp tục theo dõi và điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu chống độc của bệnh viện.

Nguy hiểm khi dùng lá lộc mại chữa táo bón cho trẻ - Ảnh 2.

Lá lộc mại là loại lá rất độc và có thể gây tử vong rất nhanh nếu như sử dụng với số lượng lớn.

Cũng trong tháng 12/2021, bệnh nhi L.V.H. (28 tháng, trú huyện Tân Kỳ) cũng có biểu hiện tương tự sau 5 ngày dùng lá lộc mại. Trẻ cũng đã được cấp cứu kịp thời và đang được theo dõi tại khoa Hồi sức cấp cứu chống độc của bệnh viện.

TS.BS Trần Văn Cương - Phó Giám đốc Bệnh viện, Trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết: "Lá lộc mại là loại lá rất độc và có thể gây tử vong rất nhanh nếu như sử dụng với số lượng lớn. Trong thời gian qua, bệnh viện đã tiếp nhận khá nhiều trẻ vào viện trong tình trạng nguy kịch do bị tan máu cấp, thiếu máu nghiêm trọng.

Trường hợp, trẻ đến muộn, bị tan máu quá nhiều không kịp truyền máu, nhất là trẻ có nhóm máu hiếm nhóm AB, Rh- có thể tử vong. Đặc biệt, trên cơ địa bệnh nhi có bệnh về máu như thiếu men G6PD thì bệnh tiến triển nhanh và càng trầm trọng có thể tử vong nhanh".

Ở Việt Nam, cây lộc mại có nhiều tên gọi khác nhau như: Lộc mại, lục mại, mọ trắng, rau mại, rau mọi. Lá lộc mại có hình bầu dục dài 10 - 14cm, gốc lá có khía hơi lõm, mép răng thưa. Y văn Việt chưa ghi nhận nghiên cứu về loại cây này.

Do có tác dụng nhuận tràng khi dùng liều nhỏ, nhân dân một số nơi thường mách nhau dùng lá này để chữa bệnh táo bón. Tuy nhiên, nếu dùng với số lượng lớn, lá cây lộc mại có thể gây ngộ độc.

Các biểu hiện ngộ độc thường gặp sau khi ăn lá lộc mại là:

  • Nhịp tim nhanh,
  • Bệnh nhân mệt yếu, da xanh,
  • Ăn không tiêu, đầy bụng,
  • Đau vùng quanh rốn,
  • Đi ngoài lỏng, tiểu màu đỏ sẫm, đái ít và buốt.

Điều đáng nói là, việc sử dụng lá lộc mại cũng như một số lá cây rừng khác chưa rõ tác dụng đã được cảnh báo nhiều trên các phương tiện thông tin truyền thông nhưng nhiều người dân, đặc biệt là những người sống ở vùng dân tộc thiểu số, do thiếu hiểu biết vẫn sử dụng để chữa bệnh và dùng làm món ăn hàng ngày.

Người dân cần nâng cao hiểu biết của mình, không nghe theo lời mách bảo, tự ý sử dụng những loại lá cây hoặc các loại thực phẩm khác chưa rõ tác dụng để chữa bệnh, dễ dẫn đến hậu quả khôn lường cho bản thân và gia đình.

V. Đồng - H. Yến
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Y tế - 13 giờ trước

Thị trường dược phẩm có liên quan chặt chẽ đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người. Cùng tìm hiểu bức tranh toàn cảnh và những xu hướng mới nổi của thị trường dược phẩm toàn cầu.

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Sau ăn nấm khoảng 2 tiếng, bốn cháu nhỏ từ 4-7 tuổi có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo đau bụng, đau đầu, chóng mặt...

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Y tế - 19 giờ trước

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học...

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 3 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 4 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 tuần trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 1 tuần trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 tuần trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 tuần trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Top