Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chủ nhà phố cổ Hà Nội lần đầu xuống nước với khách thuê

Thứ ba, 08:34 01/09/2020 | Sản phẩm - Dịch vụ

Trước dịch, chủ nhà tại khu phố cổ chọn khách trả giá cao nhất để cho thuê. Hiện tại, họ phải xuống nước, thương lượng giá và điều khoản hợp đồng với khách thuê.

Chủ nhà phố cổ Hà Nội lần đầu xuống nước với khách thuê - Ảnh 1.

Hồi tháng 6, khách yêu cầu giảm giá thuê nhà từ 75 triệu đồng/tháng xuống 50 triệu đồng/tháng nhưng chị P.H. (chủ nhà) không đồng ý. Chị H. cho rằng tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát tốt nên khách đòi hỏi như vậy là quá đáng, không có lý gì phải “xuống nước”.

Vậy là cơ sở đang thuê tại nhà chị H. quyết định rời đi. Đến bây giờ khi dịch Covid-19 tái bùng phát, mặt bằng rộng 40 m2, mặt tiền 5 m trên phố Hàng Ngang (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ) của chị vẫn chưa tìm được khách thuê mới.

Chủ nhà phố cổ Hà Nội lần đầu xuống nước với khách thuê - Ảnh 2.

Trước dịch, những mặt bằng kinh doanh trên phố cổ được giới đầu tư săn lùng. Ảnh: Việt Hùng.

           

Chủ nhà phố cổ lần đầu phải đàm phán giá với khách thuê

Một số máy lạ gọi điện đến, chị H. báo giá thuê tầng 1 nhà mình 40 triệu đồng/tháng, có thương lượng. Người ở đầu dây bên kia mặc cả xuống 35 triệu đồng/tháng, chị H. lưỡng lự rồi đồng ý, nhưng chờ 3 hôm rồi không thấy khách đến xem nhà và ký hợp đồng.

“Chưa bao giờ giá thuê xuống thê thảm như lúc này và tôi đang phải chiều theo ý của khách. Họ muốn giảm giá thuê, thêm điều khoản liên quan đến dịch bệnh vào hợp đồng tôi đều chấp nhận”, chị H. nói.

Tương tự, nhà anh Linh trên phố Hàng Đào treo biển cho thuê từ tháng 3 nhưng đến giờ chưa tìm được khách thuê. Căn nhà 2 tầng rộng 40 m2, mặt tiền 3 m đã phải giảm giá thuê từ 100 triệu đồng/tháng xuống 70 triệu đồng/tháng, tương đương 30%.

“Từ trước tới giờ, cả phố không ai phải treo biển cho thuê cả vì cứ ai trả cao hơn thì nhảy vào thôi. Giờ khách, môi giới gọi đến là mặc cả, yêu cầu thương lượng, thêm điều khoản nhưng không thấy ai đến ký hợp đồng”, anh Linh ngán ngẩm.

Thị trường Hà Nội đang ghi nhận tỷ lệ mặt bằng trống có vị trí đắc địa và tại các trung tâm thương mại tăng vọt. Từ đó, áp lực về giá thuê đã lắng dịu trong những tháng gần đây.

Cụ thể, chủ nhà đã giảm giá thuê nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và đơn vị bán lẻ. Cũng để giữ chân khách thuê, giá mặt bằng tại khu vực phố cổ, trung tâm đã giảm 30-40% so với trước dịch.

Chủ nhà phố cổ Hà Nội lần đầu xuống nước với khách thuê - Ảnh 3.

Hiện tại, phần lớn chủ nhà đã chấp nhận giảm giá thuê, linh hoạt điều kiện thuê trong hợp đồng để nhanh chóng tìm được khách thuê mới. Ảnh: Việt Hùng.


Nhận định về phản ứng của thị trường, ông Lê Tuấn Bình, Trưởng bộ phận Cho thuê thương mại của Savills Hà Nội, cho rằng các chủ nhà tại khu phố cổ sẽ phải đánh giá lại địa điểm cho thuê của mình theo mặt bằng chung của thị trường qua 2 điểm.

Thứ nhất là giá thuê. Hầu hết chủ nhà tại phố cổ chưa từng gặp trường hợp phải đi đàm phán giá thuê với khách hàng, họ sẽ là bên lựa chọn khách thuê trả giá cao nhất. Song, chủ nhà đang tích cực đưa ra các phương án giá phù hợp hơn với thị trường.

Thứ hai là cần có sự linh hoạt hơn về phương án cho thuê, có thể là về mặt bằng cho thuê. Trước đây, các chủ nhà cho thuê có rất ít phương án cho thuê mặt bằng. Hiện nay, khu vực này bắt đầu xuất hiện việc chia diện tích mặt bằng thành các diện tích nhỏ, để khách thuê có thể lựa chọn.

Đồng thời, các điều kiện như thời hạn cho thuê, các điều khoản về điều chỉnh giá thuê đã linh hoạt hơn rất nhiều. Chủ nhà có thể bị giảm về doanh thu nhưng sẽ phục hồi nhanh sau giai đoạn dịch.

Trong khi đó, bà Nguyễn Hồng Vân, Giám đốc Thị trường Hà Nội của JLL, cho rằng các chủ nhà đã hỗ trợ giảm giá thuê hay tạm ngưng tính tiền thuê cho khách, tuy nhiên chỉ muốn điều này diễn ra trong ngắn hạn.

Nhiều trường hợp khách thuê không thể trụ lại đã chuyển đi. Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp lớn cũng phải xem xét nên giữ và bỏ mặt bằng nào để bảo đảm an toàn tài chính cho công ty.

Trung tâm thương mại cũng cần thay đổi chiến lược cho thuê

Không chỉ mặt bằng nhà phố, thời gian qua các chủ trung tâm thương mại cũng đã đưa ra những chính sách hỗ trợ cho khách thuê. Tuy nhiên, lượng gian hàng trống vẫn tăng đáng kể.

Ông Lê Tuấn Bình lý giải vấn đề đầu tiên nằm ở chiến lược thuê. Cụ thể, chiến lược kinh doanh của các đơn vị bán lẻ đã có sự thay đổi nhất định sau giai đoạn dịch, nhiều bên nhận thấy tiềm năng và bắt đầu chuyển dần hoạt động sang thương mại điện tử.

“Các mặt bằng kinh doanh vật lý đã không còn là ưu tiên số một, nên các trung tâm thương mại cần phải điều chỉnh về đối tượng khách thuê, điều kiện thuê, diện tích thuê… để thu hút được khách thuê phù hợp”, ông Bình nói.

Theo Tổng cục Thống kê, doanh thu bán lẻ hàng hóa của Hà Nội tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2019 nhờ nhu cầu tích trữ nhu yếu phẩm gia tăng và thương mại điện tử được đẩy mạnh. Tuy nhiên, doanh số vẫn ở mức thấp do hàng hóa nhập khẩu bị hạn chế cũng như thu nhập và sức mua của người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Báo cáo mới đây của Savills cũng chỉ ra khoảng 50% doanh nghiệp bán lẻ có mức doanh thu sụt giảm trên 50% trong và sau giai đoạn Covid-19 vừa qua. Nguồn cầu bị ảnh hưởng lớn, các công ty và đơn vị bán lẻ không thể tiếp tục mở rộng kế hoạch kinh doanh.

Trong khi lĩnh vực bán lẻ bị ảnh hưởng sâu thì thị trường cho thuê văn phòng vẫn giữ ở mức ổn định. Savills cho biết tỷ lệ lấp đầy toàn thị trường văn phòng hiện là 95%, các mức giá thuê chỉ thay đổi 1-2% theo quý và theo năm. Ở phân khúc hạng A khu vực trung tâm, giá thuê vẫn giữ ở mức cao trên 30 USD /m2/tháng.

“Thị trường văn phòng hoặc văn phòng của các doanh nghiệp thường có chiến lược dài hạn, tính toán đến các rủi ro nhất định. Hơn nữa, doanh nghiệp thuê nhóm văn phòng hạng A đa phần là các công ty toàn cầu đã có quỹ rủi ro, khiến cho các yêu cầu hỗ trợ thuê đối với chủ nhà chỉ xảy ra trong thời gian ngắn”, ông Bình phân tích.

Nhận định về kịch bản cuối năm 2020, bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn của Savills Hà Nội, cho rằng đại dịch đã định hình lại thị trường cho thuê thương mại với các xu hướng mới tại Hà Nội.

“Đối với thị trường bán lẻ, giá thuê mặt bằng tiếp tục nằm trong xu hướng giảm. Do không chắc chắn về diễn biến dịch Covid-19 nên có thể một số dự án mới hoãn thời gian mở cửa. Thị trường đang mở rộng về phía Đông và khu vực phía Tây”, bà Hằng nói.

Cũng theo đại diện Savills Hà Nội, cơ hội tới đây vẫn dành nhiều cho thương mại điện tử. Điều này đòi hỏi các nhà bán lẻ theo hình thức truyền thống và chủ nhà cho thuê mặt bằng cần phải phát triển kế hoạch thu hút khách đến theo các chiến lược sáng tạo hơn.

Theo Văn Hưng

Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Giá chung cư ở Hà Nội ngừng sốt?

Giá chung cư ở Hà Nội ngừng sốt?

Giá cả thị trường - 6 giờ trước

Giá căn hộ chung cư ở Hà Nội tăng đột biến khiến người mua cân nhắc, lựa chọn thời điểm khác để mua nhà. Thực tế này khiến chủ căn hộ phải buộc phải tính giảm giá để bán.

Hà Nội: Triển khai không dùng tiền mặt tại bộ phận một cửa từ 01/6 mang lợi ích gì?

Hà Nội: Triển khai không dùng tiền mặt tại bộ phận một cửa từ 01/6 mang lợi ích gì?

Bảo vệ người tiêu dùng - 7 giờ trước

GĐXH - Theo UBND TP Hà Nội, việc thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt khi thực hiện thủ tục hành chính sẽ giúp đối soát để nộp tiền vào kho bạc tự động, giảm thiểu các rủi ro khi lưu giữ tiền phí, lệ phí và minh bạch hơn trong quá trình giao dịch giữa công dân với cơ quan Nhà nước.

'Đu đỉnh' giá vàng, người mua vẫn lãi đậm

'Đu đỉnh' giá vàng, người mua vẫn lãi đậm

Sản phẩm - Dịch vụ - 8 giờ trước

Giá vàng liên tục lập đỉnh trong những ngày gần đây, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn "ôm" vào và lãi đậm chỉ sau vài ngày đầu tư.

Giá xe Lead mới nhất tháng 5 đang giảm chưa từng có, dưới cả giá niêm yết, chỉ ngang Honda Vision

Giá xe Lead mới nhất tháng 5 đang giảm chưa từng có, dưới cả giá niêm yết, chỉ ngang Honda Vision

Giá cả thị trường - 13 giờ trước

GĐXH - Giá xe Lead tại đại lý đang ở mức siêu hấp dẫn từ trước tới nay, tất cả các phiên bản đều được bán dưới giá niêm yết.

Giá vàng hôm nay 12/5: Vàng miếng SJC vượt mốc 92 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn ra sao?

Giá vàng hôm nay 12/5: Vàng miếng SJC vượt mốc 92 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn ra sao?

Sản phẩm - Dịch vụ - 15 giờ trước

GĐXH - Giá bán vàng miếng SJC ở quanh 92,4 triệu đồng, tăng 3 triệu đồng chỉ trong một phiên.

6 khoản phí bắt buộc người dân phải đóng khi làm sổ đỏ

6 khoản phí bắt buộc người dân phải đóng khi làm sổ đỏ

Sản phẩm - Dịch vụ - 15 giờ trước

GĐXH - Theo Luật Đất đai hiện hành, khi làm sổ đỏ người dân sẽ phải mất các khoản phí bắt buộc như: Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, phí cấp sổ đỏ, tiền lệ phí trước bạ, thuế chuyển nhượng bất động sản và chi phí thẩm định hồ sơ.

Vải thiều mất mùa chưa từng có, hụt cả trăm nghìn tấn quả

Vải thiều mất mùa chưa từng có, hụt cả trăm nghìn tấn quả

Giá cả thị trường - 16 giờ trước

Vải thiều là cây trồng giúp nông dân Bắc Giang thu gần 5.000 tỷ đồng trong năm 2023. Thế nhưng, vụ này vải thiều mất mùa chưa từng có, cây toàn lá khiến nông dân thất thu cả trăm nghìn tấn quả.

Khẩn trương thanh kiểm tra chuyên ngành toàn diện thị trường vàng

Khẩn trương thanh kiểm tra chuyên ngành toàn diện thị trường vàng

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 213/TB-VPCP ngày 10/5/2024 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

52 thửa đất của 2 huyện ở Hà Nội sắp được tổ chức đấu giá, mức giá thấp nhất 27 triệu đồng/m2

52 thửa đất của 2 huyện ở Hà Nội sắp được tổ chức đấu giá, mức giá thấp nhất 27 triệu đồng/m2

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

GĐXH - Khi thị trường bất động sản dần phục hồi, mấy tháng gần đây, các huyện ven Hà Nội đua nhau đấu giá đất. Các phiên đấu giá đất đều thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Top