Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chợ truyền thống tại TP HCM sau dịch: Người bỏ sạp vì lỗ, người buôn bán cầm chừng

Thứ tư, 14:27 16/03/2022 | Sản phẩm - Dịch vụ

GiadinhNet - Sau thời gian dài bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19, các tiểu thương chợ truyền thống tại TP HCM đều trong chờ ngày thành phố trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, sau khi mọi thứ dường như đã trở lại như trước, chợ truyền thống vẫn mang không khí ảm đạm khiến nhiều tiểu thương bỏ sạp vì lỗ.

Gồng gánh sạp hàng của mình qua mùa dịch với mong muốn khi thành phố hoạt động bình thường trở lại, việc buôn bán sẽ như trước nhưng các tiểu thương tại các chợ truyền thống như chợ Bình Thới (Quận 11), chợ Nguyễn Tri Phương (Quận 10), Chợ An Đông (Quận 5)… đều lắc đầu chán nản khi được hỏi tình hình chợ sau dịch.

Theo các tiểu thương, tuy mọi thứ dường như đã quay trở lại bình thường nhưng chợ truyền thống lại giảm khoảng một nửa lượng khách so với trước kia. Nhiều người không cầm cự nổi đành bỏ sạp hoặc nhượng sạp. Bên cạnh đó, thói quen mua sắm online trên các sàn thương mại điện tử hình thành trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp của người dân cũng khiến chợ truyền thống bị sụt giảm số lượng khách so với trước.

Chợ truyền thống tại TP HCM sau dịch: Người bỏ sạp vì lỗ, người buôn bán cầm chừng - Ảnh 1.

Chợ Bình Thới giảm khoảng một nửa lượng khách so với trước.

Chợ truyền thống tại TP HCM sau dịch: Người bỏ sạp vì lỗ, người buôn bán cầm chừng - Ảnh 2.

Nhiều sạp quần áo, mỹ phẩm giày dép tại Chợ Bình Thới đóng cửa vì vắng khách.

Chợ truyền thống tại TP HCM sau dịch: Người bỏ sạp vì lỗ, người buôn bán cầm chừng - Ảnh 3.

Sạp thịt gia súc, gia cầm vắng tanh.

Chợ truyền thống tại TP HCM sau dịch: Người bỏ sạp vì lỗ, người buôn bán cầm chừng - Ảnh 4.

Khách vắng khiến các tiểu thương bỏ sạp hoặc sang nhượng lại vì sợ lỗ.

Chợ truyền thống tại TP HCM sau dịch: Người bỏ sạp vì lỗ, người buôn bán cầm chừng - Ảnh 5.

Nhiều người lướt điện thoại giết thời gian vì ế ẩm.

Chợ truyền thống tại TP HCM sau dịch: Người bỏ sạp vì lỗ, người buôn bán cầm chừng - Ảnh 6.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Gấm, tiểu thương bán thủy sản tại chợ Bình Thới chia sẻ, rất nhiều tiểu thương tại chợ từ bán rau đến bán đồ ăn, quần áo đều lần lượt bỏ sạp vì ế ẩm.

"Lượng khách giảm khoảng một nửa so với trước kia, nhìn khách đi chợ giảm rõ rệt. Nhiều tiểu thương ở chợ thấy bán ế quá nên ngưng bán, có người nhượng sạp lại luôn. Bên cạnh đó cũng có một số người vì còn e dè dịch bệnh, người thân người ta không cho đi bán lại nên họ ở nhà thành ra nhiều sạp vắng lắm từ buôn bán rau, trái cây đến đồ ăn, thịt, cá…Giá thuê sạp của tôi là 3 triệu, nhưng do vắng khách, tôi xin người ta giảm được 500.000 đồng mấy tháng nay, hiện tại sạp chỉ bán cầm chừng", bà Thắm chia sẻ.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Chúc, tiểu thương bán thịt tại chợ Bình Thới cũng cho biết, nếu như trước kia bà nhập 50kg thịt heo mỗi ngày để bán thì hiện tại chỉ nhập khoảng 20kg thịt.

"Tầm giờ này mà còn chừng này thịt, chợ quá vắng đến nỗi nhiều người không chịu nổi phải sang nhượng. Trước kia tôi nhập khoảng 50kg thịt heo mỗi ngày để bán nhưng hiện tại mỗi ngày chỉ nhập 20kg thịt, vậy mà phải bán tới trưa lắm mới được về, có hôm còn bán không hết", bà Chúc nói.

Chợ truyền thống tại TP HCM sau dịch: Người bỏ sạp vì lỗ, người buôn bán cầm chừng - Ảnh 7.

Loạt sạp treo biển cho thuê lại sạp.

Chợ truyền thống tại TP HCM sau dịch: Người bỏ sạp vì lỗ, người buôn bán cầm chừng - Ảnh 8.

Chợ truyền thống tại TP HCM sau dịch: Người bỏ sạp vì lỗ, người buôn bán cầm chừng - Ảnh 9.

Cũng theo đại diện Ban quản lý chợ Bình Thới, nhiều ngày gần đây chợ khá vắng khách dẫn đến nhiều tiểu thương đóng sạp tạm nghỉ hoặc sang nhượng sạp, tuy nhiên, đây là hình chung của nhiều chợ truyền thống tại TP HCM thời điểm hiện tại.

Ghi nhận tại chợ An Đông, nơi được xem là một trong những chợ sỉ lẻ hàng hóa lớn nhất TP HCM, hiện tại số sạp đóng cửa hoặc chờ sang nhượng chiếm tỉ lệ lớn.

"Hồi xưa các sạp kín hết, giờ người ta đóng cửa sang sạp gần hết rồi vì đâu có khách, tôi ngồi đây cả ngày có khi không thấy người khách nào", một tiểu thương tại đây chia sẻ.

Chợ truyền thống tại TP HCM sau dịch: Người bỏ sạp vì lỗ, người buôn bán cầm chừng - Ảnh 10.

Các tiểu thương bán quần áo tại chợ An Đông đóng cửa sạp rất nhiều, nhiều người treo biển "sang gấp".

Chợ truyền thống tại TP HCM sau dịch: Người bỏ sạp vì lỗ, người buôn bán cầm chừng - Ảnh 11.

Chợ Nguyễn Tri Phương cũng gặp tình trạng vắng khách tương tự.

Chợ truyền thống tại TP HCM sau dịch: Người bỏ sạp vì lỗ, người buôn bán cầm chừng - Ảnh 12.

Một số sạp tại chợ Nguyễn Tri Phương cũng đã treo biển "sang sạp".

Ngọc Quyên
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giao dịch đất nền 'loé sáng' hay 'thị trường giả' của môi giới?

Giao dịch đất nền 'loé sáng' hay 'thị trường giả' của môi giới?

Bảo vệ người tiêu dùng - 8 giờ trước

Nhiều môi giới cho biết, những ngày gần đây đất nền đang có sức nóng cả về giá và giao dịch khiến nhà đầu tư tìm kiếm nhiều.

"Cháy" vé máy bay ngày 1/5 ở nhiều chặng nóng dù giá đắt như vàng

"Cháy" vé máy bay ngày 1/5 ở nhiều chặng nóng dù giá đắt như vàng

Sản phẩm - Dịch vụ - 10 giờ trước

Nhiều chuyến bay về từ các địa điểm du lịch như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng đều đã "cháy" vé vào ngày 1/5 dù giá vé chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

15 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tháng 4, gửi tiền đâu lãi cao nhất?

15 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tháng 4, gửi tiền đâu lãi cao nhất?

Sản phẩm - Dịch vụ - 14 giờ trước

Lần đầu tiên trong vòng một năm qua, lãi suất huy động ngân hàng đã quay đầu tăng tại nhiều nhà băng. Số lượng ngân hàng tăng lãi suất đã nhiều hơn so với số ngân hàng giảm lãi suất.

Khuyến cáo những loại iPhone dù có rẻ như cho cũng không nên mua thời điểm này

Khuyến cáo những loại iPhone dù có rẻ như cho cũng không nên mua thời điểm này

Giá cả thị trường - 14 giờ trước

GĐXH - Những mẫu iPhone này dù có mức giá hấp dẫn đến đâu cũng không nên mua lúc này.

Giá vàng hôm nay 27/4: Vàng SJC vượt 85 triệu, vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, PNJ, Doji đua nhau tăng giá

Giá vàng hôm nay 27/4: Vàng SJC vượt 85 triệu, vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, PNJ, Doji đua nhau tăng giá

Sản phẩm - Dịch vụ - 16 giờ trước

GĐXH - Giá vàng hôm nay 27/4 bật tăng với giá cao trong bối cảnh nhiều triển vọng tích cực của kim loại quý.

Nghỉ lễ 30/4, đường bay nội địa từ Hà Nội và TP HCM đi hoạt động hết công suất

Nghỉ lễ 30/4, đường bay nội địa từ Hà Nội và TP HCM đi hoạt động hết công suất

Sản phẩm - Dịch vụ - 17 giờ trước

GĐXH - Đến cuối tháng 4, trước tình hình một số đường bay nội địa từ Hà Nội và TP.HCM đi, đến các địa phương có tỷ lệ đặt chỗ từ 90-100% trong các ngày 27/4 và 1/5, Cục Hàng không Việt Nam đã phải yêu cầu tăng chuyến bay nội địa.

Thương lái bất ngờ thu mua xác ve sầu giá hơn 2 triệu đồng/kg

Thương lái bất ngờ thu mua xác ve sầu giá hơn 2 triệu đồng/kg

Giá cả thị trường - 18 giờ trước

Những ngày gần đây, các thương lái liên tục săn mua xác ve sầu, với giá cao nhất lên đến 2,2 triệu đồng/kg.

Giá vé máy bay cao 'ngất', người dân lựa chọn 'chữa lành' bằng tàu hỏa, ô tô, chi phí rất rẻ

Giá vé máy bay cao 'ngất', người dân lựa chọn 'chữa lành' bằng tàu hỏa, ô tô, chi phí rất rẻ

Giá cả thị trường - 18 giờ trước

GĐXH - Thay vì "săn" vé máy bay đến các điểm du lịch nội địa dịp nghỉ lễ năm nay, nhiều người đã lựa chọn "chữa lành" bằng các phương tiện khác như tàu hỏa hoặc xe ô tô.

Những loại thực phẩm rẻ đến mấy cũng đừng ăn, hại cả gan và đường ruột

Những loại thực phẩm rẻ đến mấy cũng đừng ăn, hại cả gan và đường ruột

Sản phẩm - Dịch vụ - 18 giờ trước

GĐXH - Chất béo bão hòa, đường bổ sung và thịt đã qua chế biến... là những thực phẩm bạn nên cân nhắc sử dụng bởi chúng gây hại cho cả gan lẫn đường ruột. Giá rẻ đến mấy cũng đừng ăn.

Chung cư Hà Nội bị thổi giá, người mua bỏ ý định "phải mua luôn và ngay"

Chung cư Hà Nội bị thổi giá, người mua bỏ ý định "phải mua luôn và ngay"

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

Quyết định không mua nhà nữa hoặc chuyển hướng tìm ở khu vực xa trung tâm hơn để kỳ vọng giá nhà sẽ rẻ, phù hợp với tài chính… đang là lựa chọn của không ít người.

Top