Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Chiến binh” chống dịch nơi địa đầu Tổ quốc

GiadinhNet - Những ngày giữa tháng 4/2020, cuộc sống của người dân nơi địa đầu Tổ quốc Hà Giang đảo lộn khi xuất hiện ca bệnh số 268 mắc COVID-19 tại thôn Pín Tủng. Các y bác sỹ cùng lực lượng chức năng đã phải ngày đêm căng mình chống dịch.

“Chiến binh” chống dịch nơi địa đầu Tổ quốc - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng phối hợp lấy mẫu bệnh phẩm của người dân thôn Pín Lủng, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, Hà Giang. Ảnh: TL

Ăn lán, ngủ rừng để chống dịch

Pín Tủng thuộc xã Phố Là, huyện Đồng Văn là nơi sinh sống của 29 hộ đồng bào dân tộc Mông. Người dân nơi đây đã bao thế hệ sống quây quần trong xóm nhỏ, với những nếp nhà trình tường nằm san sát, được chia tách bởi hàng rào đá rêu phong. Cây ngô mọc lên từ kẽ đá đã nuôi bao thế hệ đồng bào trong thôn bám biên cương. Có không ít người trong thôn đi lao động phía bên kia biên giới với mong muốn cuộc sống khấm khá hơn. Thế nhưng, cuộc sống êm đềm dường như bị đảo lộn khi trong thôn phát hiện ca mắc COVID-19.

Ông Nguyễn Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang nhớ lại, nhận được thông báo kết quả xét nghiệm của bệnh nhân số 268 dương tính với SARS-CoV-2, ngay trong đêm, đội ngũ cán bộ y tế của Trung tâm tức tốc chuẩn bị lên đường làm nhiệm vụ. Từ Thành phố Hà Giang, để đến được nơi bệnh nhân 268 sinh sống phải mất hơn 4 tiếng đồng hồ đi ô tô đến thị trấn Phố Bảng. Từ đây, đi thêm 30 phút xe máy men theo con đường mòn lởm chởm đá vắt ngang lưng núi, vượt qua nhiều đoạn cua tay áo, dốc dựng đứng mới đến được thôn Pín Tủng.

“Chiến binh” chống dịch nơi địa đầu Tổ quốc - Ảnh 2.

Để đảm bảo lấy mẫu bệnh phẩm của toàn bộ người dân trong thôn, lực lượng chức năng đã lặn lội đến từng nhà thăm khám, thu thập thông tin.

Ngay khi thông tin có người trong thôn Pín Tủng mắc COVID-19, toàn bộ thôn được phong tỏa, các chốt kiểm soát được thành lập để thực hiện các biện pháp chống dịch. Các lực lượng công an, biên phòng, dân quân tự vệ, cán bộ xã, đội ngũ cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang, Trung tâm Y tế huyện Đồng Văn, cán bộ y tế xã làm việc không nghỉ với quyết tâm không để dịch bệnh lây lan. Tại các chốt kiểm soát luôn có cán bộ y tế tham gia bám chốt. Mặc dù trong thời gian gấp gáp, các chốt được dựng tạm, các cán bộ thay phiên nhau ăn lán, ngủ rừng nhưng luôn xác định rõ tư tưởng bám sát địa bàn đến khi hết dịch.

Kể từ khi phong tỏa, giữa trung tâm thôn Pín Tủng là địa điểm tác chiến của lực lượng phản ứng nhanh. Trong tổng số gần 190 nhân khẩu sinh sống tại thôn, có 18 người tiếp xúc gần được đưa đi cách ly. Những người còn lại được cán bộ y tế tuyên truyền, hướng dẫn cách phòng, chống dịch. Tuy nhiên, do nhận thức hạn chế và đang bước vào mùa chăm sóc ngô nên không ít người vẫn đi làm như ngày thường, khiến công tác lấy mẫu xét nghiệm gặp nhiều khó khăn. Do đặc thù địa hình hiểm trở, các hộ dân sống rải rác nên đội ngũ cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang phải trèo đèo, lội suối đến các hộ để đảm bảo hoàn thành lấy mẫu trong thời gian sớm nhất.

Cuộc chiến không nghỉ

“Chiến binh” chống dịch nơi địa đầu Tổ quốc - Ảnh 3.

Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh lấy thông tin từ người dân thôn Pín Tủng phục vụ công tác chống dịch.

Cuộc chiến với dịch COVID-19 được coi là một trận chiến không tiếng súng. Chứng kiến nhóm cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang phối hợp với các đơn vị đến từng nhà thăm khám, thu thập thông tin mới thấu hiểu hết nỗi nhọc nhằn mà những người khoác "blues trắng" nơi địa đầu Tổ quốc đã phải trải qua.

Không chỉ khó khăn về ngôn ngữ trong quá trình tiếp cận, việc gặp được người dân cũng là điều không hề dễ dàng. Do địa hình hiểm trở và để đảm bảo công tác lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm toàn bộ người dân trong thôn, đội ngũ cán bộ y tế đã lặn lội đến tận nương rẫy tìm gặp người dân. Anh Nguyễn Tất Thắng, cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang tâm sự: "Do công việc đòi hỏi gấp gáp nên nhiều khi anh em chỉ ăn tạm gói mỳ tôm để cố gắng hoàn thành công việc. Quán triệt tinh thần "chống dịch như chống giặc", dù thời tiết lúc đó khá oi bức, mặc đồ bảo hộ khiến mồ hôi nhễ nhại, khó thở nhưng anh em thực hiện nghiêm túc việc đảm bảo an toàn trong quá trình tiếp xúc và tự cách ly tại chỗ đủ thời gian sau khi hoàn thành nhiệm vụ".

Thôn biên giới Pín Tủng ngoài địa hình chia cắt thì sóng điện thoại gần như không có. Các "chiến sĩ áo trắng" thực hiện công tác chống dịch nơi tuyến đầu đã gác lại hạnh phúc riêng để mang lại cuộc sống bình yên cho đồng bào biên cương. Anh Long Viết Cường "chiến đấu" trong tâm dịch từ những ngày đầu kể về thời gian xa gia đình: "Đó là lần công tác đáng nhớ nhất và dài ngày nhất kể từ khi bước chân vào nghề. Vất vả nhất là những ngày đầu, thực phẩm thiếu thốn, thông tin liên lạc gần như bị cô lập, việc vận chuyển mẫu xét nghiệm gặp vô vàn khó khăn. Dù vậy, đội ngũ cán bộ y tế luôn lạc quan, tin tưởng, không ngại hiểm nguy, quyết tâm bám địa bàn đến khi hết dịch".

“Chiến binh” chống dịch nơi địa đầu Tổ quốc - Ảnh 4.

Bữa trưa của lực lượng tham gia chống dịch chỉ là bát mỳ tôm ăn vội.

Song song với công tác chống dịch, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo, phối hợp với Trung tâm Y tế các huyện, thành phố truyền thông tại cộng đồng, chú trọng truyền thông tại các xã biên giới trên phạm vi toàn tỉnh. Công tác tuyên truyền được xác định phải thực hiện đầu tiên, bởi khi người dân biết, người dân hiểu và đánh giá được mức độ quan trọng của việc phòng, chống dịch bệnh, ý thức của người dân tăng lên thì công tác phòng, chống dịch sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Với địa hình miền núi, nhiều xã vùng cao, đi lại khó khăn và có đông đồng bào dân tộc thiểu số, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang đã cùng với các Trung tâm y tế huyện, xã đa dạng hóa hình thức tuyên truyền phù hợp trên từng địa bàn.

Ông Lương Viết Thuần, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Giang cho biết, các ngành, các cấp, cả hệ thống chính trị ở địa phương đều quán triệt tinh thần "chống dịch như chống giặc", không chủ quan, lơ là, quản lý chặt chẽ người nước ngoài được phép làm việc, lưu trú; tăng cường kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới, đặc biệt là các đường mòn, lối mở; xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép theo quy định. Thực hiện cách ly y tế tập trung, theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm đối với tất cả công dân tự do nhập cảnh hoặc được trao trả về địa phương; bảo đảm kinh phí cho công tác phòng, chống dịch, nhất là vật tư, hóa chất, trang phục phòng, chống dịch; cơ sở vật chất và hậu cần tại khu cách ly tập trung và chế độ chính sách cho cán bộ phòng, chống dịch…

"Dù vất vả, khó khăn và thiếu thốn đủ bề, nhưng đội ngũ cán bộ y tế luôn lạc quan, tin tưởng, không ngại hiểm nguy, quyết tâm bám địa bàn đến khi hết dịch".

Anh Long Viết Cường

Thanh Sơn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 2 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 6 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Top