eMagazine

Chiến binh áo trắng 2 lần xông pha vào điểm nóng chống dịch - Ảnh 1.

Từng là một trong những bác sĩ trẻ trong đoàn công tác chống dịch của Bệnh viện Bạch Mai chi viện cho điểm nóng Đà Nẵng năm 2020, 20h30 phút ngày 6/2, bác sĩ Toàn nhận được tin nhắn từ lãnh đạo một lần nữa tiến vào tâm dịch: "Toàn về Hải Dương nhé"!

Chiến binh áo trắng 2 lần xông pha vào điểm nóng chống dịch - Ảnh 2.

"Thông tin dịch bệnh từ Hải Dương vốn đã làm tôi thấp thỏm lo âu. Tôi luôn trong tâm thế sẵn sàng, nếu quê hương cần thì tôi sẵn sàng lên đường. Trước đó, ở Khoa Hồi sức tích cực cũng đã có thông báo rằng bất kỳ địa phương nào cần hỗ trợ, các bác sĩ hãy đăng ký để lên đường chi viện, tôi đã xung phong đầu tiên" – bác sĩ Toàn nhớ lại.

Chia sẻ thêm về quan điểm của Bệnh viện Bạch Mai nơi anh công tác, bác sĩ Toàn nhấn mạnh: "Dù là đợt dịch tại Hải Dương hay Đà Nẵng, Bạch Mai đều sẽ dốc hết tâm sức, trang thiết bị vật tư và con người cho các chiến trường, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người. Ngày tôi đi, PGS. TS. Đào Xuân Cơ (Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai) gọi điện dặn dò: Cố gắng dồn hết tâm sức không để bệnh nhân nào tử vong".

Chiến binh áo trắng 2 lần xông pha vào điểm nóng chống dịch - Ảnh 3.

Lúc này tại Bệnh viện dã chiến 2 có hai bệnh nhân nặng đang được đề nghị chuyển lên phòng ICU (chăm sóc tích cực) và thiết lập hoạt động luôn trong đêm hôm đó.

Chỉ có 1 giờ đồng hồ để chuẩn bị, 23h15p bác sĩ Toàn cùng một chiếc máy thở oxy dòng cao (HFNC) có mặt ở Bệnh viện dã chiến 2. Không có thời gian nghỉ ngơi, chàng bác sĩ trẻ bắt tay ngay vào thăm khám và lắp máy thở cho bệnh nhân. "May mắn, bệnh nhân đáp ứng tốt với máy thở và sức khỏe ổn định lên từng ngày".

Chiến binh áo trắng 2 lần xông pha vào điểm nóng chống dịch - Ảnh 4.

Là người đã từng đồng hành cùng Đà Nẵng suốt quá trình gần 2 tháng để điều trị cho tất cả các bệnh nhân nặng, thời kỳ đỉnh điểm có đến 12 ca tại khoa ICU, bác sĩ Toàn cho biết: "Dịch ở bùng phát ở Đà Nẵng và Hải Dương đều rất nhanh. 

Chiến binh áo trắng 2 lần xông pha vào điểm nóng chống dịch - Ảnh 5.

Còn ở "chiến trường" Hải Dương, bác sĩ Toàn cho rằng điều may mắn là tại ổ dịch Poyun đa phần các đối tượng công nhân đều khỏe mạnh, ít bệnh lý nền, sức đề kháng tốt, khả năng diễn biến nặng thấp hơn so với Đà Nẵng.

Tuy nhiên, tại Đà Nẵng virus lan nhanh trong bệnh viện, đặc biệt lại là Khoa thận nhân tạo, các bệnh nhân tử vong trong đợt dịch đó đa phần đều mắc suy thận mạn và những bệnh nhân có bệnh lý nền nặng, tiên lượng xấu ngay từ đầu".

Chiến binh áo trắng 2 lần xông pha vào điểm nóng chống dịch - Ảnh 6.

Ngay sau khi tiếp nhận các ca nặng vào đêm 6/2, bác sĩ Toàn nhận thấy tiên lượng của các bệnh nhân đều tốt bởi đây đều là đối tượng tuổi không quá cao, ít bệnh lý nền.

Chiến binh áo trắng 2 lần xông pha vào điểm nóng chống dịch - Ảnh 7.

BS Toàn thăm khám cho bệnh nhân 93 tuổi điều trị tại Bệnh viện dã chiến 2 Hải Dương.

Ngoài ra, việc phát hiện nhanh giúp các bệnh nhân được điều trị và tiếp cận với phác đồ sớm. "Tôi tiên lượng những bệnh nhân này khả quan hơn so với những bệnh nhân tôi đã điều trị tại Đà Nẵng" – bác sĩ Toàn nhận định.

Chiến binh áo trắng 2 lần xông pha vào điểm nóng chống dịch - Ảnh 8.

Ngoài các y bác sĩ trực tiếp "chiến đấu" tại các chiến trường, một đội ngũ các thầy thuốc giỏi nhất cả nước trong đó có cả lãnh đạo Bộ Y tế và đội ngũ bác sĩ, giáo sư từ các bệnh viện đầu ngành luôn hỗ trợ từ xa cho điểm nóng Hải Dương. Không chỉ đưa ra những góp ý về chuyên môn, các thầy thuốc còn chỉ đạo vô cùng sát sao, chung tay giúp đỡ cho các bệnh nhân mắc COVID-19.

Chiến binh áo trắng 2 lần xông pha vào điểm nóng chống dịch - Ảnh 9.

Dù là Đà Nẵng hay Hải Dương, BS. Toàn vẫn luôn xác định rằng: "Chống dịch như chống giặc và những y bác sĩ như chúng tôi chính là một người lính trên chiến trường chống giặc COVID-19".

Chiến binh áo trắng 2 lần xông pha vào điểm nóng chống dịch - Ảnh 10.

Nhớ lại đêm 29 Tết, một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng, tim đập nhanh, huyết áp cao, khó thở và toàn thân tím tái. Nhận định sơ bộ tình hình, bác sĩ Toàn thấy bệnh nhân có triệu chứng giảm ô xy máu thầm lặng khiến diễn biến bệnh trở nặng nhanh hơn.

Chiến binh áo trắng 2 lần xông pha vào điểm nóng chống dịch - Ảnh 11.

Ngay lập tức, bác sĩ Toàn tức tốc triển khai cho bệnh nhân thở máy. Sau khi bệnh nhân đã có đáp ứng với máy thở, ê-kíp nhanh chóng xin chỉ đạo của các thầy thuốc đầu ngành. Các thầy thuốc đề nghị dùng tất cả các trang thiết bị vật tư có tại Bệnh viện dã chiến 2 để điều trị cho bệnh nhân.

Chiến binh áo trắng 2 lần xông pha vào điểm nóng chống dịch - Ảnh 12.

Ngay trong đêm, ê-kíp đã tiến hành lọc máu liên tục cho bệnh nhân để loại bỏ bớt các chất độc trong máu đồng thời bổ sung thêm thầy thuốc để theo sát bệnh nhân liên tục.

Chiến binh áo trắng 2 lần xông pha vào điểm nóng chống dịch - Ảnh 13.

Bác sĩ toàn nhớ lại "đêm trắng" hôm đó: "Tôi đang điều trị theo những khuyến cáo của Bộ Y tế nhưng bệnh nhân diễn biến cực kỳ nhanh, buổi sáng chỉ có biểu hiện khó thở nhưng đến chiều chỉ số oxy trong máu trung bình chỉ còn 60%, so với 95% của người bình thường, đây là con số vô cùng thấp. Tôi và ê-kíp đã túc trực cùng bệnh nhân đến sáng sớm. Sau 6 tiếng cấp cứu, bệnh nhân đã vượt qua cơn nguy kịch, dần ổn định và đáp ứng tốt phác đồ điều trị".




Chiến binh áo trắng 2 lần xông pha vào điểm nóng chống dịch - Ảnh 14.

Nếu bảo không nhớ nhà, nhớ người thân là không đúng. Khi vào Đà Nẵng, thời gian đầu mọi thứ chưa ổn định, bác sĩ Toàn không dám nói với bố mẹ. 

Chiến binh áo trắng 2 lần xông pha vào điểm nóng chống dịch - Ảnh 15.

Sợ bố mẹ lo lắng, cho tới khi dịch bệnh ổn định anh mới gọi về động viên gia đình: "Con ở trong này chống dịch, bố mẹ cứ an tâm vì có đồ bảo hộ an toàn, mọi người cùng chung tay sớm đẩy lùi dịch bệnh".

Chiến binh áo trắng 2 lần xông pha vào điểm nóng chống dịch - Ảnh 16.

Những buổi chiều 30 Tết hằng năm, bác sĩ Toàn vẫn cùng bố mẹ chuẩn bị cúng tất niên, rồi quây quần bên nhau xem Táo quân. Còn năm nay là năm đầu tiên anh ăn Tết xa nhà, hơn nữa mấy tháng rồi chưa về quê thăm bố mẹ.

"Nhà tôi cách đây chỉ 15km, bố mẹ muốn lên thăm cậu con trai út. Tôi không đồng ý. Bởi tôi hiểu rằng bản thân mình là đối tượng nguy cơ, phải hạn chế tiếp xúc trong khi bố mẹ tuổi đã cao không may lây nhiễm thì rất đáng lo ngại". Anh chỉ biết an ủi rằng bố mẹ an tâm, con đi chống dịch, để quê hương sớm trở lại yên bình. 

4 bệnh nhân nặng đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến 2 hiện đã bước vào giai đoạn đỉnh điểm của bệnh. Tôi hy vọng bệnh nhân sẽ đáp ứng tốt phác đồ điều trị, thời gian tới sẽ diễn biến theo hướng tốt hơn để họ có thể ra viện.

Còn đối với những bệnh nhân điều trị tại Khoa Nội, các bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai cũng đang theo dõi sát sao, khả năng bệnh nhân chuyển biến nặng, phải đưa vào khoa hồi sức là rất thấp. Chúng ta sớm chiến thắng đại dịch - bác sĩ Toàn tin như vậy. 

Chiến binh áo trắng 2 lần xông pha vào điểm nóng chống dịch - Ảnh 17.
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 6 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top