Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chị em rủ nhau phẫu thuật thu nhỏ vùng kín

Thứ bảy, 08:11 09/11/2013 | Sống khỏe

Chị Linh Nga (Hà Đông) luôn tự tin khi 'yêu' chồng, nhưng sau khi sinh bé thứ hai, vùng kín bị giãn ra quá nhiều, đi tiểu mất kiểm soát và không còn ôm khít lấy 'cậu nhỏ' mỗi khi quan hệ.

Chị cảm nhận chồng cũng không còn cảm giác thăng hoa như xưa, cuộc yêu diễn ra nhanh chóng và khá buồn tẻ. Chồng chị không dám nói vì sợ vợ buồn, nhưng chị biết cảm giác "đánh trận vườn không nhà trống" chẳng hứng thú chút nào.

Nghe lời mách của đồng nghiệp, chị Linh Nga quyết định đi phẫu thuật thu nhỏ vùng kín tại một bệnh viện phụ sản có uy tín. Cuộc tiểu phẫu diễn ra trong khoảng 40 phút, không quá đau đớn và kết quả khiến chị Nga thực sự hài lòng. Sau hơn một tháng rưỡi kiêng khem, lần đầu tiên gần gũi trở lại mang đến cho chị cảm giác tuyệt vời như những ngày mới cưới.

Giống chị Nga, chị Hoàng Anh (Lĩnh Nam, Hà Nội) 2 lần đẻ thường, con đều nặng trên 3,5 kg khiến vùng kín ngày càng giãn rộng. Chị bị viêm nhiễm âm đạo và thường xuyên phải đặt thuốc để giảm viêm. Không những thế, vùng kín ngày càng bị thâm đen, chảy xệ khiến chị vô cùng tự ti khi sinh hoạt vợ chồng. Điều khiến chị xấu hổ hơn hết là bây giờ không thể kiểm soát mỗi lần "xì hơi".

Lo lắng vì sắp hết thời gian ở cữ, chồng chán vợ bỏ đi cặp bồ, chị tìm đến một bệnh viện đa khoa quốc tế để thu hẹp vùng kín. Sau phẫu thuật, chị Hoàng Anh thích "yêu" chồng hơn, chồng chị cũng không còn lạnh nhạt mà thường xuyên muốn gần gũi vợ.

Chị em rủ nhau phẫu thuật thu nhỏ vùng kín 1
  Nhiều chị em đi phẫu thuật vùng kín để thăng hoa trong cuộc sống vợ chồng. Ảnh minh họa
 
Tuy nhiên, không phải ai đi phẫu thuật vùng kín cũng thành công như chị Linh Nga và Hoàng Anh. Nghe lời bạn bè tư vấn, chị Ngọc Lê (32 tuổi) hào hứng đi tân trang "cô bé". Chuẩn bị cho lần quan hệ đầu tiên sau khi đụng chạm dao kéo, chị và chồng vô cùng hứng khởi. Thế nhưng kết cục là sau màn dạo đầu hưng phấn, hai vợ chồng nằm... ngắm nhau vì chỗ ấy quá bé, "cậu nhỏ" không thể vào nổi dù đã xoay cả chục tư thế. Chị Lê đau đớn, còn ông chồng hậm hực cầm quần áo đi thẳng vào nhà vệ sinh.
 
Chị Thu Trang (35 tuổi) cũng dở khóc dở cười sau khi phẫu thuật vùng kín tại một cơ sở y tế gần nhà với già thành khá rẻ. Vết khâu bị bục chỉ, sưng tấy, đi ngoài đau buốt khiến chị lại cắn răng vào viện chữa trị. Chị chẳng dám nói với chồng vì trước đây giấu anh đi phẫu thuật để tạo bất ngờ, chẳng nghĩ rằng lại chữa "lợn lành thành lợn què" thế này.

Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trưởng phòng khám sản phụ khoa, Trung tâm y tế lao động Thái Hà, Hà Nội, cho biết hiện nay nhu cầu phẫu thuật thu nhỏ vùng kín của chị em là khá lớn. Hầu hết đồng ý tiến hành phẫu thuật là vì tâm lý tự ti khi gần chồng, giảm hưng phấn khi quan hệ tình dục, hay bị các bệnh phụ khoa và một số chứng bệnh khác như tự xì hơi, táo bón, sa tử cung...

Bác sĩ Kim Dung khuyến cáo, chị em vừa mới sinh không nên sốt sắng làm phẫu thuật, nên để thời gian 3-4 tháng, thậm chí là 6 tháng sau khi sinh bé để dạ con co lại, ổn định. Các cặp vợ chồng có thể tập bài Kegel để tăng hưng phấn khi quan hệ trước khi có ý định nhờ sự can thiệp dao kéo.

Nếu đã quyết định phẫu thuật, chị em nên tuân thủ lời khuyên của bác sĩ, nên kiêng quan hệ ít nhất một tháng rưỡi, giữ sạch vùng kín, vệ sinh thường xuyên, nên dùng đồ lót thông thoáng, không bó sát và phải kiểm tra định kỳ theo lịch hẹn. Về chế độ ăn uống, tránh ăn những đồ cay, nóng, rượu bia. Nếu vết thương có dấu hiệu đau nhức, sưng cần đến bệnh viện kiểm tra lại.

Chị em lưu ý nên chọn những bệnh viện có uy tín phẫu thuật để tránh những rủi ro như nhiễm trùng vùng kín, để lại sẹo xấu, vùng kín quá nhỏ, thậm chí là sốc phản vệ, dẫn tới nguy hiểm đến tính mạng. Đừng nên tham rẻ tìm đến những nơi bác sĩ không đủ tay nghề, cơ sở vật chất thiếu thốn để rồi tiền mất tật mang.

Theo bác sĩ Dung, mỗi ca phẫu thuật kéo dài trung bình 30-45 phút, không gây đau đớn, bệnh nhân có thể đi lại được ngay. Sau khi phục hồi, chị em có cảm giác âm đạo co thắt như hồi còn con gái. Chi phí cho mỗi ca phẫu thuật thu hẹp vùng kín tại các cơ sở y tế uy tín khoảng 10 triệu đồng.
 
Theo VnExpress
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 1 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 2 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 5 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 20 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 21 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 23 giờ trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 1 ngày trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

Top