Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Chị có quần áo không, gửi cho học sinh chúng em với"

Thứ tư, 11:15 27/01/2016 | Xã hội

GiadinhNet - “Ở đây nhiệt độ đã xuống 1 độ C, học sinh không đủ áo mặc. Chị có quần áo không, gửi cho học sinh chúng em với…”, một cô giáo cầu cứu.

Năm nào miền Bắc cũng có mùa đông giá rét. Ai cũng biết điều đó. Trẻ em vùng cao luôn đói ăn, thiếu mặc. Không ai lạ gì chuyện này. Thế nhưng, bao lâu nay, những đứa trẻ tội nghiệp vẫn chịu tình cảnh khổ sở đó bởi hoạt động của những đoàn thiện nguyện tự phát, dù rất đáng quý, nhưng không thể mang lại sự thay đổi đáng kể. Với đợt rét kỷ lục 40 năm mà miền Bắc đang trải qua, dư luận càng thương cảm hơn.

Qua tìm hiểu của phóng viên Báo Gia đình & Xã hội, tại nhiều trường học miền núi, hầu hết trẻ em ở những địa phương vùng sâu – vùng xa hiện nay vẫn đang thiếu nhiều quần áo, giày dép ấm.

Được biết, học sinh tại nhiều trường học vùng cao đã phải nghỉ từ 3 ngày nay, trời quá lạnh và cũng do không đủ quần áo ấm nên bắt buộc phải nghỉ học.

Thầy giáo Hoa Văn Thuận – giáo viên cắm bản tại trường Tiểu học Thôn Lũng (Xã Khánh Xuân, H. Bảo Lạc, Cao Bằng) chia sẻ với phóng viên: “Trường có 98 em, hiện 100% học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thiếu quần áo ấm, nhiều em hằng ngày vẫn phải đi chân đất. Các cháu mầm non toàn không quần đi học, đến lớp được 1-2 tiết thì run cầm cập rồi các cô lại phải cho về”.

Bức ảnh đang gây xôn xao cộng đồng trong đợt mưa tuyết ở các tỉnh miền núi. Ảnh TL
Bức ảnh đang gây xôn xao cộng đồng trong đợt mưa tuyết ở các tỉnh miền núi. Ảnh TL

Tại trường PT Dân tộc Bán trú – Tiểu học Thu Lũm (H. Mường Tè, Lai Châu), thầy giáo Chang Xá Phạ (29 tuổi) nói với PV Báo Gia đình & Xã hội: “Trường có 287 học sinh, chỉ có số ít gia đình có điều kiện mua đủ quần áo cho con em, còn lại rất nhiều em đang thiếu thốn. Vừa rồi có một đoàn tình nguyện lên từ thiện, mỗi em được 1 chiếc áo nhưng hầu như còn thiếu nhiều vì nhiều em ở xa trường 20-30km nên chưa được phát. Từ đầu năm học đến giờ trường cũng chưa nhận được ủng hộ từ chính quyền địa phương”.

Là giáo viên cắm bản nhiều năm tại trường PT Dân tộc Bán trú – Tiểu học Xéo Dì Hồ (Xã Lao Chải, H. Mù Cang Chải, Yên Bái), cô Hà Thị Thuận (31 tuổi) chia sẻ: “Nói về chuyện các em thiếu thốn quần áo thì là 100% chứ không phải 99% nữa (cả trường hơn 700 học sinh). ​Từ đầu năm đến giờ các em cũng nhận được một đợt ủng hộ sách vở thôi chứ chưa được nhận quần áo. Nhiều em đi học thiếu quần áo, giày dép, các em bán trú thì không đủ chăn. Chúng tôi chỉ mong các em có thêm đồ ấm mặc nhưng cũng không biết liên hệ vào đâu xin hỗ trợ, còn chờ chính quyền địa phương giúp thì…chắc chẳng bao giờ có…”

Theo cô Nguyễn Thị Vinh (42 tuổi ) – giáo viên trường Tiểu học xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc, Hà Giang, năm nay, một số em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cũng đã được hỗ trợ nhưng còn rất nhiều em chưa có…

"Bên hội Chữ Thập đỏ ở xã cũng hỗ trợ nhưng ít lắm! Nhìn các em mặc phong phanh, chúng tôi chỉ biết xin củi về đốt lửa sưởi ấm, kêu gọi các nhà hảo tâm nếu được thì họ giúp chứ chính quyền địa phương cũng không giúp gì được…”, cô Vinh nói.


 

Hành động từ thiện từ các nhóm tình nguyện, nhà hảo tâm tuy là tốt nhưng chỉ là tự phát, nhỏ lẻ. Cần thiết hơn chính là kế hoạch tổng thể. Ảnh TL

 

 

Hành động từ thiện từ các nhóm tình nguyện, nhà hảo tâm tuy là tốt nhưng chỉ là tự phát, nhỏ lẻ. Cần thiết hơn chính là kế hoạch tổng thể. Ảnh TL

 

Thầy Thuận - trường Tiểu học Thôn Lũng cho hay: “Có năm được, năm không! Bên Hội Chữ Thập đỏ có năm cũng giúp nhưng vì hầu hết các em lại không mặc được vì quần áo cũ và quá to do gom được của học sinh trung học, người lớn ở các nơi khác về. May ra những hội từ thiện nào mà họ có tiền và tìm thấy trường khó khăn thì họ giúp thôi”.

Người miền xuôi lên vùng cao, thương xót, ngạc nhiên rồi ngả phục các em nhỏ khi chúng cứ trần truồng, chân không dép trong giá buốt. Rồi có người thì ví vui các em là "siêu nhân"...!

Năm nào các em cũng thiếu quần áo ấm, và thiếu thốn không phải chỉ ở một vài điểm mà là rất nhiều nơi. Ủng hộ, từ thiện tuy là những hành động thiện tâm, có ích nhưng chỉ là do tính tự phát, nhỏ lẻ và chưa đồng nhất.

Trong đợt rét này, ngày 23/1, một giáo viên tại trường Tiểu học Cao Bắc – xã Xuân Trường, Bảo Lạc, Cao Bằng vì không còn cách nào khi quá thương học trò nên đã gọi điện khẩn thiết đến phóng viên Hoài Phương của đài PT-TH Cao Bằng: “Ở đây nhiệt độ đã xuống 1 độ C, học sinh không đủ áo mặc. Chị có quần áo không, gửi cho học sinh chúng em với…”.

Từ cuộc điện thoại đó, đã có nhiều nhà hảo tâm, nhiều tấm lòng ấm áp cùng chung tay quên góp, ủng hộ quần áo, mũ, giày dép ấm đến với học sinh tại ngôi trường này.

May ra, còn có cô giáo nọ có thể liên lạc với nữ phóng viên của đài tỉnh, nhưng vẫn còn nhiều nơi khác, nhiều ngôi trường, bản làng khác…, họ sẽ không biết phải xin trợ giúp cho con em, học trò của mình ở đâu…

N. Thuyết/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Video: Thót tim cảnh người phụ nữ đi xe máy bất ngờ trượt ngã đúng lúc xe tải đi tới

Video: Thót tim cảnh người phụ nữ đi xe máy bất ngờ trượt ngã đúng lúc xe tải đi tới

Đời sống - 9 phút trước

GĐXH - Xe máy do người phụ nữ điều khiển khi đang tăng tốc vượt qua xe đạp phía trước thì bất ngờ trượt ngã ra đường, đúng lúc một xe tải từ hướng ngược lại tiến tới.

Truy tố người đàn ông hành hạ cụ già 86 tuổi

Truy tố người đàn ông hành hạ cụ già 86 tuổi

Pháp luật - 11 phút trước

Theo cáo buộc của VKS, Huỳnh Văn Giỏi nhiều lần quát tháo, chửi bới và dùng tay kéo lê, dùng chân đá vào người cụ T.

Học phí đắt đỏ, phụ huynh ‘đau đầu’ lựa chọn trường cho con

Học phí đắt đỏ, phụ huynh ‘đau đầu’ lựa chọn trường cho con

Xã hội - 14 phút trước

GĐXH - Việc chọn trường công hay tư cho con khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Để tìm được một môi trường giáo dục tốt, phù hợp với các em học sinh và điều kiện của từng gia đình là điều không đơn giản.

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Pháp luật - 14 phút trước

GĐXH - Theo Luật Đất đai 2024, việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất. Quy định này giúp người dân có đất bị thu hồi sớm "an cư, lạc nghiệp" để tiếp tục phát triển kinh tế.

6 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam lọt bảng xếp hạng châu Á

6 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam lọt bảng xếp hạng châu Á

Giáo dục - 46 phút trước

6 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng châu Á năm 2024 của Times Higher Education.

Cô gái 'ngáo đá' cầm dao xông vào trụ sở công an, tấn công 2 người

Cô gái 'ngáo đá' cầm dao xông vào trụ sở công an, tấn công 2 người

Pháp luật - 1 giờ trước

Sau khi sử dụng ma túy, Bích có biểu hiện "ngáo đá" và cầm dao xông vào trụ sở công an phường ở TPHCM, tấn công 2 người.

Hà Nội: Sau va chạm, ô tô Mercedes nằm 'phơi bụng'

Hà Nội: Sau va chạm, ô tô Mercedes nằm 'phơi bụng'

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Ô tô nhãn hiệu Mercedes di chuyển đến địa phận huyện Thanh Oai, Hà Nội bất ngờ lao vào xe máy đi cùng chiều, sau đó tiếp tục lao lên vỉa hè, đâm vào cột đèn chiếu sáng và bật ngửa “phơi bụng”.

Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai khiến 6 người tử vong

Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai khiến 6 người tử vong

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Liên quan đến vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai khiến 6 người tử vong, cơ quan công an đã tiến hành làm việc với các đơn vị liên quan để phục vụ công tác điều tra.

Tiết lộ 5 'bí kíp' ôn thi thần tốc dễ đạt điểm cao tối đa

Tiết lộ 5 'bí kíp' ôn thi thần tốc dễ đạt điểm cao tối đa

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Trong giai đoạn gấp rút, làm thế nào để tóm tắt và 'ôm gọn' kiến thức một cách hiệu quả cao đang là vấn đề được nhiều bạn học sinh cuối cấp tìm đến.

Giao thông Hà Nội ùn tắc cục bộ một số nơi trong ngày đầu đi làm sau kỳ nghỉ lễ

Giao thông Hà Nội ùn tắc cục bộ một số nơi trong ngày đầu đi làm sau kỳ nghỉ lễ

Thời sự - 1 giờ trước

Sáng 2/5, ngày đầu làm việc sau kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày, giao thông Hà Nội ùn tắc cục bộ. Nhiều tuyến đường hướng về trung tâm Thủ đô ghi nhận mật độ giao thông cao.

Top