Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cháu mất Tết vì bà sơ cứu tai nạn bỏng bằng cách 'bá đạo'

Thứ năm, 12:14 27/01/2022 | Y tế

Nghịch bật lửa, bé trai 11 tuổi bị lửa bén gây cháy phần tóc và bỏng toàn bộ vùng mặt, vùng mắt.

Khoa Cấp cứu Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí vừa tiếp nhận trường hợp nhập viện trong tình trạng bỏng vùng mặt, vùng mắt. Bệnh nhi là cháu L.V.Đ trú tại Uông Bí, Quảng Ninh.

Bé trai 11 tuổi nhập viện trong tình trạng bỏng vùng cổ, vùng mặt độ I, II; Bỏng da mi, kết mạc, giác mạc độ I, II. Ngay lập tức các bác sĩ đã tiến hành xử trí cho bệnh nhi, dùng giảm đau, làm sạch vết thương.

Gia đình bé cho biết, trong lúc bất cẩn không để ý, cháu Đ có chơi bật lửa và bị cháy bén vào vùng mặt. Khi xảy ra sự việc chỉ có bà ở cùng, sau khi thấy cháu bị như vậy bà đã bôi dầu luyn vào toàn bộ vùng bỏng của trẻ rồi mới đưa đi viện cấp cứu.

Cháu mất Tết vì bà sơ cứu tai nạn bỏng bằng cách "bá đạo" - Ảnh 1.

Bé trai 11 tuổi phải cấp cứu vì bị bỏng những ngày cận Tết Nguyên đán.

Tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân, bác sĩ cho biết, việc bôi dầu luyn như vậy sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây khó khăn cho việc điều trị tiếp theo của bé.

Bỏng là tai nạn thường gặp trong đời sống sinh hoạt và lao động, có thể gặp cả ở người lớn và trẻ em. Bỏng không những gây ảnh hưởng tổn hại trước mắt tới sức khỏe mà còn để lại những hậu quả lâu dài, đặc biệt ở trẻ em.

Thời điểm cận Tết Nguyên đán, người lớn dễ tập trung nhiều vào việc chuẩn bị, sắm sửa, không thường xuyên quan tâm, để mắt đến trẻ. Các bác sĩ khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần quan tâm, giáo dục và để xa tầm tay của trẻ các vật dụng nóng sôi, các chất dễ cháy nổ, các chất sinh lửa, đồ điện...

Việc xử trí đúng ngay sau bỏng làm giảm diện tích, độ sâu bỏng, làm diễn tiến bệnh nhẹ hơn, giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế di chứng.

5 bước sơ cứu tại chỗ với bỏng nhiệt

BS Ngô Chí Công, Khoa C1-3 thuộc Bệnh viện 108, khuyến cáo:

+ Bước 1: Loại trừ tiếp xúc với tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt

Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi hỏa hoạn, dập tắt lửa trên người nạn nhân, cởi bỏ quần áo bị cháy hoặc thấm đẫm nước sôi, … Đồng thời tiến hành cấp cứu toàn thân như: khi có ngừng tuần hoàn, đa chấn thương kèm theo, suy hô hấp do bỏng đường thở.

+ Bước 2: Nhanh chóng ngâm rửa vùng cơ thể bị bỏng vào nước sạch

Thời điểm ngâm rửa bằng nước mát càng sớm càng tốt, tốt nhất trong 30 phút từ sau khi bị bỏng. Sau khoảng thời gian trên, việc ngâm rửa ít có tác dụng.

so cuu_bong.jpeg

Không sử dụng nước đá lạnh, nhiệt độ thấp khiến thân nhiệt bị giảm dẫn đến tình trạng mạch máu bị co lại khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn.

Nước để ngâm rửa yêu cầu là nước sạch, nhiệt độ tiêu chuẩn là từ 16-20 độ C. Tuy nhiên vì là cấp cứu nên cần tận dụng nguồn nước sẵn có ngay tại nơi bị nạn. Lựa chọn nguồn nước sạch nếu có như nước đun sôi để nguội, nước máy, nước mưa, nước giếng khoan, …

Không dùng nước đá gây nhiễm lạnh cho nạn nhân. Không dùng nước ấm, có nhiệt độ cao hơn vì ít có tác dụng hạ nhiệt và giảm đau. Một dấu hiệu cho thấy nhiệt độ nguồn nước phù hợp là nạn nhân thấy giảm đau ngay khi ngâm hoặc trẻ em giảm cường độ khóc hoặc không khóc nữa.

Có thể ngâm rửa phần bị bỏng dưới vòi nước chảy hoặc ngâm trong chậu nước mát hoặc đắp thay đổi bằng khăn ướt dội rửa liên tục nước sạch lên vùng bỏng.

Kết hợp nhanh chóng cởi bỏ quần áo chật, nhẫn, đồng hồ trước khi phần cơ thể bị bỏng sưng nề. Vừa ngâm rửa vừa cắt bỏ quần áo bị cháy, rửa sạch dị vật hoặc tác nhân gây bỏng còn bám dính trên bề mặt.

Thời gian ngâm rửa từ 15 - 30 - 45 phút (thường tới khi hết đau rát). Không làm trợt vỡ vòm nốt phỏng.

Giữ ấm phần cơ thể không bị bỏng. Đối với trẻ em, người già, khi thời tiết lạnh nên giảm bớt thời gian ngâm rửa đề phòng nhiễm lạnh.

+ Bước 3: Che phủ tạm thời vết bỏng

Che phủ vùng bỏng bằng vật liệu sạch: gạc y tế, khăn mặt, khăn tay, vải màn, … sạch để quấn phủ lên, sau đó băng ép nhẹ bằng băng sạch. Với vùng mặt và sinh dục chỉ cần phủ một lớp gạc. Tránh băng quá chặt gây chèn ép vùng bỏng.

+ Bước 4: Bù nước, điện giải sau bỏng

Cho uống nước Oresol nếu nạn nhân không nôn, không chướng bụng, vẫn tỉnh táo. Có thể cho uống nước chè đường ấm, nước cháo loãng, nước hoa quả, cho trẻ bú bình thường.

+ Bước 5: Nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc chuyên môn

Chú ý nếu bệnh nhân bỏng nặng cần vận chuyển bằng cáng, bằng ô tô. Nếu bỏng kết hợp với chấn thương, gãy xương cần cố định tạm thời vùng chấn thương và xương bị gãy trước khi vận chuyển. Nếu bỏng kèm theo chấn thương cột sống: vận chuyển bệnh nhân trên ván cứng, cố định đầu.

Những việc không nên làm khi sơ cứu bỏng:

- Không sử dụng nước đá lạnh, nhiệt độ thấp khiến thân nhiệt bị giảm dẫn đến tình trạng mạch máu bị co lại khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn. Đây là lỗi sai phổ biến mà mọi người cần lưu ý để không mắc phải.

- Bôi những loại truyền miệng như nước mắm, củ chuối, ... Đây là những điều phản khoa học và không nên thực hiện theo, chúng chỉ khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn.

- Bôi kem đánh răng lên chỗ bị bỏng là một quan niệm sai lầm, trong kem đánh răng có chứa một lượng ít base, khi thoa lên vùng bỏng chỉ khiến bệnh nhân đau đớn hơn.

- Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh tình trạng nhiễm trùng.

T.Nguyên
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 2 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 5 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 5 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 1 tuần trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top