Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mại dâm ở Việt Nam: Các tác động tới phòng chống HIV/AIDS?

Thứ sáu, 14:22 25/11/2011 | Dân số và phát triển

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực lớn trong việc triển khai các chương trình tiếp thị xã hội và cung cấp bao cao su giá rẻ hoặc miễn phí song song với các chương trình phòng ngừa nhằm nâng cao hiểu biết của người dân nói chung và đặc biệt của các nhóm dân cư có nguy cơ cao về HIV/AIDS và các lây nhiễm qua đường tình dục (STIs), nhưng nhiều người hành nghề mại dâm (NMD) và bạn tình của họ vẫn đang sử dụng bao cao su một cách không thường xuyên (Elmer và cs, 2001).

Các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam cho thấy nguyên nhân là do thiếu hiểu biết về HIV/AIDS, ví dụ nhận thức sai, thông tin sai, thông tin không có căn cứ về đường lây truyền và cách phòng chống  căn bệnh này (Franklin, 1993; Hồng và cs, 1997). Bên cạnh các yếu tố như thiếu hiểu biết về HIV/AIDS và bao cao su cũng như thiếu tự tin và không chấp nhận bao cao su, còn có các yếu tố hoàn cảnh (contextual factors) ảnh hưởng tới việc tham gia vào các hành vi nguy cơ về tình dục hoặc sử dụng bao cao su không thường xuyên của người hành nghề mại dâm và khách hàng của họ. Các yếu tố hoàn cảnh ảnh hưởng đến hành vi cá nhân ngày càng được nhận thức rõ là đóng vai trò thiết yếu trong các chương trình phòng chống HIV (UNAIDS, 1999).

 Các yếu tố hoàn cảnh ảnh hưởng tới việc sử dụng bao cao su thường xuyên của NMD và khách hàng, hiểu biết về những yếu tố này rất quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình can thiệp thay đổi hành vi hiệu quả cho NMD và khách hàng của họ. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh mại dâm là bất hợp pháp và bị coi là một “tệ nạn xã hội”. Một nghiên cứu dân tộc học do Hội đồng Dân số (Population Council) tiến hành cho Tổ chức Sức khoẻ Gia đình Quốc tế (Family Health International) tại Cần Thơ, một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, đánh giá hành vi tình dục có nguy cơ cao của NMD nam và nữ và khách hàng của họ và bối cảnh chi phối những hành vi này. Bài viết này phân tích bối cảnh xã hội về môi trường-thể chế trong đó NMD Việt Nam và các khách hàng của họ thực hiện hành vi tình dục có nguy cơ cao. Phát hiện của nghiên cứu này sẽ cung cấp những thông tin cho việc vận động thay đổi nhằm hỗ trợ cho giảm thiểu nguy cơ và thay đổi hành vi để phòng chống HIV/AIDS cho NMD và khách hàng của họ.

HIV/AIDS và mại dâm nữ ở Việt Nam

Theo số liệu giám sát mới nhất năm 2003, tỷ lệ nhiễm HIV của NMD nữ ở Việt Nam là 3,8%, con số này cao hơn ở các tỉnh phía nam như Cần Thơ (16,5%), An Giang (14,1%), TP. Hồ Chí Minh (10,5 %), và Đồng Nai (11,3%) (Bộ Y tế, 2004). Số NMD nữ ước tính dao động từ 29.000 đến 86.000 trong tổng số 21 triệu phụ nữ tuổi 15–49 (Bộ Y tế, 2004).

ở Việt Nam, hoạt động mại dâm tồn tại trong bối cảnh, mại dâm là bất hợp pháp và là ‘tệ nạn xã hội’, huỷ hoại thuần phong mỹ tục và ảnh hưởng tới đời sống văn hoá - xã hội và gây ra bệnh AIDS và phải bị loại trừ (Nghị quyết 05/CP, 1993). Cách tiếp cận theo hướng “loại trừ” mại dâm được đề ra trong các văn bản pháp lý như Pháp lệnh Phòng chống mại dâm số 10/2003/PL-UBTVQH11 và Nghị quyết 05/CP, ban hành ngày 29/1/1993.

 Đã có nhiều biện pháp được thực thi như cải tạo, chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho NMD; xử phạt những đối tượng chứa chấp, lôi kéo dụ dỗ và dẫn khách cho NMD; tổ chức các chiến dịch chống ‘Tệ nạn xã hội’... và đã đạt được một số kết quả như nhiều tụ điểm mại dâm bị xóa bỏ, phát hiện các vi phạm pháp luật, và các đối tượng phụ nữ bị bắt và đưa vào các trung tâm giáo dưõng. Trong năm 2002, đã xoá bỏ 1.351 tụ điểm mại dâm, phát hiện 14.167 vụ vi phạm pháp luật và bắt giữ hàng ngàn đối tượng phụ nữ (Báo Lao động, 2003).

Các nhà hoạch định chính sách hiện nay ngày càng nhận thức rõ rằng nếu thực thi chính sách xoá bỏ mại dâm sẽ mang tính phản tác dụng đối với những nỗ lực nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV của NMD và khách hàng của họ. Điều này được ghi nhận trong Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 mới được Chính phủ phê chuẩn gần đây (Quyết định số 36/2004- QĐ-Ttg ngày 17 tháng 3 năm 2004). Đã có nhiều chương trình can thiệp thí điểm giảm tác hại thành công, hỗ trợ thay đổi hành vi trong NMD ở Việt Nam. (Uỷ ban Phòng chống AIDS thành phố Hồ Chí Minh, 2002; FHI, 2004).

Cả hai cách tiếp cận đối với vấn đề mại dâm cho thấy những thành công nhất định, tranh luận về chính sách loại trừ mại dâm và chính sách giảm thiểu nguy cơ nhiễm HIV nhằm thực hiện mô hình giảm tác hại vẫn chưa đi đến hồi kết. Bài viết này thuộc một phần của nghiên cứu đã được tiến hành trong bối cảnh cách tiếp cận ‘loại trừ’ mại dâm đang được thịnh hành với mục đích chứng minh rằng cách tiếp cận này đang tạo điều kiện làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV đối với NMD và khách hàng của họ.

Chiến dịch phòng chống “Tệ nạn xã hội”: Nỗi lo sợ bị bắt giữ

 Mại dâm nữ phổ biến là hành nghề trên đường phố hoặc trong các cơ sở dịch vụ nhưng núp bóng mại dâm như các nhà hàng, khách sạn, quán karaoke, café, cơ sở mat-xa hơn là ở trong các nhà chứa chính thức. Những người hành nghề  mại dâm đường phố có nhiều nguy cơ rủi ro hơn những người hành nghề mại dâm trong các cơ sở dịch vụ vì giá thấp và thực hiện quan hệ tình dục vội vàng ở các nơi công cộng. Theo ước tính của Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh, có khoảng 1.043 NMD nữ và 2.500 tiếp viên nữ (MOLISA, 1998).

Gái đứng đường là NMD nữ đường phố đón bắt khách hàng trên đường, và tuỳ từng hoàn cảnh, họ có thể thực hiện yêu cầu quan hệ tình dục ở nơi công cộng (công viên, bãi cỏ, lùm cây, ghế đá trong quán café) hay ở trong phòng riêng.

Tiếp viên nữ là những NMD nữ làm việc ở một điểm kinh doanh dịch vụ (như bán bia, tiếp viên nhà hàng, nhân viên quán karaoke, cơ sở mat-xa, quán café). Họ thoả thuận mua bán dâm với khách hàng trong khi làm việc và thực hiện quan hệ tình dục ở chính tại nơi làm hoặc ở địa điểm khác như khách sạn, nhà nghỉ. Thông tin thu được qua quan sát  một một quán bia ôm khu vực Bãi Cát cho thấy các tiếp viên nữ thường làm việc từ 3 giờ chiều tới 11 giờ đêm (thông tin có được qua các cuộc trò chuyện với tiếp viên nữ). Các tiếp viên nữ có thể đi tìm khách ở công viên sau giờ làm việc và sau 11 giờ đêm.

 Hoạt động mại dâm thường tập trung dọc theo các đường phố chính giao nhau với đường quốc lộ, và gần bến cảng, phà, bến ghe, bến xe buýt, điểm đỗ xe tải và các địa điểm du lịch. Điều này cho thấy đa số khách làng chơi đến từ tỉnh ngoài. Hoạt động mại dâm có xu hướng lan toả từ trung tâm thành phố tới các khu vực ngoại ô do tác động của các chiến dịch phòng chống ‘tệ nạn xã hội’. Theo lời một quan chức làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội cho biết mỗi khi chiến dịch bắt đầu ở một địa điểm, NMD chuyển sang một nơi khác. Dựa trên các quan sát và nói chuyện cá nhân với những người khác nhau ở thành phố Cần Thơ và huyện Thốt Nốt, nhóm nghiên cứu đã lập bản  đồ các “điểm nóng” hành nghề mại dâm. Sáu điểm nóng trong thành phố nơi NMD đường phố đón khách gồm các đường phố, công viên, bến xe buýt, điểm đỗ xe tải và ở hàng loạt các nhà hàng, quán café và quán karaoke.

 Mại dâm có xu hướng di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác mỗi khi có các chiến dịch “phòng chống tệ nạn xã hội”. Khi những chiến dịch này được thực hiện ở vùng giáp ranh, NMD có xu hướng sẽ di chuyển tới một địa phương lân cận nơi họ tạm thời được an toàn hơn (thông tin thu được qua các cuộc nói chuyện không chính thức). Vì vậy, ảnh hưởng của những chiến dịch này làm mại dâm lan rộng hơn.

Vì mục đích của chiến dịch “phòng chống tệ nạn xã hội” là kiếm tra, thanh tra, xử phạt và đôi khi bắt bớ những người tham gia hoạt động mại dâm, nên có bao cao su trong người có thể được xem là bằng chứng phạm tội. Nỗi sợ hãi bị công an bắt giữ khi có bao cao su trong người là lý do cản trở NMD tiếp cận với bao cao su sẵn có. Một NMD đường phố 24 tuổi giải thích lý do tại sao không mang theo bao cao su khi hành nghề như sau:

"Không, em sợ nếu công an tìm thấy em có bao cao su thì họ sẽ bắt em"

Vì quan hệ tình dục vội vã với khách ở nơi công cộng để tránh khỏi bị bắt nên không dùng bao cao su có lẽ sẽ tốt hơn. Một NMD đường phố 26 tuổi, thường quan hệ tình dục nhanh (khoảng 15-20 phút) với khách hàng ở lùm cây hay ghế đá trong quán café cho biết:

"Bao cao su làm quan hệ tình dục lâu hơn so với quan hệ không dùng bao cao su"

Trong quá trình thực địa, chúng tôi đã chứng kiến một chiến dịch “phòng chống tệ nạn xã hội” đang được tiến hành tại một điểm nóng. Một trong số NMD nữ chúng tôi đã phỏng vấn bị bắt và bị phạt 500.000 đồng khi công an kiểm tra quán café, lúc đó cô ta đang ở cùng với khách hàng. Cũng vì chiến dịch này, một NMD nữ khác ngừng hoạt động ở một điểm nóng và chuyển sang địa bàn khác ở ngoại ô. Sau đó, cô ta lại trở về địa bàn cũ hoạt động.

 Nói tóm lại, cách tiếp cận “tệ nạn xã hội” đã làm cho hoạt động mại dâm mang tính di biến động cao và trá hình. Điều này gây trở ngại lớn cho các chương trình dự phòng HIV khó tiếp cận và định vị đối tượng đích này. Do lo sợ bị bắt giữ trong các chiến dịch “phòng chống tệ nạn xã hội”, NMD nữ và khách hàng của họ quan hệ tình dục không an toàn - không dùng bao cao su.

 Kết luận

Các phát hiện trong nghiên cứu này cung cấp những bằng chứng thực tế hỗ trợ cho sự đồng thuận về việc nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố hoàn cảnh đối với việc chấp thuận các hành vi bảo vệ cho dự phòng HIV. Các phát hiện của chúng tôi khẳng định tầm quan trọng của các yếu tố xã hội tác động tới việc NMD nữ và khách hàng của họ sử dụng bao cao su. Các thực hành xã hội như chiến dịch “phòng chống tệ nạn xã hội” hạn chế các đối tượng liên quan tới mại dâm quyết định thực hiện các hành vi phòng ngừa lây nhiễm HIV. Vì thế, các phát hiện của chúng tôi gợi ý việc xem xét các yếu tố hoàn cảnh bên cạnh các yếu tố quyết định của cá nhân trong các lý thuyết hành vi.

Các phát hiện này cũng là bằng chứng quan trọng trong việc phát triển các chính sách nhấn mạnh các chương trình can thiệp giảm tác hại được đưa ra trong Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Đây là lúc cần thiết phải thực thi chính sách giảm tác hại này. Chiến lược quốc gia cần được phổ biến rộng rãi tới các cấp chính quyền địa phương và người dân tại cơ sở. Những tác động  của chiến dịch phòng chống  “tệ nạn xã hội” cần đưa ra  thảo luận trong một hội thảo mở giữa Bộ Y tế, Bộ Công an và Bộ Lao động, thương binh và xã hội ở cấp quốc gia, tỉnh/thành phố và huyện/quận có thể là một nỗ lực hợp tác bước đầu trong phòng chống HIV/AIDS. Hội thảo  này cũng cần được tổ chức giữa chính quyền và người dân tại địa phương ở cấp cơ sở. Các thực hành và mô hình tốt về chương trình sử dụng bao cao su cho NMD và bạn tình của họ ở các nước láng giềng như Thái Lan, Campuchia cần được ứng dụng triển khai thực tế ở Việt Nam. Cuối cùng, nếu lựa chọn cách tiếp cận giảm tác hại, thì cần thiết phải rà soát lại khung pháp lý để hỗ trợ cho các chương trình can thiệp này.

Các yếu tố hoàn cảnh đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện và duy trì các hành vi tình dục an toàn của NMD nữ và bạn tình của họ. Tuy nhiên, các yếu tố quyết định việc sử dụng bao cao su thường xuyên của những đối tượng này rất đa dạng, bao gồm cả các yếu tố hoàn cảnh và quyết định cá nhân. Vì vậy, các chiến  lược can thiệp cần lồng ghép các can thiệp thay đổi hành vi cá nhân với các can thiệp môi trường - thể chế  nhằm tạo điều kiện và củng cố thực hành hành vi bảo vệ làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho NMD nữ và khách hàng của họ.
 
Theo Tạp chí Dân số & Phát triển (số 1/2005), website Tổng cục Dân số & KHHGĐ
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 19 giờ trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Top