Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chữa bệnh tiểu đường bằng... tinh trùng

Thứ tư, 07:59 15/12/2010 | Chất lượng cuộc sống

Điều này cho thấy khả năng của mạng lưới tế bào trong tinh hoàn có thể sản xuất insulin thay thế.

Một số nhà khoa học ở Hoa Kỳ phát triển kỹ thuật sản xuất insulin bằng cách sử dụng tế bào gốc của tinh trùng. Những phát hiện này tiếp tục được hoàn thiện để đem lại lợi ích cho việc điều trị những người bị bệnh tiểu đường típ 1.

Bệnh tiểu đường sinh ra do các tế bào sản xuất insulin ở tuyến tụy bị hư hỏng, vì vậy mà cơ thể mất khả năng điều tiết lượng đường trong máu.

Giáo sư Ian G Gallicanp của Trung tâm Y tế Đại học Georgetown, Washington DC đã biến đổi các chất tiền thân của tinh trùng người, được gọi là tế bào gốc spermatogonial (SSCs), trở thành một tế bào beta tiểu đảo.

Tế bào beta tiểu bảo này có khả năng sản xuất insulin, thường được sản xuất trong tuyến tụy. Khi tiêm vào chuột, tế bào này đã điều tiết một cách thành công lượng đường trong máu trong cơ thể chuột.

Theo trích dẫn từ trang Guardian, Gallicanp đã trình bày kết quả thử nghiệm của nhóm nghiên cứu của ông tại cuộc họp hàng năm của "Hiệp hội Tế bào Sinh học Mỹ” ở Philadelphia.

"Nếu không có tế bào gốc, người trưởng thành hoặc phôi thai bắt buộc phải sản xuất đủ insulin để chữa khỏi bệnh tiểu đường ở người. Nhưng, như chúng ta biết rằng SSCs có tiềm năng làm những gì chúng ta mong muốn, và chúng tôi biết làm thế nào để phát triển nó," ông Gallicano.

Gallicanp và nhóm của ông thực hiện việc chiết xuất SSCs của người từ tinh hoàn của người đã chết. "Từ tinh hoàn, tế bào này sẽ hình thành ba lớp mầm trong một vài tuần và sẽ phát triển thành các mô trong cơ thể," ông nói.

Trong khoảng một gram mô tinh hoàn từ con người, các nhà nghiên cứu sản xuất được khoảng một triệu tế bào gốc. Những tế bào này cho thấy trong nó chứa các thành phần sinh học giống hệt với các tế bào beta tiểu đảo có thể sản xuất ra insulin.

Tiếp theo, tế bào đó được cấy vào cơ thể chuột. Con chuột này đã được thiết kế để không có hệ miễn dịch để giảm nồng độ đường trong máu. Sau khi được ghép tế bào một tuần, con chuột này bắt đầu có khả năng sản xuất insulin để điều tiết lượng đường trong máu.

Các nhà nghiên cứu tiếp tục phát triển phát hiện của mình. Họ thử nghiệm cho con người, ít nhất là ở những nam giới mắc bệnh tiểu đường típ 1, có thể sử dụng mô của tinh hoàn của chính họ để sản xuất chất insulin thay thế. Họ cũng đang thử nghiệm khả năng của tế bào gốc trong các tế bào trứng của phụ nữ.
 
Theo Bee.net.vn
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Nhà có người cao tuổi bị rối loạn tứ chi hoặc thậm chí bại liệt tay tức là mắc bệnh lý về thoái hóa đốt sống cổ. Điều đáng nói là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi về già nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi Việt Nam đang gặp phải.

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Có 3 thời điểm ghi dấu sự thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong đời người phụ nữ là: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi tâm sinh lý này liên quan chặt chẽ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể và tuổi tác.

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Đừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Thời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ bị kiệt sức, thậm chí đột quỵ, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao. Tuy vậy, đột quỵ mùa nắn...

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Nhiều người cho rằng thuốc bổ thì ai cũng dùng được, cứ nghe thấy bổ là tự ý mua về dùng. Ba kích cũng vậy, trong Y học cổ truyền rễ ba kích tốt cho xương khớp, nhiều người đã tự mua ba kích để ngâm rươụ để sử dụng. Tuy nhiên điều này thật sai lầm, vì có thể gây ra những hệ lụy.

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Dân số và phát triển - 5 năm trước

Xoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn đã hiểu bao nhiêu về căn bệnh này?

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Máu đỏ đen, ham mê cờ bạc gã thanh niên đã ngã gục trước vòng xoáy của những ván bài. Từ những trận sát phạt thâu đêm suốt sáng đã đưa đẩy Tạ Bá Xinh đến con đường nghiện hút. Để rồi, khi tỉnh lại, người đàn ông ấy phát hiện đang mang trong người căn bệnh thế kỷ.

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Dân số và phát triển - 7 năm trước

Trong một lần âu yếm với bạn trai, tinh trùng của bạn trai đã dính vào quần của bạn gái. Từ sau hôm đó, cảm thấy trong người có khác khác. Liệu, bạn gái đã mang thai?

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Một số bệnh tình dục có thể lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau mà chính bạn cũng không ngờ tới.

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Sa sinh dục thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo.

Top