Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chăm sóc trẻ mắc cúm A tại nhà, nếu thấy dấu hiệu này, cần cho con đi viện ngay

Thứ tư, 14:56 20/07/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet – Thông thường, trẻ mắc cúm A có thể hồi phục trong vòng một tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh cúm A có thể gây ra các biến chứng nặng như: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang thậm chí nguy hiểm tính mạng của trẻ.

 Cúm A nguy hiểm như thế nào? Đây là cách phòng biến chứng, ai cũng cần biết Cúm A nguy hiểm như thế nào? Đây là cách phòng biến chứng, ai cũng cần biết

GiadinhNet - Bệnh nhân mắc cúm A đa phần lành tính có thể khỏi trong vòng một tuần, tuy nhiên nếu bệnh không được phát hiện, chữa trị sớm và đúng cách có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A như H1N1, H3N2, H5N1, H7N9, thường phát triển và gây bệnh vào mùa đông xuân ở nước ta. Tuy nhiên, năm nay, theo thông tin tại các Bệnh viện như: Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh)… đã ghi nhận rất nhiều bệnh nhân mắc cúm A đến khám và điều trị, trong đó có rất nhiều trẻ nhỏ.

Chăm sóc trẻ mắc cúm A tại nhà, nếu thấy dấu hiệu này, cần cho con đi viện ngay - Ảnh 2.

Nhiều trẻ mắc cúm A phải nhập viện điều trị. Ảnh minh họa

TS.BS Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, năm nay dịch cúm A có nhiều bất thường. Thông thường bệnh thành dịch ở mùa đông - xuân, khi nhiệt độ, khí hậu thuận lợi cho virus cúm A phát triển. Năm nay, dịch bùng phát vào mùa hè và đang có chiều hướng gia tăng.

Theo đó, hiện Trung tâm Bệnh Nhiệt đới trẻ em đang điều trị hơn 100 bệnh nhi mắc cúm A, tăng nhiều so với cùng kỳ các năm trước. Nhiều trẻ bị viêm phổi, suy hô hấp, một số phải hỗ trợ thở ôxy, chạy ECMO (thiết bị tim, phổi nhân tạo)...

Nhận định về sự gia tăng "trái mùa" của cúm A năm nay, các chuyên gia cho rằng, thời tiết biến đổi bất thường khi đến tháng 5 vẫn còn các đợt không khí lạnh có thể là lý do khiến virus cúm A sinh sôi, phát triển.

Hơn nữa, sau COVID-19, người dân gia tăng nhu cầu đi du lịch, đi chơi, giao lưu tiếp xúc xã hội, tập trung nơi đông người. Đây cũng là nguyên nhân khiến một số bệnh dịch có nguy cơ bùng phát, trong đó có cúm A. Bởi bệnh này có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, qua các giọt bắn hay dịch tiết mũi họng khi hắt hơi, ho khạc và trẻ nhỏ là đối tượng dễ lây nhiễm nhất.

Theo đó, trẻ mắc cúm A thường có triệu chứng như: Sốt hoặc cảm thấy sốt/ớn lạnh; ho; viêm họng; chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; đau cơ; mệt mỏi. Một số bệnh nhi có thể bị nôn mửa và tiêu chảy... Sau 24 - 48 giờ, trẻ bị nhiễm virus cúm có thể biểu hiện các triệu chứng trên và kéo dài 3 - 6 ngày.

Các bác sĩ cho biết, thông thường, trẻ mắc cúm A có thể hồi phục trong vòng một tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh cúm A có thể gây ra các biến chứng nặng như: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang...

Một số dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm A đang có dấu hiệu trở nặng, dễ gây biến chứng, thậm chí nguy hiểm tính mạng của trẻ như: Sốt cao từ 39 độ trở lên, không đáp ứng thuốc hạ sốt; trẻ li bì, mệt mỏi, kém ăn, bỏ ăn, nôn trớ, chân tay lạnh; co giật; khó thở, thở nhanh.

Do đó, khi thấy trẻ có các dấu hiệu trên, bố mẹ nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa nhi để được các bác sĩ khám và hướng dẫn điều trị, chăm sóc đúng cách để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Chăm sóc trẻ mắc cúm A tại nhà đúng cách

Chăm sóc trẻ mắc cúm A tại nhà, nếu thấy dấu hiệu này, cần cho con đi viện ngay - Ảnh 3.

Theo các bác sĩ, khi trẻ bị cúm A, bố mẹ cần chăm sóc tốt đường hô hấp cho trẻ, thường xuyên vệ sinh mũi, họng, miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý; thường xuyên vệ sinh tay cho trẻ tránh tình trạng lây chéo; đeo khẩu trang khi tiếp xúc với các nguồn bệnh.

Bên cạnh đó, khi bị cúm, trẻ cần được cách ly tại nhà để nghỉ ngơi, không nên cho trẻ đến những nơi công cộng như trường học, công viên... để tránh lây lan nguồn bệnh; chú ý vệ sinh phòng ốc, chỗ ở sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế tối đa nguồn virus gây bệnh.

Ngoài ra, bố mẹ cần tăng cường dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. Chẳng hạn, đối với trẻ còn bú mẹ cần tăng cường cho trẻ bú theo nhu cầu. Đối với các trẻ lớn cần cho trẻ ăn các thức chế biến dưới dạng lỏng, dễ tiêu như: cháo, súp. Nếu trẻ mệt, biếng ăn, nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giúp trẻ dễ ăn và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Tăng cường thực phẩm giàu đạm trong thực đơn để bổ sung dinh dưỡng giúp trẻ nhanh phục hồi. Nguồn thực phẩm giàu đạm tốt nhất là: thịt, cá, trứng, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo…

Đồng thời, nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C như: nước cam, chanh, bưởi, dưa hấu… để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật.

Để phòng ngừa cúm A, các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra đường, tránh đám đông lớn, đặc biệt là trong khi dịch cúm bùng phát, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, khi bị sốt thì ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hết để tránh lây nhiễm cho người khác.

Người được cơ sở y tế xác định mắc cúm A nên nghỉ ngơi, đeo khẩu trang, hạn chế đến nơi đông người để tránh virus lây bệnh sang những người xung quanh.

Ngoài ra, cách tốt nhất để phòng ngừa cúm A là thực hiện tiêm vaccine cúm hàng năm. Mỗi mũi tiêm phòng cúm có thể chống lại 3-4 loại virus cúm khác nhau trong mùa cúm năm đó.

Các đối tượng nguy cơ cao cần được tiêm vaccine cúm hàng năm vào trước mùa dịch, trước tiên là người cao tuổi và trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi, đặc biệt từ 6 tháng đến 2 tuổi.


N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết việc cô giảm cân có thể một phần do ăn kiêng nhưng cũng có thể do bệnh ung thư dạ dày gây ra.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 2 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

Sống khỏe - 9 giờ trước

Một trái tim khỏe mạnh tác động tích cực tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống: thể chất được cải thiện, tuổi thọ cao hơn, tinh thần thoải mái hơn,... Tất cả những lợi ích tuyệt vời đó sẽ có được khi bạn biết chăm sóc trái tim đúng cách.

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

Sống khỏe - 11 giờ trước

Trà xanh có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống nhiều trà xanh, liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 14 giờ trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top